Ôn tập phần làm văn giáo án lớp 11 chi tiết nhất

Ôn tập làm văn giáo án lớp 11

Ôn tập phần làm văn giáo án lớp 11 giúp học sinh vận dụng hiểu biết về lí thuyết làm văn đã học để tạo lập văn bản nghị luận.

Tham khảo: Giáo án Tiếng mẹ đẻ Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức

A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

 I. Tên bài học : Ôn tập phần Làm văn

II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:

– Phương tiện, thiết bị:

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.

+ Máy tính, máy chiếu, loa…

– PPDH:  Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi

2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

Ôn tập phần làm văn

C. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức (Ôn tập phần làm văn giáo án)

a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được các khái niệm thao tác lập luận đã học;

b/ Thông hiểu: HS hiểu và nhận dạng được các thao tác lập luận trong văn bản;

c/Vận dụng thấp: Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ ) bày tỏ suy nghĩ về vấn đề xã hội hoặc văn học đặt ra từ tác phẩm.

d/Vận dụng cao:

– Vận dụng hiểu biết về lí thuyết làm văn đã học để tạo lập văn bản nghị luận.

2. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài nghị luận xã hội, nghị luận văn học;

b/ Thông thạo: các bước làm bài nghị luận

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: sử dụng thao tác lập luận theo yêu cầu;

b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi lĩnh hội và tạo lập văn bản;

c/Hình thành nhân cách:

-Có ý thức tìm tòi về cách diễn đạt trong quá trình làm văn nghị luận.

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan các dạng bài làm văn trong chương trình ngữ văn 11;

– Năng lực đọc – hiểu  các văn bản nghị luận;

 – Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về cách làm bài văn nghị luận

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của các thao tác lập luận khi tạo lập văn bản;

– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC (Ôn tập phần làm văn giáo án lớp 11)

1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của Thầy và trò Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
– GV giao nhiệm vụ: Đoạn văn sau đây sử dụng thao tác lập luận gì?    
“Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại “con rồng nhỏ” có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt dười chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác”. (Chữ ta, bài Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)
–  HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Thao tác lập luận so sánh: chữ nước ngoài với chữ ta. Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Từ đầu chương trình Ngữ văn 11 đến nay, các em đã được học rất nhiều bài liên quan đế Làm văn. Đoạn văn sử dụng thao tác lập luận so sánh trên là một trong những nội dung của phần LV. Để có cái nhìn tổng thể về làm văn, chúng ta đi vào ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản các bài đã học, đồng thời có cơ sở tích hợp với các phân môn khác để lĩnh hội và tạo lập văn bản trong làm văn.
–  Nhận thức được nhiệm vụ  cần giải quyết của bài học.   – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.   – Có thái độ tích cực, hứng thú.

 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 30 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
* Thao tác 1: Ôn tập về các thao tác lập luận:
-GV(lần lượt gọi 4 em)
Trong văn nghị luận có các thao tác nào? Trình bày mục đích, yêu cầu và cách thức tiến hành của các thao tác đó?Cho vd ?
-HS dựa trên sự chuẩn bị soạn bài ở nhà để trả lời cá nhân về 4 thao tác đã học
-GV nhận xét-bổ sung và cho điểm. HS thống kê, phân loại và hệ thống hoá các bài học phần Làm văn trong SGK Ngữ văn 11:
1. Phân tích lập dàn ý bài văn nghị luận.
2. Thao tác lập luận phân tích
3. Luyện tập thao tác lập luận phân tích
4. Thao tác lập luận so sánh
5. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
6. Luyện tập kết hợp thao tác phân tích và so sánh
7. Bản tin
8. Luyện tập viết bản tin
9. Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
10. Thao tác lập luận bác bỏ
11. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
12. Tiểu sử tóm tắt
13. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
14. Thao tác lập luận bình luận
15. Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận.
Thống kê các thao tác làm văn
* So sánh
– Quan niệm: So sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều đối tượng
– Yêu cầu và cách làm:
+ Phải đặt đối tượng so sánh trong cùng một bình diện
+ Đánh giá trên cùng một tiêu chí
+ Nêu rõ quan điểm của người nói, viết * Phân tích
– Quan niệm: Chia tách tháo gỡ một vấn đề ra thành những vấn đề nhỏ để chỉ ra bản chất của chúng
– Yêu cầu và cách làm:
+ Phân tích để thấy được bản chất sự vật sự việc.
+ Phân tích phải đi liền với tổng hợp
* Bác bỏ
– Quan niệm: Dùng lí lẽ dẫn chứng để phê phán gạt bỏ những quan điểm và ý kiến sai lệch từ đó nêu ý kiến đúng thuyết phục người đọc người nghe.
– Yêu cầu và cách làm:
+ Bác bỏ luận điểm hay luận cứ
+ Phân tích chỉ ra cái sai
+ Cần phải diễn đạt rành mạch, sáng sủa.
* Bình luận
– Quan niệm: Đề xuất ý kiến thuyết phục người đọc người nghe đồng tình với nhận xét đánh giá của mình về đời sống hoặc văn học.
– Yêu cầu và cách làm:
+ Trình bày rõ ràng trung thực hiện tượng bàn luận
+ Có những lời bàn sâu rộng
+ Đề xuất được ý kiến đúng
+ Nêu được ý nghĩa tác dụng vấn đề
* Tóm tắt văn bản nghị luận
– Quan niệm: Tóm tắt văn bản nghị luận là trình bày ngắn gọn nội dung của văn bản gốc theo một mục đích.
– Yêu cầu và cách làm:
+ Đọc kĩ văn bản gốc.
+ Lựa chọn ý chi tiết cho phù hợp với mục đích tóm tắt.
+ Tìm cách diễn đạt lại luận điểm. * Viết tiểu sử tóm tắt
– Quan niệm: Là văn bản chính xác cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sống của người được giới thiệu.
– Yêu cầu và cách làm: + Nguồn gốc
+ Quá trình sống
+ Sự nghiệp
+ Những đóng góp
I/ Ôn tập về các thao tác lập luận:
1.Thao tác lập luận phân tích
2.Thao tác lập luận so sánh
3.Thao tác lập luận bác bỏ
* So sánh
– Quan niệm: So sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều đối tượng
– Yêu cầu và cách làm:
+ Phải đặt đối tượng so sánh trong cùng một bình diện
+ Đánh giá trên cùng một tiêu chí
+ Nêu rõ quan điểm của người nói, viết
* Phân tích
– Quan niệm: Chia tách tháo gỡ một vấn đề ra thành những vấn đề nhỏ để chỉ ra bản chất của chúng
– Yêu cầu và cách làm:
+ Phân tích để thấy được bản chất sự vật sự việc.
+ Phân tích phải đi liền với tổng hợp
* Bác bỏ
– Quan niệm: Dùng lí lẽ dẫn chứng để phê phán gạt bỏ những quan điểm và ý kiến sai lệch từ đó nêu ý kiến đúng thuyết phục người đọc người nghe.
– Yêu cầu và cách làm:
+ Bác bỏ luận điểm hay luận cứ
+ Phân tích chỉ ra cái sai
+ Cần phải diễn đạt rành mạch, sáng sủa.
* Bình luận
– Quan niệm: Đề xuất ý kiến thuyết phục người đọc người nghe đồng tình với nhận xét đánh giá của mình về đời sống hoặc văn học.
– Yêu cầu và cách làm:
+ Trình bày rõ ràng trung thực hiện tượng bàn luận.
+ Có những lời bàn sâu rộng.
+ Đề xuất được ý kiến đúng.
+ Nêu được ý nghĩa tác dụng vấn đề.
* Thao tác 1 : Tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Mục II.1/ tr 124
* Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận: Phan Châu Trinh sử dụng:
+ Thao tác lập luận bác bỏ
+ Thao tác lập luận phân tích
+ Thao tác lập luận bình luận
Nhóm 2: Mục II.2/ tr 124
* Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận:
Phân tích:
– Cơ sở nào đề xuất hiện câu “Thất bị là mẹ thành công”
+ Trải qua thất bại.
+ Biết rút ra bài học kinh nghiệm thực tế.
Bác bỏ:
+ Sợ thất bại nên không dám làm gì
+ Bi quan chán nản khi gặp thất bại
+ Không biết rút ra bài học Chứng minh …
Nhóm 3: Mục II.3/ tr 124
* Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận:
– Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên đời này. Đấy là quỷ chứ đâu phải là người. Loại người này rất hiếm thực ra không có.
– Tác giả làm xuất hiện loại người thứ hai “Loại người sau đây thì chắc không ít: sợ rất nhiều thứ … đồi bại nhất”. Tác giả đã bác bỏ.
II/ Luyện tập (Ôn tập phần làm văn giáo án)
1/ Các thao tác lập luận trong bài Về luân lí xã hội ở nước ta:          
2/ Trình bày câu cách ngôn Thất bại là mẹ thành công                
3. Tác dụng thao tác lập luận bác bỏ trong văn bản của Nguyễn Đăng Mạnh.         

3.LUYỆN TẬP (Ôn tập phần làm văn giáo án) ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:          
Đọc kĩ đoạn văn sau, và trả lời các câu hỏi. “Nhưng trong xã hội này, bẩn thỉu và bần tiện thì có lẽ không ai bằng Sở Khanh. Trong các nghề bất chính ngày xưa, có một cái nghề rất tồi tàn là nghề sống bám các thanh lâu, nghề làm chồng hờ của gái điếm. Nhưng trong cái bọn tồi tàn ấy cũng ít ai tồi tàn như Sở Khanh. Sở Khanh vờ làm nhà nho, làm hiệp khách và Sở Khanh vờ yêu để kiếm chác, để đánh lừa một người con gái. Người ấy lại là người vì hiếu thảo mà rơi vào chốn lầu xanh, lại là người đã tỏ ra rất tin, rất đội ơn Sở Khanh. Và Sở Khanh lừa người ta là để người ta bi đánh đập tơi bời, bị ném vào kiếp lầu xanh không cách gì cưỡng lại. Cho nên lúc Tú Bà đuổi tới nơi và Sở Khanh rẽ dây cương biến mất, tâm lí của bất kì ai, dầu hiền lành đến mấy, khi đọc tới đó là: giá có cách gì tóm được Sở Khanh thì cái việc đầu tiên là phải đánh cho một trận. Nhưng cái tàn nhẫn và vô liêm sỉ của Sở Khanh không phải chỉ có thế. Hắn còn đi xa hơn nữa. Sau đó, hắn còn dẫn mặt mo đến, mắng át Kiều và toan đánh Kiều nữa. Cái trò lừa bịp và lừa bịp xong là trở mặt này lại không phải là chuyện ngẫu nhiên, chuyện một lần. Theo Mã Kiều thì cái chuyện này hắn đã diễn ra không biết lần thứ mấy, hắn đã thành tay nổi tiếng bạc tình. Nhân vật Sở Khanh hoàn thành bức tranh về các nhà chứa. Nó là cái mức cao nhất của tình hình đồi bại trong xã hội này”. (Hoài Thanh)
Câu hỏi:
1/Tìm luận điểm được thể hiện trong đoạn văn.
2/Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã phân tích thành những luận cứ nào?
3/Chỉ ra sự kết hợp một cách chặt chẽ giữa phân tích và tổng hợp trong đoạn văn.
–  HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Trả lời: 1/Luận điểm được thể hiện trong đoạn văn là: Sở Khanh là kẻ bẩn thỉu, bần tiện, đại diện cao nhất của sự đồi bại trong xã hội Truyện Kiều. 2/Các luận cứ:
-Sở Khanh sống bằng một cái nghề tồi tàn.
-Sở Khanh là kẻ tồi tàn nhất trong số những kẻ tồi tàn.
3/Sự kết hợp giữa phân tích và tổng hợp: Sau khi phân tích các biểu hiên cụ thể, sinh động về sự “tồi tàn” của Sở Khanh, tác giả khái quát thành một vấn đề mang tính bản chất của xã hội: “Nó là cái mức cao nhất của tình hình đồi bại trong xã hội này”.    

 4.VẬN DỤNG (Ôn tập phần làm văn giáo án) ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
Lập dàn ý: Suy nghĩ của anh (chị) về phong cách thời trang của tuổi trẻ học đường hiện nay.  
–   ==HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
1.Dẫn dắt và nêu vấn đề (tâm lí tuổi trẻ, nhất là học sinh có hứng thú đặc biệt với cái đẹp, cái mới. Trong đó, thời trang học đường có những xu hướng và biểu hiện đáng quan tâm và quan điểm, thái độ của bản thân đối với thời trang học đường).
2.Phác hoạ bức tranh chung về thời trang của tuổi trẻ học đường:
+ Phần lớn học sinh đến trường ăn mặc theo khả năng kinh tế và hướng dẫn ủaa gia đình, nhà trưừng. Những bộ đồng phục học đường với áo sơ mi trắng hoặc áo dài trắng đã được lựa chọn và mức độ cảm mến của học sinh, phụ huynh và các thầy cò giáo đối với những trang phục này.
+ Một bộ phận học sinh chú trương ăn mặc ấn tượng, gây chú ý với mọi ngirời bởi sự “sành điệu”, hợp thời, làm nổi bật cá tính,… bắt chước cách ăn mặc của các siêu sao, của những người nổi tiếng.
+ Một số bạn sửa lại bộ đồng phục theo kiểu dáng mà mình thích, mang những chiếc cặp sách, ba lô với đủ các màu sắc, kiểu dáng và những phụ kiện, kín đáo “theo thời”,…
3.Suy nghĩ (nhận xét, đánh giá, lựa chọn,…) của bản thân về :
+ Trang phục học sinh (đẹp. theo thời hay đơn giản, phù hợp với điều kiện kinh tế của phần đông các gia đình có con đang đi học) và nét đẹp văn hóa học đường (thể hiện nét đẹp trong sáng, hồn nhiên, phù hợp với lứa tuổi, vởi yêu cầu của việc học tập,…);
+ Lứa tuổi học sinh và vấn đề thời trang (tâm lí ham thích cái mới, cái đẹp,…; khả năng tạo dựng hình ảnh cho bản thân bằng những trang phục làm toát lên vẻ đẹp trẻ trung, hợp với xu thế thời đại, năng động, cá tính,… của bản thân ; yêu cầu của việc học tập và những tác động không mong muốn mà thời trang có thể gây ra cho học sinh,…);
+ Những quy định cần thiết về việc ăn mặc khi đến trirờng và sự lựa chọn của bạn chấp hành những quy định về trang phục khi đến trường.            
4.Khẳng định lại quan điểm, thái độ của bản thân về vấn đề thời trang học đường.

 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạtNăng lực cần hình thành
GV giao nhiệm vụ:
+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Cập nhật những ngữ liệu mang tính thời sự để lập dàn ý bày tỏ suy nghĩ về những vấn đề xã hội đặt ra từ văn bản đó.
– HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy
+  Tìm ngữ liệu qua sách, báo, chọn lựa ngữ liệu thông qua thông tin chính thống trên mạng. Lập dàn ý theo yêu cầu.
Năng lực tự học.
5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-19 09:27:53.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*