Giáo Án Tuyên Ngôn Độc Lập định hướng phát triển năng lực
Giáo Án Tuyên Ngôn Độc Lập
I.KHÁI QUÁT CHUNG
Những chi tiết về tiểu sử, con người HCM ảnh hưởng đến sáng tác:
Bác Hồ: 19/5/1890- 2/9/1969
a. Quê hương, gia đình
Quê hương: Làng Kim Liên, xã Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Mảnh đất Nghệ An-Hà Tĩnh: mảnh đất địa linh nhân kiệt, đời nào cũng có anh hùng, danh nhân xuất hiện.
Tuy đất đai, thiên nhiên khắc nghiệt nhưng con người kiên cường, hiếu học Môi trường văn hóa hun đúc nên con người HCM
Gia đình:
Thân sinh là: cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là bà Hoàng Thị Loan TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (HỒ CHÍ MINH)
Các anh chị em trong gia đình là: Chị gái Nguyễn Thị Thanh (Bạch Liên nữ sĩ); Anh trai Nguyễn Sinh Khiêm (Thầy Nghệ), em trai Nguyễn Sinh Nhuận (không may mất sớm). Gia đình có truyền thống cách mạng, yêu nước, là nền tàng cho học vấn và tâ hồn Nguyễn Ái Quốc (Học vấn, sự thanh liêm, yêu nước của cha và đức hi sinh, tâm hồn cao cả của mẹ.)
b. Cuộc đời:
Những vần thơ ca ngợi cuộc đời Bác:
“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất
trong lòng dân và trong trái tim nhân loại.
Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân,
cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam.”
(Bác Hồ một tình yêu bao la- Thuận Yến)
—> Cuộc đời bôn ba khắp nơi hoạt động cách mạng, tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Là người anh hùng cứu nước, vĩ nhân thời đại.
Cuộc đời chia 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (1911-1941): Thời kỳ hoạt động ở nước ngoài (tìm đường cứu nước, thành lập ĐCS Việt Nam, chuẩn bị cho CM tháng 8/1945)
Giai đoạn 2 (1941-1969): Thời kỳ Bác lãnh đạo Đảng, nhân dân làm CM T8 thành công thắng lợi; lãnh đạo 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, xây dựng CNXH với tư cách Chủ tịch nước.
—> Cả cuộc đời của HCM là cuộc đời hoạt động cách mạng, ra bắc vào nam, bôn ba khắp năm châu bốn biển vì dân vì nước. Tác phẩm TNĐL được sáng tác trong giai đoạn thứ 2 (1941- 1969) của cuộc đời HCM.
“Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông trọn kiếp người
(Bác ơi!- Tố Hữu)
c. Sự nghiệp văn học
Quan điểm sáng tác:
Thứ nhất: Coi văn chương là vũ khí chiến đấu, thơ văn có chất “thép”:
“Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
(Cảm tưởng đọc Thiên gia thi)
Thứ hai: Coi nghệ sĩ chính là chiến sĩ: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận,
anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Thư gửi các họa sĩ nhân triển lãm hội họa
1951)
Thứ ba: Chú trọng đến tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
Thứ tư: Khi cầm bút, bao giờ cũng xuất phát từ những câu hỏi: Viết cho ai? (Đối
tượng); Viết để làm gì? (Mục đích); Viết cái gì? (Nội dung); Viết thế nào? (Hình thức)
Quan niệm của HCM về vai trò và sứ mệnh của nhà văn và văn chương; tính
chất của văn chương đến phương pháp sáng tác đều là những quan niệm rất
đúng đắn, tích cực. Những quan niệm này chi phối tất cả các tác phẩm văn học
của Bác.
Di sản văn học: “Lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại, đa dạng về
phong cách”.
Văn chính luận:
Có các bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”; “Nhân đạo” “Đời sống thợ
thuyền”.
Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).
Tuyên ngôn độc lập (1945)
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
Không gì quý hơn độc lập tự do (1966)
Truyện, ký: Truyện ngắn: Vi hành; Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu;
Lời than vãn của bà Trưng Trắc.
Thơ ca: Tập “Nhật ký trong tù”: 133 bài, khi bị giam ở Quảng Tây.
—> Các chùm thơ HCM: làm ở Việt Bắc thời kháng chiến chống Pháp (Cảnh Khuya,
Rằm tháng giêng…)
Phong cách nghệ thuật
Văn chính luận:
Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng bút pháp. Nhưng vẫn thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh. Giọng văn đa dạng, linh hoạt: Khi ôn tồn, thấu tình đạt lý; khi đanh thép, mạnh
mẽ, hùng hồn. Truyện và ký:Tính chiến đấu mạnh mẽ+ Nghệ thuật trào phúng sắc sảo
Thơ: Giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mạng màu sắc cổ điển và hiện đại. Gợi nhiều hơn
tả, thanh đạm, trầm lặng, không phô diễn. Ngắn gọn trong sáng tác, giản dị, linh hoạt trong thủ pháp, bút pháp nhằm thể
hiện nhuần nhị, sâu sắc tư tưởng, tình cảm của HCM.
Về tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời:
Khi nhân dân ta dành được thắng lợi trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8.
26/8/1945: HCM từ Việt Bắc về Hà Nội, 28/8/1945 tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang
Bác đã soạn bản Tuyên Ngôn Độc Lập.
2/9/1945: Trước mặt toàn thể quốc dân đồng bào, tại quảng trường Ba Đình lịch
sử, HCM đọc bản tuyên ngôn.
Ra đời trong lúc đất nước vừa được dành được độc lập, nhưng các thế lực thù địch
và chống phá vẫn đang âm mưu thôn tính và xâu xé nước ta: Ở phía Bắc Quân
Tưởng và tay sai của Mỹ chực sẵn ở biên giới; Ở phía Nam quân Anh và Lính viễn
chinh Pháp âm mưu chuẩn bị cuộc xâm lược nước ta lần thứ 2.
b. Đối tượng:
Đồng bào cả nước
Các nước trên thế giới (đặc biệt là các nước thuộc địa, nhân dân yêu chuộng hòa
bình)
Phe đồng minh Anh, Pháp, Mỹ (đặc biệt là Pháp)
c. Mục đích:
Tuyên bố độc lập dân tộc
Tranh luận ngầm, bác bỏ luận điệu “kẻ cướp” của TD Pháp.
d. Nội dung chính (bố cục)
Khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam trên cơ sở chân lý, lẽ phải không thể chối cãi. (phần 1)
Lên án, tố cáo tội ác của thưc dân Pháp ở Đông Dương. (phần 2)
Lời tuyên bố độc lập và sự khẳng định quyết tâm chiến đấu của ta để giữ vững chủ quyền và nền độc lập. (phần 3)
II. ĐỌC- HỂU VĂN BẢN: Giáo Án Tuyên Ngôn Độc Lập
Chú ý: Với một tác phẩm chính luận thì cách tiếp cận tối ưu nhất sẽ là chứng minh
sức thuyết phục của tác phẩm ấy.
Nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh trong đoạn mở đầu- Cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn
a/ Trình tự lập luận:
-(1) Trích dẫn bản tuyên ngôn của Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
(2) Nêu ý kiến “suy rộng ra”
(3) Trích dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”
(4) Cuối cùng kết luận: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”
=> Trình tự lập luận chặt chẽ, đem đến những hiệu quả đặc biệt
b/ Hiệu quả:
Thứ nhất: Tạo vị thế ngang hàng cho cách mạng Việt Nam và cách mạng Mỹ, Pháp:
+Ba cuộc cách mạng có giá trị ngang hàng nhau, 3 quốc gia dân tộc có vị thế ngang hàng nhau
=> 3 bản tuyên ngôn có giá trị, vị thế ngang nhau.
Nâng cao tầm vóc của Việt Nam trên trường Quốc tế.
Thứ 2: Kín đáo thể hiện niềm tự hào dân tộc: khi cách mạng Việt Nam cùng lúc làm được hai nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng kia: Nhiệm vụ dân tộc: giải phóng dân tộc của Mỹ -1776 Nhiệm vụ dân chủ: Cách mạng tư sản Pháp- 1789
Thứ 3: Tạo cơ sở pháp lý vững vàng, chắc chắn cho tuyên ngôn của Việt Nam.
Vì: Những trích dẫn của HCM là những lời bất hủ trong Tuyên ngôn của Pháp và Mỹ. Những lời bất hủ ấy đã được thế giới công nhận.
Nên: Chúng trở thành những cơ sở pháp lý vững vàng, mang tầm quốc tế cho nước ta. Nền độc lập được tuyên bố của ta cũng vì thế mà không ai có thể phủ nhận được.
Thứ 4: Thể hiện nghệ thuật lập luận “khéo léo mà kiên quyết” của HCM (GS. Nguyễn Đăng Mạnh)
Khéo léo vì: Thể hiện thái độ trân trọng những cuộc cách mạng của Mỹ, Pháp khi đặt họ lên trên. Hàm ý: VN sẵn sàng tiếp thu những tiến bộ của những cuộc cách mạng tiên tiến đó.
Sắc sảo, kiên quyết vì: Cảnh cáo gián tiếp Pháp, Mỹ trong âm mưu xâm lược VN: Nếu Pháp và Mỹ còn âm mưu xâm lược VN tức nghĩa phản bội chính lý tưởng cao quý của tổ tiên mình, chà đạp, vấy bẩn lên lá cờ tam tài “tự do, bình đẳng, bác ái” của chính tổ tiên mình.
Câu cuối cùng của phần mở đầu:
Thủ pháp: “gậy ông đập lưng ông” đem lại hiệu quả mạnh mẽ, đích đáng.
Đại từ phiếm chỉ “ai” mang tính luận chiến rõ nét kết hợp với từ phủ định “không” đã cảnh cáo chính Pháp và Mỹ và sự chắc chắn, đúng đắn tuyệt đối của nhận định nêu ra.
c/ Ý kiến “suy rộng ra” của HCM và những luận bàn, mở rộng nhận thức
Ý kiến suy rộng ra xuất hiện sau khi Bác trích dẫn lời tuyên ngôn độc lập của Mỹ bàn về quyền con người.
+Tuyên ngôn Mỹ: “ Tất cả mọi người sinh đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”ý kiến suy rộng ra: “câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do”
Ý kiến có ý nghĩa lớn về mặt nhận thức: Từ quyền con người Bác đã suy rộng ra quyền dân tộc:
Nếu mỗi con người khi sinh ra đều có quyền bình đẳng mà không ai có thể xâm phạm được là quyền: được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Thì tất yếu: dân tộc cũng sẽ có những quyền tất yếu và không ai có thể xâm phạm.
Giáo Án Tuyên Ngôn Độc Lập
Originally posted 2019-07-25 09:08:01.
Để lại một phản hồi