Kiến Thức Trọng Tâm Ngữ Văn 12 đầy đủ nhất

Kiến Thức Trọng Tâm Ngữ Văn 12
Kiến Thức Trọng Tâm Ngữ Văn 12

Kiến Thức Trọng Tâm Ngữ Văn 12

Thông Tin tài liệu

Phần Một

KIẾN THỨC TRỌNG TÂM NGỮ VĂN 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chương I

KIẾN THỨC LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM

A. QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HỌC VIỆT TỪ NĂM 1945 ĐẾN
HẾT THẾ KỈ XX

I. VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1975

Hoàn cảnh lịch sử, xã hội
– Nền văn học vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng.Hình thành kiểu nhà văn mơí:Nhà văn– Chiến sĩ.
– Văn học Việt Nam giai đoạn này tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: Chiến tranh ác liệt kéo dài 30 năm, miền Bắc xây dựng cuộc sống mới,giao lưu văn hoá bị hạn chế.
– Do ảnh hưởng của chiến tranh nên nền văn học có đặc điểm riêng.

Các chặng đƣờng phát triển và thành tựu chủ yếu
2.1. Chặng đƣờng 1945 -1954
– Nội dung:Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu goị tinh thần đoàn kết, cổ vũ phong trào Nam tiến.Văn học gắn bó sâu sắc với cuộc kháng chiến.
– Truyện ngắn và kí mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống thực dân Pháp : Một lần đến thủ đô (Trần Đăng), Đôi mắt (Nam Cao), Làng (Kim Lân)…Từ năm 1950 truyện và kí xuất hiện khá dày dặn, đạt giải thưởng: Vùng mỏ (Võ Huy Tâm), Truyện Tây Bắc
(Tô Hoài)…
– Thơ đạt thành tựu xuất sắc :Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh), Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữ)…
– Kịch phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến.
– Lý luận, nghiên cứu, phê bình văn học chưa phát triển nhưng cũng có một số sự kiện và tác phẩm có ý nghĩa.
2.2. Chặng đƣờng 1955 – 1964
– Nội dung :Ngợi ca công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tình cảm sâu nặng với miền Nam ; đấu tranh thống nhất nước nhà ; tinh thần lạc quan,tin tưởng.
– Văn xuôi mở rộng đề tài. Đề tài kháng chiến : Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy
Tưởng),… Hiện thực trước cách mạng tháng Tám được khám phá với cái nhìn mới : Vợ nhặt (Kim Lân). Nhiều tác phẩm viết về sự đổi đời, về khát vọng hạnh phúc của con
người : Mùa lạc (Nguyễn Khải), Sông Đà (Nguyễn Tuân).
– Thơ phát triển mạnh mẽ: Gió lộng(Tố Hữu), Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên), Đất nở hoa và Bài thơ cuộc đời (Huy Cân).
– Kịch chưa thực sự phát triển.
2.3. Chặng đường 1965 – 1975
– Nội dung:Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng .
– Văn xuôi phát triển mạnh: Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Rừng xà nu
(Nguyễn Trung Thành), Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu).

– Thơ đạt thành tựu xuất sắc: Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu), Hoa ngày thường,
Chim báo bão (Chế Lan Viên), Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm).
– Kịch và nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học có nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
2.4. Văn học vùng địch tạm chiếm : chia thành nhiều xu hướng
– Xu hướng văn học tiêu cực.
– Xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng.
– Xu hướng văn học viết về hiện thực xã hôị và đời sống văn hóa.

Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975

3.1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh của đất nước.
– Văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng. Quá trình vận động phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của lịch sử dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Văn học giai đoạn này như một tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại của đất nước và cách mạng.
– Hai đề tài bao quát là Tổ quốc và chủ nghiã xã hôị.

3.2. Nền văn học hƣớng về đại chúng
– Quần chúng nhân dân là đối tượng phản ánh, đối tượng phục vụ của văn học. Họ được quan tâm, trở thành những hình tượng đẹp.
– Vì vậy nền văn học của ta mang tính nhân dân sâu sắc.

3.3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng lãng mạn Khuynh hướng sử th i: Phản ánh những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, liên quan đến vận mệnh dân tộc, Tổ quốc và thời đại. Con người đại diện cho giai cấp, cho dân tộc với những phẩm chất cao cả, kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng.Cái đẹp của mỗi cá nhân là ở ý thức công dân ,lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Cảm hứng lãng mạ n: thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con ngươì mơí,ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.Những thành tựu và hạn chế của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975

4.1. Thành tựu :

thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử;thể hiện hình ảnh con ngươì Việt Nam trong chiến đấu và lao động;phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc (yêu nước, nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng); phát triển cân đối, toàn diện về mặt thể loại,về khuynh hướng thẫm mỹ,về đội ngũ sáng tác, có những tác phẩm mang tầm vóc thời đại.
4.2. Hạn chế : giản đơn, phiến diện, công thức….

II. VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ SAU 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa Đất nước được hoà bình. Công cuộc đổi mới đất nước từ sau năm 1986 đã thúc đẩy nền văn học đổi mới phù hợp với nguyện vọng nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn học .Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu
– Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển về với cái tôi muôn thuở.

5/5 - (2 bình chọn)

Originally posted 2019-07-20 15:53:20.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*