Giáo án Tổng kết văn bản nhật dụng ngắn gọn nhất

Giáo án Tổng kết văn bản nhật dụng giúp giáo viên hướng dẫn học sinh củng cố và hệ thống lại các kiến thức cơ bản về văn bản nhật dụng.

Giáo án Tổng kết văn bản nhật dụng ngắn gọn nhất 1
Giáo án Tổng kết văn bản nhật dụng ngữ văn 9 ngắn gọn nhất

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

    1. Kiến thức

– Củng cố và tổng kết văn bản nhật dụng đã học.

 2. Kĩ năng

–  Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hóa được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ  văn THCS.

–  Nắm được một số đặc điểm lưu ý trong cách thức tiếp nhận văn bản nhật dụng.

3.  Thái độ: – Giáo dục ý thức ôn bài tự giác, làm bài ở nhà nghiên túc.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. (giáo án tổng kết văn bản nhật dụng)

1. Kiến thức.

– Đặc tr­ưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung.

– Tổng kết văn bản nhật dụng đã học.

*Tích hợp với môi trường : Nhắc lại các văn bản liên quan đến môi trường.

2. Kĩ năng.

– Tiếp cận một văn bản nhật dụng.

– Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức.

3. Thái độ: – Giáo dục ý thức ôn bài tự giác, làm bài ở nhà nghiên túc.

4, Tích hợp kiến thức liên môn: ĐỊa lí: Mối trường thiên nhiên,

– GDCD: quyền trẻ em,  các vấn đề về môi trường…

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

Tham khảo: Giáo án Trả bài tập làm văn số 6 – Ngữ văn 9 chi tiết nhất

Tham khảo: giáo án tổng kết văn bản nhật dụng

III. CHUẨN BỊ.

1.Thầy: Bảng phụ, phiếu bài tập

2. Trò: Chuẩn bị theo hư­ớng dẫn

IV.TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.

 *B­ước 1: Ổn định tổ chức lớp.

               – Kiểm tra sĩ số:

 *Bư­ớc 2: Kiểm tra bài cũ (5phút)

          – Mục tiêu: Kiểm tra sự hiểu biết của HS về các vấn đề liên quan với tiết học

          – Ph­ương án: Kiểm  tra tr­ước khi học bài mới.

H/ Khoanh tròn vào phương án trả lời đúng.

Câu 1: Trong các nhóm văn bản sau, nhóm văn bản nào là  văn bản nhật dụng?

A. Bài toán dân số, Côn Sơn ca

B. Ca Huế trên sông H­ương, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

C. Mẹ tôi, Muốn làm thằng Cuội

D. Phong cách Hồ Chí Minh, Viếng lăng Bác

Câu 2: Nội dung nào sau đây không phù hợp với đặc điểm của văn bản nhật dụng?

A. Đề cập đến những vấn đề gần gũi, bức thiết diễn ra trong cuộc sống hiện tại

B. Có thể đư­ợc viết bằng các ph­ương thức biểu đạt khác nhau.

C. Chỉ được sáng tác trong thời điểm hiện tại.

D. Có giá trị nhất định về mặt văn chư­ơng.

Câu 3: Khi học các văn bản nhật dụng cần l­ưu ý điều gì?

A. Căn cứ vào đặc điểm hình thức của văn bản và phương thức biểu đạt để phân tích nội dung.

B. Cần có kiến giải, quan điểm riêng, đề xuất kiến nghị và những giải pháp về những vấn đề đặt ra trong văn bản.

C. Cần vận dụng kiến thức những môn học khác để làm sáng tỏ những nội dung đặt ra trong văn bản.

D. Gồm tất cả những nội dung trên.

*B­ước 3: Tổ chức dạy và học bài mới.

HOẠT ĐỘNG 1:  KHỞI ĐỘNG

  • Thời gian dự kiến: 2’
  • Phương pháp: Thuyết trình.
  • Kĩ thuật: Động não.
  • Hỡnh thành năng lực: thuyết  trình
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
H:Trong chương trình THCS  em đã học loại văn bản nào có nội dung bức thiết gần gũi với đời sống?
Gv thuyết trình: ……. củng cố lại những kiến thức tổng kết văn nhật dụng mà các em đó được học trong chương trình ngữ văn THCS.
Kĩ năng thuyết trình
Hs trình bày      
Gv ghi bảng.Hs ghi bài.

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

  • Thời gian dự kiến: 75’
  • Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
  • Kĩ thuật: Động não, thảo luận nhóm
  • Hình thành năng lực: giao tiếp, tư duy, đánh giá tổng hợp
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. Tổng kết văn bản nhật dụng – Hướng dẫn hs ôn tập về khái niệm văn bản nhật dụng
* GV nêu yêu cầu: Theo dõi mục 1 và cho biết:
-Những VB ntn được gọi là VB nhật dụng?
-VB nhật dụng có phải là khái niệm chỉ thể loại hay kiểu VB không?
-Nói tới VB nhật dụng là đề cập đến những vấn đề gì?  
Kĩ năng giao tiếp, tư duy, đánh giá tổng hợp
I. HS ôn tập về khái niệm văn bản nhật dụng
+HS suy nghĩ trao đổi, trình bày.
-HS khác n/xét, bổ sung.
-Nghe, ghi chép ý cơ bản.
-VB nhật dụng: là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với c/sống trước mắt của con người và cộng đồng trong XH hiện đại: dân số, môi trường…
-Khái niệm VB nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, không chỉ kiểu VB mà chỉ đề cập đến chức năng, đề tài, tính cập nhật.
H.Trình bày những hiểu biết của em về đề tài, chức năng và tính cập nhật của VB nhật dụng? – Tính cập nhật với tính thời sự có liên quan gì với nhau?
– Những văn bản đã học có phải chỉ có tính thời sự nhất thời hay không? Vì sao ?
– Học văn bản nhật dụng để làm gì ?
-Văn bản nhật dụng có ý nghĩa ntn đối với HS ?
– Gv tổ chức học sinh hoạt động nhóm bàn ( 5 phút )
– Gọi hs trình bày, nhận xét
– Gv nhận xét, chốt  
+ Học sinh thảo luận theo nhóm ( 5 phút )
– Làm ra phiếu bài tập
– Đại diện nhóm trình bày
– Nhận xét, bổ sung
– Nghe gv nhận xét, chốt
-Đề tài: rất phong phú: Thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội , thể thao, đạo đức, nếp sống…
-Chức năng: bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá….. những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội
-Tính cập nhật: là tính kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày, c/sống hiện tại gắn với những v/đề cơ bản của cộng đồng xã hội.
-Các VB nhật dụng trong chương trình vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử, xã hội: v/đề môi trường, dân số, bảo vệ di sản văn hoá, chống chiến tranh hạt nhân, giáo dục trẻ   em, chống hút thuốc lá… đều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng đâu phải giải quyết triệt để trong ngày một ngày hai
->Tạo ĐK tích cực để HS hoà nhập với XH.
H. Những vấn đề bức thiết được đề cập trong các VB nhật dụng của môn Ngữ văn có gì khác so với các môn học khác?   + Suy nghĩ, trả lời.
-VB nhật dụng của môn Ngữ văn: có thể  chọn được những VB hay, gây được tác động mạnh, sâu sắc tới người đọc, làm cho người đọc thấm thía về tính chất thời sự nóng hổi, giúp cho việc rèn luyện kiến thức, kĩ năng đặc thù của bộ môn Ngữ văn(VBND có giá trị như 1TPVH)
II. Hoạt động 2: HD HS hệ thống hóa đề tài, chủ đề của văn bản nhật dụng II.HS hệ thống hoá các đề tài, chủ đề của văn bản nhật dụng
* GV HD HS hệ thống hoá các văn bản nhật dụng đã học từ lớp 6 – lớp 9: đề tài, chủ đề,  nội dung, PTBĐ chủ yếu.
*yêu cầu  HS TL nhóm:
* N1: ND các VB lớp 6.
* N2: ND các VB lớp 7
* N3:ND các VB lớp 8 *N4:ND các VB lớp 9.
Gv chiểu bảng chuẩn.
+ HS điền vào bảng hệ thống.
– Học sinh thảo luận  theo từng khối lớp + Lớp 6 + Lớp 7 + Lớp 8 + Lớp 9
Các nhóm trình bày, bổ sung, theo dõi bảng chuẩn.  
Lớp Tên văn bản Đề tài, chủ đề PTBĐ Nội dung
6 Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử.Di tích lịch sửTự sự + miêu tả, biểu cảm Nơi chứng kiến những sự kiện LS hào hùng, bi tráng của Hà Nội
6 Động Phong Nha.Danh lam thắng cảnhTự sự + miêu tả. Là kì quan TG, thu hút khách du lịch
6 Bức thư của thủ lĩnh da đỏQuan hệ giữa TN với con ngườiNghị luận + biểu cảm Con người phải sống hoà hợp với TN.
7 Cổng trường mở raGiáo dục, nhà trường, trẻ emTS + MT + BCTình cảm thiêng liêng của cha mẹ với con
7 Mẹ tôiGiáo dục, nhà trường, trẻ em TS + TM+ BC Yêu thương, kính trọng cha mẹ
7 Cuộc chia tay của những con búp bê Giáo dục, nhà trường, trẻ em Tự sự + miêu tả.Tình cảm anh em thân thiết
 7 Ca Huế trên sông Hương Văn hoá dân gian t.minh + m.tả Vẻ đẹp của SH văn hoá đặc sắc xứ Huế
8 Thông tin về ngày… Môi trường Nghị luận Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông
8 Ôn dịch, thuốc lá. Chống tệ nạn ma tuý t.m +nl +bcTác hại của thuốc lá (sức khoẻ và kinh tế)
8 Bài toán dân sốDân số và tương lai loài người TM + NL + BC Mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển XH
9 Tuyên bố TG …  quyền …. trẻ em. Quyền sống của con người… Nghị luận + TM + BCTrách nhiệm ch.sóc bảo vệ và phát triển trẻ em .
9 Đấu tranh vì một thế giới hoà bình Bảo vệ HB thế giới, chống CT NL+TM+BC Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và v/đề b.vệ HB
9 Phong cách Hồ Chí Minh. Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc dân tộc… NL + BCVẻ đẹp p/cách HCM, niềm tự hào, kính yêu Bác.
* GV nêu yêu cầu:
H. Em có nhận xét gì về nội dung mà các văn bản nhật dụng thể hiện?
+ Suy nghĩ, trả lời, rút nhận xét
– Nội dung các VB thể hiện là những vấn đề thường xuyên được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc tới, là vấn đề có ý nghĩa lâu dài đối với xã hội
* GDBVMT + Tích hợp môn Địa lí
Bài tập: Hãy kể tên các VB nói về thiên nhiên? Môi trường thiên nhiên hiện nay ra sao ? TQheo em cần có những giải pháp nào để bảo vệ môi trường? ( Động Phong Nha, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ,Ca Huế trên sông Hương…Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề: Không khí ô nhiễm, rừng bị chặt phá, đất đai xói mòn…Giải pháp: Trồng cây, chống xói mòn đất bằng cách phủ xanh đất trống đồi trọc, …..)
* GV chốt kiến thức tiết 1, chuyển tiết 2.
III. Tổng kết văn bản nhật dụng – HD hệ thống hóa các hình thức và kiểu văn bản nhật dụng III. HS hệ thống hóa các hình thức và kiểu VB của văn bản nhật dụng
GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm bàn theo kĩ thuật động não(3’)
-Từ bảng thống kê, ta có thể rút  ra kết luận gì về hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng? Tác dụng?
+ HS thảo luận nhóm bàn (3’) thực hiện kĩ thuật động não. Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét .Lắng nghe, ghi vở 
– Hình thức biểu đạt của VBND rất đa dạng.
– VBND kết hợp nhiều PTBĐ để tăng sức thuyết phục.
H. Lấy 1 VBND để chứng minh sự kết hợp giữa các PTBĐ trong một VBND?+ HS lấy ví dụ chứng minh.
H. Hãy tìm yếu tố biểu cảm và phân tích tác dụng của nó trong “Ôn dịch thuốc lá”?+ HS lấy ví dụ, chỉ rõ yếu tố biểu cảm, phân tích tác dụng
VD: VB“Ôn dịch thuốc lá”: Nghĩ đến mà kinh!
– Yếu  tố biểu cảm còn thể hiện ở cách dùng dấu chấm tu từ ở đề mục văn bản.  
-Tác dụng: những yếu tố đó có tác dụng làm ngư­ời đọc ghê tởm những tác hại khôn lường do khói thuốc gây ra.
H. Hãy CM 2 VB “Cầu Long Biên… lịch sử và Ôn dịch thuốc lá” có cách đặt đề mục giống nhau nhưng lại dùng 2 PTBĐ khác nhau? + HS suy nghĩ, chứng minh.
– Cầu Long Biên… lịch sử: PTBĐ chủ yếu là miêu tả kết hợp biểu cảm.
– Ôn dịch thuốc lá: chủ yếu là TM tác hại của thuốc lá.
H. Qua phân tích tìm hiểu, em hãy chỉ ra tác dụng của các văn bản  nhật dụng trong việc học tập môn Ngữ văn? (không chỉ mở rộng hiệu biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cực để thực hiện  nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với cuộc sống, xã hội rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và xã hội…)– Học sinh trả lời cá nhân
– Học sinh khác nhận xét, bổ sung
– Giúp củng cố kiến thức đã học về kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh. Thậm chí bổ sung những phép lập luận của văn nghị luận.
IV. HDHS trao đổi về phương pháp học văn bản nhật dụng IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng
H: Các em đã chuẩn bị bài và học các bài văn bản nhật dụng như thế nào từ  các lớp 6, 7, 8, 9? 
* Gọi HS đọc những điểm cần lưu ý khi học VBND.
H. Trong 5 điểm đó, điểm nào cần lưu ý hơn cả?
* Gv kết hợp diễn giảng 1 số vấn đề sau:
– Đọc thật kĩ tác phẩm, chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề. – Thói quen liên hệ: một thực tế bản thân, thực tế cộng đồng.
– Có ý kiến quan niệm riêng, có thể đề xuất giải pháp. Ví dụ: Chống hút thuốc lá, đổ rác bậy.  
+ Hs trả lời cá nhân       – Học sinh khác nhận xét, bổ sung
– Học sinh lắng nghe gv giảng
– Không dùng bao bì ni lông
– Vận dụng các kiến thức của các môn học khác để đọc hiểu văn bản nhật dụng và ngược lại.
– Căn cứ vào đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt để khái quát chủ đề.
– Kết hợp xem tranh ảnh, nghe và xem chương trình thời sự…)
* Gv yêu cầu hs lấy 1 số vd khác minh hoạ, tích hợp với môn GDCD
* GV lấy thêm ví dụ
+  Quyền trẻ em là vấn đề được đề cập trong ba văn bản nhật dụng ở lóp 7 – lớp 9. Một trong những chủ đề pháp luật của giáo dục công dân 6 – 7 cũng là quyền trẻ em, quyền để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em
+ Ma tuý thuốc lá là vấn đề được đề cập  đều trong ba văn bản ở ngữ văn 8 phòng chống các tệ  nạn xã hội cũng là một chủ đề của môn giáo dục công dân lớp 8 .
+ HS lấy ví dụ minh họa
HS khác bổ sung, tích hợp liên hệ với vấn đề môi trường.
VD: Môi trường là vấn đề mà 3 nội dung văn bản nhật dụng đề cập đến ở lớp 6, 8. Đó là vấn đề được hầu hết các văn bản đề cập. Đặc biệt là một số phần ở địa lý lớp 6, 7. Và một số chương trình về sinh vật và môi trường, ở sách sinh học 9,
– Đó cũng là vấn đề mà nhiều môn khác đề cập đến như­: môn Địa 6,7, môn Sinh  9
– Kết hợp tranh ảnh, nghe , xem chương trình qua thời sự , ti vi, báo…  
H. Bài học tổng hợp phần tổng kết văn bản nhật dụng  giúp em cần hiểu về những yêu cầu nào? HS làm vào VLT
* GV khái quát, rút ghi nhớ, gọi đọc?
+ HS trả lời, HS khác bổ sung, đọc ghi nhớ.
– Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu. Lúc học phải liên hệ với thực tiễn hình thức của văn bản nhật dụng rất đa dạng.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Thời gian: 22’Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.Kĩ thuật: Động não.Hình thành năng lực: tư duy, sáng tạo
V. HD HS luyện tập Kĩ năng tư duy, sáng tạo
V. HS luyện tập
+ HS trả lời cá nhân, HS khác bổ sung.
+ HS lấy ví dụ chứng minh.
VD:
– Vấn đề môi trường:
+Đề cập trong 3 VB nhật dụng.
+Đề cập trong 1 số nội dung của bộ môn Địa lí.
+Đề cập trong một số chương ở môn Sinh 9
Quyền trẻ em:
+Đề cập trong 3 VB nhật dụng.
+Là một trong những chủ đề của pháp luật trong bộ môn GDCD
+ HS nêu và trình bày miệng, HS khác nhận xét.
* Cho HS làm các BTTN: từ câu
1 ->câu 10.
* Nêu yêu cầu: Hãy CM nội dung mà VBND đặt ra có liên quan đến khá nhiều môn học khác và ngược lại
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số nội dung, yêu cầu HS trình bày miệng, gọi nhận xét, GV bổ sung, sửa chữa.
H. Vấn đề mới nhất mà em cập nhật tối qua, sáng nay là gì? từ nguồn nào?
H. Làm thế nào để khắc phục nạn phao thi? Nạn hút thuốc lá ở nơi em ở?

Bài tập củng cố .

1. Nội dung nào sau đây không phù hợp với đặc điểm của văn bản nhật dụng?

A. Đề cập đến những vấn đề gần gũi, bức thiết đang xảy ra trong cuộc sống hiện tại.

B. Có thể được viết bằng các phương thức biểu đạt khác nhau.

C. Chỉ được sáng tác trong thời điểm hiện tại.

D. Có giá trị nhất định về mặt nội dung.

2.Văn bản nào sau đây viết về việc giữ gìn và bảo vệ môi trường sống?

A. Bức thư của thủ lính da đ

B. Ca Huế trên sông Hương

C. Cổng trường mở ra

D. Mẹ tôi

3. Khi học văn bản nhật dung cần chú ý điểm gì?

A. Căn cứ vào đặc điểm hình thức của văn bản và phương thức biểu đạt để phân tích nội dung.

B. Cần có kiến giải, quan điểm riêng, đề xuất kiến nghị và giải pháp về những vấn đề đặt ra trong văn bản.

C. Cần vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ những nội dung đặt ra trong văn bản.

D. Gồm tất cả các nội dung trên

BẢNG THỐNG KÊ CÁC HÌNH THỨC VĂN BẢN NHẬT DỤNG

Kiểu văn bản – Thể loại Tên văn bản Lớp
Hành chính (điều hành), nghị luận Thông tin….; Tuyên bố…; Ôn dịch thuốc lá; Bức thư của thủ lĩnh da đỏ; Đấu tranh cho một thế giới hòa bình 7, 8, 9
Tự sự Cuộc chia tay… 6
Miêu tả Câu Long Biên; Động Phong Nha 6
Biểu cảm Cổng trường mở ra 7
Thuyết minh Động Phong Nha; Ca Huế… 6
Truyện ngắn Cuộc chia ta …, Mẹ tôi 7
Bút kí Cầu Long Biên… 6
Thư từ Bức thư của thủ lính da đỏ 6
Hồi kí Thông tin về cổng trường mở ra 7
Thông báo Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000 8
Xã luận Đấu tranh cho … 9

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (giáo án tổng kết văn bản nhật dụng)

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức đã tổng kết văn bản nhật dụng để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
– Qua việc tổng kết văn bản nhật dụng em thấy có ích như thế nào trong đời sống và trong văn học?  
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập ôn tập toàn bộ kiến thức tổng kết văn nhật dụng ở các lớp 6,7,8,9
– Tiếp tục tìm hiểu các vấn đề liên quan tới đời sống xã hội ở địa phương em.
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập, trình bày….

* Bước 4. Giao bài, hư­ớng dẫn học bài và làm bài về nhà: 2 phút

a.  Học bài:

– Học thuộc các phần kiến thức và phần ghi nhớ

– Làm bài tập trong sách  bài tập trắc nghiệm.

– Tìm hiểu một trong những vấn đề sau ( ở đâu, bằng cách nào): Nguyên nhân tăng giá xăng dầu; Vấn đề an toàn giao thông trên quốc lộ 5, 10; Ô nhiễm nguồn nước tưới và sinh hoạt trên mương An – Kim – Hải.

b.Chuẩn bị bài

Kiểm tra văn phần thơ

Xem thêm: Giáo án Nói với con – Tác giả Y Phương đầy đủ nhất

Xem thêm: giáo án tổng kết văn bản nhật dụng

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-04 20:05:17.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*