Hệ thống kiến thức bài thơ Thương Vợ
Tìm hiểu chung
Tác giả:
– Trần Tế Xương(1870 – 1907), thường được gọi là Tú Xương.
– Quê quán: Làng Vị Xuyên, Mĩ Lộc, Nam Định
– Cá tính sắc sảo, phóng túng, không chịu gò bó trong khuôn phép, dù có tài nhưng chỉ đỗ tú tài.
– Sáng tác: khoảng trên 100 bài, gồm 2 mảng: trào phúng và trữ tình
–> Xuất phát từ tấm lòng đối với dân, với nước, với đời.
Tác phẩm:
– Là một trong những bài thơ hay nhất Tú Xương viết về vợ.
– Bà Tú: Phạm Thị Mẫn; quê ở Hải Dương; xuất thân quý tộc.
Kiến thức không thể quên
Hai câu đề
– Quanh năm buôn bán ở mom sông
– Công việc: buôn bán
– Thời gian: quanh năm: ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, không ngơi nghỉ.
– Không gian: mom sông
==> chênh vênh, không bằng phẳng, nguy hiểm ==> sự bấp bênh của công việc.
==> Nỗi vất vả, cực nhọc của bà Tú trong cuộc mưu sinh. Nuôi đủ năm con với một chồng
==> Gánh nặng gia đình đặt lên vai bà Tú
==> một mình gánh sáu người: năm con một đầu
– ông Tú một đầu (năm con = một chồng)
– ông Tú tự đặt mình ngang hàng thậm chí thấp hơn con.
– Nuôi đủ: + số lượng +chất lượng:không thiếu cũng không thừa
==> đủ ăn, đủ mặc, bình rượu, chén trà.
==> Bà Tú là người đảm đang tháo vát. Nhà thơ rất biết ơn công lao và ân tình của vợ.
Đọc thêm: Sơ đồ tư duy: Thương vợ, ghi nhớ kiến thức thật “Dai”
Hai câu thực
– Sử dụng chất liệu dân gian: thân cò buổi đò đông.
– Đảo ngữ, từ láy (lặn lội, eo sèo)
– Không gian: khi quãng vắng
– Thời gian: buổi đò đông
–> Khi quãng vắng bà Tú lẻ loi, hiu quạnh một mình; khi đông người bà phải giằng co, chen lấn, hơn thua.
==> Chỗ nào bà Tú cũng có thể gặp nguy hiểm và muôn ngàn cay đắng.
—> Nhà thơ xót thương, thông cảm và ái ngại.
Hai câu luận
– Bà Tú không hề phàn nàn, trách móc, chỉ đổ cho cái duyên, cái nợ, cái phận.
==> Một duyên và hai nợ –> nợ nhiều hơn –> vất vả nhiều hơn –> đó là số phận –> âu đành phận, dù nắng dù mưa –> không kể công lao –> đức hi sinh cao cả.
Hai câu kết
– Thương vợ, giận mình nhà thơ buông ra tiếng chửi: cha mẹ thói đời ăn ở bạc.
– Thói đời ăn ở bạc: xã hội trọng nam khinh nữ, nho sĩ không thể dính vào chuyện mua bán, eo sèo –> bất công, bạc bẽo.
– Nhà thơ tự thấy mình là kẻ vô tích sự, là kẻ hững hờ –> phán xét công bằng: nhận lỗi về mình.
Hệ thống kiến thức bài thơ Thương Vợ
Originally posted 2019-03-30 16:41:51.
Để lại một phản hồi