Soạn văn Trả bài làm văn số 5 Viết bài làm văn số 6 nghị luận xã hội

Trả bài làm văn số 5 Viết bài làm văn số 6 nghị luận xã hội

Soạn văn Trả bài làm văn số 5 giúp HS biết phát hiện những sai sót trong bài làm văn của mình để làm tốt hơn các bài tiếp theo

Tham khảo: Giáo án Lưu biệt khi xuất dương Phan Bội Châu hay nhất

 I. Mục tiêu (Trả bài làm văn số 5)

1.Kiến thức: Giúp HS biết phát hiện những sai sót trong bài làm văn của mình để làm tốt hơn các bài tiếp theo

2. Kĩ năng: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận.

3. Thái độ :

Có ý thứcphân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài, biết khắc phục nhược điểm trong quá trình làm văn.

– Giao tiếp, tư duy sáng tạo.

.4.Định hướng năng lực:

– Năng lực sáng tạo; Năng lực giải quyết vến đề.

– Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình (thảo luận đáp án)

II.Các bước lên lớp

1.Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra: việc chuẩn bị bài ở nhà.

 3. Bài mới: Để giúp các em viết bài tốt hơn ở các tiết sau, trong tiết này, chúng ta sẽ tìm ra những ưu, khuyết của mình để khắc phục những điều chưa đúng và phát huy thế mạnh của mình.

Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
– Yêu cầu HS nhắc lại đề bài và phân tích đề.
– HS nêu dàn ý bài viết của mình
– GV đối chiếu với đáp án và kết luận        
Hoạt động 2  
– GV nhận xét những ưu điểm, nhược điểm bài viết. Đánh giá kết quả.  
Hoạt động 3
– Hướng dẫn bài viết số 6 ở nhà.
– Định hướng nội dung.  
– Đọc lại cấu trúc bài nghị luận xã hội để làm bài .  
1. Phân tích đề ( Phần làm văn)
– Yêu cầu nội dung:
+ Hai ý kiến về bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
– Yêu cầu dẫn chứng: từ bài thơ của Phan Bội Châu
– Yêu cầu thao tác nghị luận: Sử dụng thao tác lập luận phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh, bình luận.
2. Nhận xét chung
a) Ưu điểm
– Nhìn chung các em hiểu đề, biết cách triển khai ý. Nắm được nội dung và ý nghĩa của ý kiến.
– Phân tích một số dẫn chứng để minh họa cho luận đề.
b)  Nhược điểm
– Bài viết chưa mở rộng, chưa bày tỏ được ý kiến của mình một cách cụ thể và rõ ràng.
– Diễn đạt đôi chỗ còn chung chung, mờ nhạt.
– Chưa biết triển khai ý, nên bài viết hầu như chỉ mới dừng lại ở cách cắt nghĩa câu nói.
– Phần liên hệ bản thân còn yếu.  
3. Ra đề bài viết số 6 ( Nghị luận xã hội ) .

 BÀI VIẾT SỐ 6

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

   – Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 2, môn Ngữ văn lớp 11.

   – Đề kiểm tra bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 11 học kì 2 theo các nội dung Văn học, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

    Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh  theo các chuẩn sau:

   – Đọc văn:

    + Nhớ và hiểu được những kiến thức cơ bản về tác phẩm.

   – Làm văn:

    + Nắm vững thao tác lập luận phân tích.

    + Nghị luận xã hội

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

      Hình thức: tự luận.

     Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài ở nhà

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

   – Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 11, học kì 2 các tuần từ 19 đến 22.

   – Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra (theo các bước như minh họa ở trên).

 – Xác định khung ma trận.

MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 6- MÔN NGỮ VĂN 11

       Mức độ   Chủ đề Nhận biếtThông hiểuVận dụng Tổng
     Vận dụng thấp Vận dụng cao
I. Đọc hiểu– Xác định ý chính của văn bản
– Xác định biện pháp tu từ trong văn bản
– Hiểu nội dung văn bản.  Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ  
Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 1,0 10 %   1 0,5 5 % 1 1,5 15 %  
II. Làm văn Nghị luận xã hội– Nắm được những yêu cầu của kiểu bài nghị luận xã hội– Lựa chọn phương pháp lập luận phù hợp với kiểu bài nghị luận xã hội  – Tạo lập được văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung  – Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kỹ năng tạo lập văn bản, kỹ năng kết hợp các thao tác nghị luận để tạo lập văn bản nghị luận về một tư tưởng đạo lí; một hiện tượng đời sống
– Nâng cao mở rộng vấn đề nghị luận.
Số câu Số điểm Tỉ lệ   0,25 2,5 %     0,25 2,5 %   0,5 5 % 1 6,0 60%
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 1 0,5 5 %   1 1 10 % 1 1,5 15 % 1 7,0 70%

ĐỀ KIỂM TRA

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

(1)Tản Đà (1889 – 1939 ) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây ( nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây ). Quê hương ông nằm bên bờ sông Đà, gần núi Tản Viên.  Ông sinh ra trong buổi giao thời, Hán học đã tàn mà Tây học cũng mới bắt đầu, nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn“ người của hai thế kỉ”( Hoài Thanh). Tản Đà theo học chữ Hán từ nhỏ, nhưng sau hai khoa thi Hương, ông bỏ thi, chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ.

(2)Điệu tâm hồn mới mẻ,“cái tôi”lãng mạn bay bổng, vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương, ưu ái trong thơ văn ông đã chinh phục độc giả mới đầu thế kỉ XX. Giữa lúc thơ phú nhà Nho tàn cuộc, Tản Đà có lối đi riêng, vừa tìm về với ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc, vừa có những sáng tạo độc đáo, tài hoa. Thơ văn ông có thể xem như một gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.

( Hầu trời, Tr 12, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007)

Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi:

   1/ Nêu ý chính của văn bản? Câu văn nào trong văn bản giải thích bút danh Tản Đà ?(1,0)

2/ Nhà phê bình Hoài Thanh có nhận định Tản Đà là “ người của hai thế kỉ”. Đó là hai thế kỉ nào ?  (0,5)

3/ Xác định phép tu từ liệt kê trong đoạn văn (2). Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê đó.(1,5)

 PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)    

Hãy viết 01 bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng được đề cập trong văn bản sau: Ngày 21.9.2016, cộng đồng mạng xã hội vô cùng sửng sốt với clip một nam thanh niên tẩm xăng tự thiêu rồi nhảy xuống dòng kênh Tân Hóa – TP.HCM khi đã “gom” đủ 40.000 cú click vào nút “like” trên Facebook. Ít hôm sau dư luận lại nhận thêm cú sốc từ hành động châm lửa… đốt trường của một nữ sinh lớp 8 tại Khánh Hòa cũng chỉ vì đã đủ “like” ủng hộ trên Facebook.

(Trích nguồn http://thanhnien.vn/toi-viet/uy-luc-than-thanh-cua-nut-like-hay-loi-song-benh-hoan-754983.html (Trương Khắc Trà 14-10-2016)

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần Câu Nội dung
I   ĐỌC HIỂU
1– Văn bản trên có hai ý chính: Khái quát về tiểu sử, con người Tản Đà và đánh giá nội dung, nghệ thuật thơ văn Tản Đà.( 0,5đ)
– Câu văn giải thích bút danh Tản Đà là: Quê hương ông nằm bên bờ sông Đà, gần núi Tản Viên. Nhà thơ đã lấy tên sông, tên núi của quê hương để ghép thành bút danh. ( 0,5đ)  
1,0
2 Hai thế kỉ đó là thế kỉ XIX và thế kỉ XX 0,5
3 – Phép tu từ liệt kê trong đoạn văn (2): ( 0,5đ) +vừa phóng khoáng, ngông nghênh, vừa cảm thương, ưu ái
+vừa tìm về với ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc, vừa có những sáng tạo độc đáo, tài hoa. Hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê: làm rõ đặc điểm cái tôi lãng mạnlối đi riêng trong sáng tác thơ văn của Tản Đà. Qua đó, người đọc thấy được trong đóng góp lớn của nhà thơ với nền văn học nước nhà.( 1,0đ)
1,50
II. LÀM VĂN   7.0
Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng …  
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết đoạn. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng sống ảo của một bộ phận giới trẻ hiện nay;
0,5  
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra biện pháp khắc phục hiện tượng. 6,00
– Mở bài: Dẫn ý liên quan để nêu hiện tượng. Khẳng định đây là hiện tượng xấu cần phê phán
– Thân bài:                
+ Tóm lược nội dung hiện tượng: tẩm xăng tự thiêu rồi nhảy xuống dòng kênh; ..châm lửa… đốt trường. Đó là những hành vi sai trái, không thể chấp nhận được.    
+ Tác hại của hiện tượng: để lại hậu quả xấu, khó lường; thể hiện sự trống rỗng trong tâm hồn…                
+ Nguyên nhân: xuất phát từ hành động bột phát và thiếu lí trí của giới trẻ; do ảnh hưởng của các trang mạng như Facebook và trào lưu share, like; do thiếu sự quan tậm, giáo dục từ gia đình, nhà trường; do bạn bè xấu lôi kéo, xúi giục, dồn ép…
1,00   4,0      
– Kết bài: đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp ( bản thân phải nhận thức và hành động đúng đắn, sống thật, không nghiện facebook; nhà trường, xã hội cần giáo dục kỹ năng ứng xử trên thế giới ảo, kỹ năng sử dụng mạng xã hội …)   1,00
d. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25  
 ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm

Tham khảo: Soạn bài Vội vàng lớp 11 ngắn gọn hay nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-15 23:31:05.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*