Giáo án Trả bài tập làm văn số 6 Ngữ Văn 9 chi tiết nhất

Giáo án Trả bài tập làm văn số 6 ngữ văn 9 giúp học sinh nhận ra được được điểm mạnh và điểm yếu của mình khi viết văn nghị luận về tác phẩm truyện.

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

  1. Kiến thức:

  – Qua việc Trả bài tập làm văn số 6, giúp học sinh một lần nữa nắm vững hơn cách làm bài văn nghị luận về văn học – cụ thể là bài nghị luận về tác phẩm truyện để nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài này để rút kinh nghiệm cho bài viết văn nghị luận sau.

2. Kĩ năng:

– Thông qua việc chấm, trả bài tập làm văn số 6, nhận xét của giáo viên, củng cố lại phương pháp, kĩ năng làm một bài văn nghị luận về văn học, cụ thể là bài nghị luận về tác phẩm truyện.

3. Thái độ:

– Giáo dục cho học sinh có ý thức tự giác, nghiêm túc chữa bài của cá nhân và của bạn để rút kinh nghiệm cho bài viết sau

II .TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1.  Kiến thức

 –  Ôn tập củng cố cho HS các kiến thức về văn nghị luận về tác phẩm truyên hoặc đoạn trích một cách phù hợp có hiệu quả.

 – Đánh giá các ưu, nhược điểm của HS trên các phư­ơng diện hình thức và nội dung bài viết khi trả bài tập làm văn số 6.

 – Sửa chữa các lỗi mắc phải để rút kinh nghiệm.

 – Biểu dương những bài viết tốt cho cả lớp cùng trao đổi rút kinh nghiệm.

2. Kĩ năng

 – Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và diễn đạt và kĩ năng tự sửa chữa lỗi  cụ thể trong bài viết của HS trong cách dùng từ đặt câu.

3. Thái độ: nghiờm tỳc nhận ra ưu khuyết điểm của bài viết để khắc phục và phát huy.

4. Kiến thức tích hợp:

– Liên hệ thực tế

 – Rèn kĩ năng sống : Kĩ nhận biết những khuyết điểm và sửa chữa trong bài viết

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

Tham khảo: Giáo án Nói với con – Tác giả Y Phương đầy đủ nhất

III. CHUẨN BỊ

1 .Thầy : Chấm  bài, phát hiện lỗi cơ bản, bảng phụ  ghi  câu văn mắc lỗi  .

2.Trò : Ôn tập năm phư­ơng pháp viết bài, lập dàn bài cho bài văn tự luận .

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

* B­ước 1 : Ổn định tổ chức ( 1’ ) : Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ lớp học

* Bư­ớc 2 : Kiểm tra bài cũ ( thực hiện trong quá trình dạy học ) 

* B­ước 3 : Tổ chức dạy và học bài mới

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

– Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình

– Kĩ thuật: Động não

– Thời gian dự kiến:  2 phút

– Hỡnh thành năng lực: thuyết trình                                        

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
– Nêu vấn đề khi Trả bài tập làm văn số 6:
Bài viết số 6 của em đã đạt được những gì, có gì tiến bộ hơn so với bài viết số 5, còn những nhược điểm nào cần khắc phục sửa chữa?
– GV chốt lại
– Ghi tên bài.
HS lắng nghe, phán đoán.  
– Ghi tên bài

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

– Phư­ơng pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình.

– Kĩ thuật: Động não, khăn trải bàn.

– Thời gian dự kiến.: 15 phút.

– Hỡnh thành năng lực : tư duy, giao tiếp, giải quyết vấn đề

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY  Chuẩn KT- KN CẦN ĐẠT
I. Hướng dẫn nhắc lại đề nêu đáp án biểu điểm. I. Nhắc lại đề nêu đáp án biểu điểm
H. Em hãy nhớ lại và đọc lại đề bài phần tạo lập văn bản ?
H. Bài viết em trình bày làm mấy phần ? Nêu ý từng phần?
* Cuối cùng,GV công khai đáp án trên bảng phụ.
* GV yêu cầu 1 HS nhắc lại dàn bài nghị luận chung về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
* GV nhấn mạnh một số điểm khi làm bài
– Không thể thiếu được lời nhận xét đánh giá chung nhất( ấn tượng chung nhất) về tác phẩm, đặc điểm phẩm chất, tính cách của nhân vật.
– Triển khai qua các luận điểm.
– Bám vào nội dung nghệ thuật của tác phẩm, nhân vật để phân tích nhận xét đánh giá:
* Đề bài:                
+ Nội dung: đề tài, chủ đề của tác phẩm phản ánh, gửi gắm của tác giả.
+ Nghệ thuật: Cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, cốt truyện…
+ Nhân vật: Bám vào các chi tiết tiêu biểu về hoàn cảnh sống, xã hội, ngoại hình nhân vật, lời nói, hành động, việc làm, nội tâm… của nhân vật để phân tích, nhận xét đánh giá…
– Cần dẫn dắt, giới thiệu đưa chi tiết kết hợp nhận xét đánh giá hoặc ngược lại…
II. Hướng dẫn HS nhận xét ưu khuyết điểm trong bài làm.II. Nhận xét ưu khuyết điểm khi trả bài làm văn số 6.
* GV nêu yêu cầu:
H. Đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu của đề bài, em tự nhận thấy bài viết của mình có những ưu, nhược điểm gì?
* GV nhận xét ưu, nhược điểm trong bài của HS.
1.HS tự đánh giá.
-Bố cục, nội dung các phần.
-Dùng từ, đặt câu,diễn đạt
-Sự kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận….
2.GV nhận xét, đánh giá.
III. GV HD HS chữa lỗi.
* GV đưa một số lỗi tiêu biểu lên bảng phụ, cho HS phát hiện lỗi và sửa lỗi.
– GV bổ sung, kết luận.
GV đưa một số lỗi cơ bản của hs lên bảng phụ.
GV yêu cầu hs nhận xét, sửa chữa.
* GV đọc một số bài làm tốt, đoạn văn diễn đạt hay cho HS tham khảo.
* Gv tuyên dương một số em có bài làm khá, ý thức tốt và nhắc nhở một số em nộp bài muộn làm bài sơ sài.
– Gọi điểm, lấy điểm vào sổ, nhận xét ý thức, thái độ của HS trong giờ trả bài.

  HOẠT ĐỘNG  4. VẬN DỤNG (2’)

  –GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay cho HS tham khảo.

  HOẠT ĐỘNG  5. PHÁT TRIỂN MỞ RỘNG ( 2’)

  • Tìm đọc những bài văn nghị luận về tác phẩm truyện
  • Rút ra kinh nghiệm từ Trả bài tập làm văn số 6, muốn làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hay cần chú ý điều gì?

– GV gọi tên lấy điểm vào sổ.

– Thống kê kết quả.

Điểm Lớp   1   2   3   4   5   6   7   8   9,10   Tỉ lệ
9B                      
9C                    

* B­ước 4:Giao bài, h­ướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà (5phút)

a. Bài vừa học.

 – Ôn tập lại về kiểu bài về nghị luận về 1 TP truyện hoặc đoạn trích.

– Tự sửa các lỗi vào trong vở ghi và vở BTNVăn.

 – Mượn bài viết hay của bạn trong lớp để tham khảo, học tập

 b. Chuẩn bị bài mới.

– Chuẩn bị 2 tiết tiếp theo: Tổng kết phần VB nhật dụng.

+ Đọc kĩ câu hỏi, soạn bài theo câu hỏi trong SGK.

+ Lập bảng hệ thống hóa kiến thức theo mẫu.

Xem thêm: Giáo án nghĩa tường minh và hàm ý(tiếp theo) – Ngữ văn 9 ngắn gọn nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-04 18:33:51.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*