Giáo án Tóm tắt văn bản nghị luận giúp học sinh biết cách tóm tắt văn bản nghị luận dựa theo nhân vật chính.
Tham khảo: người trong bao giáo án ngữ văn 11 hay nhất
A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
I. Tên bài học : Tóm tắt văn bản nghị luận
II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo án
-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
-Ngữ liệu nghị luận xã hội và nghị luận văn học để tóm tắt;
-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2/Trò
-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
-Đồ dùng học tập
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
Tóm tắt văn bản nghị luận
C. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức :
a/ Nhận biết: Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận;
b/ Thông hiểu: Cách tóm tắt văn bản nghị luận dựa theo nhân vật chính.
c/Vận dụng thấp: Tóm tắt được tất cả văn bản nghị luận trong và ngoài chương trình
d/Vận dụng cao: Sử dụng văn bản tóm tắt để làm bài văn nghị luận văn học.
2. Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài tóm tắt văn bản nghị luận;
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày văn bản tóm tắt
3.Thái độ :
a/ Hình thành thói quen: tóm tắt văn bản nghị luận dùng trong các yêu cầu khác nhau;
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về văn bản tóm tắt;
c/Hình thành nhân cách: có ý thức vận dụng văn bản tóm tắt trong giao tiếp ngôn ngữ.
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến các bước tóm tắt văn bản nghị luận;
– Năng lực đọc – hiểu và tóm tắt văn bản nghị luận;
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản nghị luận;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về những kiến thức đã tóm tắt được từ văn bản nghị luận
– Năng lực tạo lập văn bản tóm tắt.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC (Giáo án Tóm tắt văn bản nghị luận)
1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò | Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển |
– GV giao nhiệm vụ: Ở lớp 10, các em đã học cách tóm tắt những loại văn bản nào? – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Tóm tắt văn bản tự sự-Tóm tắt văn bản thuyết minh. Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Văn bản nghị luận thường chứa đựng dung lượng nội dung rất lớn. Muốn nắm được các nội dung đó, ngoài phương pháp đọc – hiểu văn bản, chúng ta cần phải biết tóm tắt văn bản để đúc rút những nội dung cơ bản được phản ánh trong văn bản đó. Vậy để đáp ứng được những yêu cầu vừa nêu, nội dung của tiết học này sẽ cung cấp cho chúng ta cách tóm tắt văn bản nghị luận. | – Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. – Có thái độ tích cực, hứng thú. |
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 30 phút)
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
* Thao tác 1 : -GV: Tóm tắt là gì ? -Thế nào là tóm tắt VBNL? – Nêu mục đích yêu cầu của tóm tắt VBNL? – GV nhận xét khái quát và bổ sung kiến thức. – GV: vì sao khi tóm tắt VBNL yêu cầu ta phải trung thành với các tư tưởng, luận điểm của VB gốc? HS xem sgk trả lời. – Trình bày lại một cách ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc theo mục đích đã định trước. – Mục đích quyết định lựa chọn những thông tin đưa vào văn bản nhằm: + Hiểu được bản chất của văn bản + Nguồn dữ liệu dùng vào nhiều trường hợp + Người đọc nắm chắc các thao tác, có dịp rèn luyện tư duy và cách diễn đạt cho mình. Mục đích, yêu cầu của tóm tắt VBNL – Đảm bảo hình thành các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc. – Không được xuyên tạc và tự ý thêm những điểm không có trong văn bản gốc. – Diễn đạt ngắn gọn súc tích, loại bỏ những thông tin không phù hợp với mục đích tóm tắt. – GV giảng giải thích thêm. | I.ÔN TẬP CHUNG : 1-Tóm tắt và viết; kể lại một cách ngắn gọn, khách quan những nội dung chính của văn bản. Khi tóm tắt- rút ngắn, cần giữ được những nội dung cơ bản, quan trọng của văn bản gốc. -Tóm tắt văn bản nghị luận: một hình thức làm văn kết hợp kĩ năng đọc – hiểu với kĩ năng diễn đạt, đáp ứng nhu cầu học tập suy nghĩ trong thực tế. 2. Mục đích, yêu cầu của tóm tắt VBNL: – Mục đích: + Giúp ta có những hiểu biết khái quát, chính xác và sâu sắc về VB gốc. + Tích lũy tư liệu và kiến thức cần thiết làm tài liệu. + Học tập cách tư duy và diễn đạt trong văn NL. + Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, tiếp nhận văn bản và tóm tắt VBNL. – Yêu cầu: + Phản ánh trung thành các tư tưởng, luận điểm của VB gốc; không tự ý thêm bớt. +Diễn đạt ngắn gọn, súc tích, loại bỏ những thông tin không phù hợp với mục đích tóm tắt. |
* Thao tác 1: GV yêu cầu HS đọc văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh), sau đó tìm hiểu và trả lời các câu hỏi ở mục II trong SGK tr.117 – 118. Gợi ý: Tóm tắt: Nước ta có luân lí xã hội hay không? Câu trả lời là: Không! Ở một đất nước mà vua thì dùng chính sách ngu dân để duy trì sự thống trị của mình, quan thì tìm mọi cách nịnh trên nạt dưới để vơ vét cho cái túi tham không đáy của mình thì làm gì có luân lí! Hơn nữa, dân thì cơ hàn, chỉ loay hoay với miếng cơm manh áo đã đủ mệt nhoài, còn đâu thời gian học hành để mở mang hiểu biết. Vì không hiểu biết nên không tổ chức được các đoàn thể để giúp đỡ lẫn nhau, mà ngược lại còn dửng dưng vô cảm trước nỗi thống khổ của nhau. Trong hoàn cảnh dân trí tối tăm như vậy thì làm sao có thể tiếp thu được những tư tưởng tiến bộ của thời đại? Muốn Việt Nam có luân lí thì trước hết phải biết đoàn kết trong một tổ chức đoàn thể nhất định. | II/CÁCH TÓM TẮT VBNL: – Ghi nhớ (sgk) – Bước 1:Đọc kĩ văn bản gốc. Dựa vào nhan đề,phần mở đầu và kết thúc lựa chọn những ý, những chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt. -Bước 2: Đọc từng đoạn trong phần triển khai (thân bài) nắm được các luận điểm, luận cứ làm sáng tỏ vấn đề. – Bước 3: Lập dàn ý trình bày lại một cách hệ thống những luận điểm của văn bản được tóm tắt. – Bước 4: Dùng lời văn của mình để thuật lại nội dung cơ bản của văn bản được tóm tắt nhưng cần giữ lại bố cục và những câu văn quan trọng của văn bản gốc. |
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1+2: Bài 1 * Nhóm 1+2 trình bày kết quả thảo luận: Chủ đề của văn bản a: Sự đa dạng mà thống nhất của In-đô-nê-xi-a. Chủ đề của văn bản b: Xuân Diêu – nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Nhóm 3+4: Bài 2 * Nhóm 3+4 trình bày kết quả thảo luận: a. Xác định vấn đề và mục đích nghị luận – Nguồn nước ngọt ngày càng bị khan hiếm – Liên hiệp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt. – Sử dụng lãng phí nước. Trên đây cũng là vấn đề nghị luận. Mục đích của văn bản là: + Để mọi người thấy nước ngọt ngày càng khan hiếm mà lượng người sử dụng ngày một nhiều. Công nghiệp phát triển thì nước ngọt ngày càng bị ô nhiễm làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt. + Mọi người phải có trách nhiệm tiết kiệm nước. + Tham gia vào việc bảo vệ nguồn nước ngọt chống ô nhiễm. b.Tìm các luận điểm trong văn bản 1. Trong đời sống chúng ta, thứ tài sản bị huỷ hoại và lãng phí nhiều nhất là nước. 2. Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này có hạn. 3. Trên trái đất không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng. 4. Liên hiệp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt. c.Tóm tắt văn bản bằng 3 câu Tài sản bị huỷ hoại và lãng phí nhiều nhất là nước ngọt. Nước ngọt trên trái đất có hạn, người tăng lên, công nghiệp phát triển, nước sử dụng nhiều và nước thải làm ô nhiễm hồ, ao, sông, ngòi. Chúng ta phải biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch. * Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV. Thao tác 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học | III/LUYỆN TẬP: (sgk-118-119) -BT1: a)Chủ đề NL: Bàn về đặc trưng tổng thể của đất nước Indonesia. b)CĐ NL: nói về tài năng của Xuân Diệu trong việc nghiên cứu, phê bình VH. BT2: a.V/đề NL: Tình trạng sử dụng nguồn nước ngọt không hợp lý và tình trạng nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt và ô nhiễm. b.Mục đích NL: nhằm nhắc nhở mọi người nhận thức giá trị và tầm quan trọng của tài nguyên nước kêu gọi mọi người hãy tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nguồn nước. c.Các LĐ chính: LĐ 1:Đặt v/đ: nước là tài sản quý báu nhưng đang bị hủy hoại và lãng phí nhiều nhất. LĐ 2:CM và PT Tài nguyên nước trong tương lai sẽ không đáp ứng đủ cho yêu cầu của đ/s con người. LĐ 3:CM Tình trạng khan hiếm và ô nhiễm môi trường nước trên thế giới. LĐ 4: Lời kêu gọi của LHQ về việc bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm môi trường. d.Tóm tắt VBNL trong ba câu: |
3.LUYỆN TẬP (Giáo án Tóm tắt văn bản nghị luận)
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Văn bản sau thuộc loại văn bản gì? Hãy tóm tắt văn bản đó. “Làm sao trong đêm tối ngày xưa đó, Ngô Tất Tố đã mò ra được những thực tế đó và trong đêm tối, ông lụi hụi thắp được bó hương mà tự mình soi đường cho nhân vạt mình đi? Lúc đó, không phải là không ai nói về làng xóm dân cày, nhưng người ta nói năng khác ông, người ta bàn cải lương hương ẩm, người ta xoa xoa mà ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục. Còn Ngô Tất Tố thì xui người nông dân nổi loạn. Cái cách viết lách như thế, cái cách dựng truyên như thế, không là phát động quần chúng nông dân chống quan Tây, chống vua ta thì còn là cái gì nữa!” (Nguyễn Tuân) – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: | -Văn nghị luận; – Tóm tắt ngắn gọn khoảng 4 dòng. Chú ý chọn những câu có quan hệ so sánh để tóm tắt. |
4.VẬN DỤNG (Giáo án Tóm tắt văn bản nghị luận )
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Tóm tắt đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh trong khoảng 15 dòng. – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: | Đoạn trích có 21 đoạn xuống dòng, GV chia từng bước, hướng dẫn HS tóm tắt. Các câu chủ đề ấy phải làm rõ được nội dung của đoạn trích: (1)Đặt ra nhiệm vụ đi tìm “Tinh thần thơ mới”. (2) Bởi vì các thời đại liên tiếp cùng nhau cho nên phải tìm cái chung của mỗi thời đại. (3) Xã hội Việt Nam xưa không có cá nhân, chỉ có đoàn thể. (4)Cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như một giọt nước trong biển cả. (5) Cũng có những bậc kì tài để cho cái tôi xuất đầu lộ diện. (6) Họ dùng chữ tôi để nói chuyện với người khác chứ tuyệt không nói đến mình. (7) Bởi họ cầu cứu đến đoàn thể để trốn cô đơn. (8) Khi chữ tôi xuất hiện với cái nghĩa tuyệt đối của nó trên thi đàn Việt Nam gây khó chịu cho bao nhiêu người. (9) Khi nhìn đã quen thì cái tôi đó thật tội nghiệp, thi nhân mất hết cái cốt cách từ trước. (10)Tâm hồn họ chỉ vừa thu trong khuôn chữ tôi. (11) Bi kịch của cái tôi là đi đâu cũng không thoát khỏi sự bơ vơ, cô đơn. (12) Phương Tây đã trao trả hồn ta lại cho ta, nhưng ta thiếu một niềm tin đầy đủ. (13) Họ gửi tất cả bi kịch vào tiếng Việt. (14) Họ tìm thấy linh hồn nòi giống trong tiếng Việt. (15) Họ tìm về dĩ vãng để vin vào những bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai. |
5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: + Vẽ bản đồ tư duy bài học + Sưu tầm một vài ngữ liệu tiêu biểu liên quan đến NLXH và NLVH. Sau đó, viết văn bản tóm tắt những ngữ liệu đó. – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: | + Vẽ đúng bản đồ tư duy + Tìm ngữ liệu qua sách tham khảo, truy cập mạng IE. Tiến hành tóm tắt theo yêu cầu. |
Xem thêm: Giáo án Người cầm quyền khôi phục uy quyền hay nhất
Originally posted 2020-03-18 23:21:19.
Để lại một phản hồi