Giáo án Tiếng nói của văn nghệ Tác giả Nguyễn Đình Thi đầy đủ nhất

Giáo án Tiếng nói của văn nghệ – Nguyễn Đình Thi bám sát nội dung bài học giúp giáo viên và học sinh nắm chắc ý nghĩa của văn bản muốn truyền đạt.

Giáo án Tiếng nói của văn nghệ

Giáo án Tiếng nói của văn nghệ – Nguyễn Đình Thi

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

– Hiểu được nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống con người.

– Biết cách tiếp cận một văn bản nghị luận về lĩnh vực văn học nghệ thuật.

2. Kỹ năng

– Rèn cách viết bài văn nghị luận qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ, giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

3. Thái độ

– Hình thành thói quen trân trọng những tác phẩm văn nghệ trong đời sống con người.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

1. Kiến thức :

– Nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống của con người.

– Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản.

2. Kỹ năng :

– Đọc – Hiểu một văn bản nghị luận.

– Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

– Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.

3. Thái độ : yêu thích văn chương

4. Tích hợp liên môn:

– Môn lịch sử: thời kì kháng chiến chống Pháp

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

Tham khảo: Những mở bài hay nhất về Truyện Kiều của Nguyễn Du (Giáo án Tiếng nói của văn nghệ)

III. CHUẨN BỊ: (Giáo án Tiếng nói của văn nghệ)

1. Thầy:

– Chân dung nhà văn Nguyễn Đình Thi (SGK Ngữ văn lớp 12 – tập 1 tr 55)

– Tài liệu:  Mấy vấn đề về văn học hoặc Tuyển tập Nguyễn Đình Thi- tập 3.

2. Trũ:            

– Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác giả, tác phẩm.

– Soạn và trả lời các câu hỏi phần Đọc – hiểu văn bản ra vở bài tập.

– Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập trong sách BT trắc nhiệm.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

* Bước I. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.

* Bước II. Kiểm tra bài cũ:( 4-5p)

+ Mục tiêu:    Kiểm tra thông tin từ bài trước, rèn ý thức chuẩn bị bài ở nhà.

+ Phương án: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

H:  Sau khi  học xong van bản: “ bàn về đọc sách” Em rút ra được những  bài học gỡ?    

* Bước III: Tổ chức dạy và học bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG (Giáo án Tiếng nói của văn nghệ)

+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan               

+ Thời gian:  1-2p

+ Hình thành năng lực: Thuyết trình

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– GV cho hs quan sát tranh minh họa về vai trò của văn nghệ với đời sống, yêu cầu hs nhận xét.
– Từ phần nhận xét của hs gv dẫn dắt giới thiệu vào bài mới
– Ghi tên bài
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận, xét, thuyết trình
– HS nhận xét
– HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy
– Ghi tên bài

HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 60’) (Giáo án Tiếng nói của văn nghệ)

+ Phương pháp : Khai thác kênh chữ, vấn đáp, tái hiện thông tin, giải thích

+ Kĩ thuật : Dạy học theo kĩ thuật động não, trình bày 1 phút.

+ Thời gian:  Dự kiến 15p

+ Hình thành năng lực: Năng lực giao tiếp: nghe, đọc

I. Hư­ớng dẫn đọc – tìm hiểu chú thích.
1. Hư­ớng dẫn HS đọc.
H. Phong cách viết của văn bản này giống văn bản nào chúng ta đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7?
* GV rút ra cách đọc: Với văn nghị luận khi đọc cần chú ý những câu nêu luận điểm. Những câu này thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn, cần nhấn giọng khi đọc.
– Các lí lẽ phân tích, chứng minh luận điểm cần đọc rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết.
* GV gọi đọc, gọi nhận xét.
2. Hư­ớng dẫn HS tìm hiểu chú thích.
H. Dựa vào SGK, kết hợp với sự hiểu biết của mình, hãy giới thiệu những thông tin tiêu biểu về tác giả?
* GV bổ sung:
– Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1941.
– Sau Cách mạng tháng Tám, tham gia lãnh đạo Hội Văn hoá cứu quốc và Hội Văn nghệ Việt Nam.
– Từ năm 1958 đến năm 1989 là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam, từ năm 1995, là Chủ tịch Ủy ban Toàn Quốc Liên hiệp các Hội Văn học- Nghệ thuật Việt Nam. – Là một nhà văn hóa, một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình văn nghệ, biên khảo triết học. Ở lĩnh vực nào, ông cũng có những đóng góp đáng ghi nhận.
– Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- Nghệ thuật.
H. Em đã đọc hoặc đã biết những tác phẩm nào của Nguyễn Đình Thi?
H. Bài viết Tiếng nói của văn nghệ trích trong văn kiện nào? Nội dung bài viết bàn về vấn đề gì?          
H. Nhìn vào phần Chú thích, em có nhận xét gì về các từ ngữ đã được chú thích ở đây?
* GV lưu ý HS: Muốn hiểu nghĩa các từ các em xem phần giải nghĩa của SGK. Ngoài các từ Hán Việt, các em chú ý chú thích (1) và (11).
+ Phật giáo diễn ca: Bài thơ dài, nôm na dễ hiểu về nội dung đạo Phật.
+ Phẫn khích: kích thích căm thù, phẫn nộ.
+ Rất kị: rất tránh, không ưa, không hợp, phản đối.
* GV khái quát và chuyển ý.
I. HS đọc – tìm hiểu chú thích.
1. HS đọc.  
+ HS trả lời:  Giống văn bản: Ý nghĩa văn chương – của nhà lí luận, phê bình văn học Hoài Thanh.
+ Nghe, vận dụng thực hiện khi đọc.        
+ HS thực hiện đọc theo hướng dẫn, nhận xét.
2. HS tìm hiểu chú thích.  
+ HS trả lời cá nhân, HS khác bổ sung. Nghe GV nhấn mạnh, ghi vào vở.
– Sinh tại Luông- Pha-băng (Lào), quê gốc ở làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu- Hà Nội)
* Tác phẩm: Xung kích (1951), Vào lửa (1966), Mặt trận trên cao (1967), Vỡ bờ (2 tập). Các tập thơ: Người chiến sĩ (1956), Bài thơ Hắc Hải (1958), Dòng sông xanh (1974), Tia nắng (1983). Các vở kịch: Con nai đen (1961), Hoa và Ngần (1975), Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979). Các tập tiểu luận: Mấy vấn đề về văn học (1956), Công việc của người viết tiểu thuyết (1964).    

+ Trả lời cá nhân.
Bài viết được viết năm 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề văn học xuất bản năm 1956.
+ Bàn về tầm quan trọng của văn học, nghệ thuật đối với cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược đầy gay go, gian khổ của dân tộc ta.
+ HS nhận xét: Phần lớn là các từ Hán- Việt. A-na Ca-rê-nhi a: nhân vật trong cuốn tiểu thuyết cùng tên của văn hào Nga Lép Tôn- xtôi.
– Mung lung: có 2 nghĩa biểu hiện:
1. Khoảng không gian rộng và lờ mờ, không rõ nét, gây cảm giác hư ảo.
2. Ý nghĩa rộng và tràn lan, không tập trung, không rõ nét. Câu văn tác giả dùng các từ ngữ này ở nét nghĩa thứ 2.
II. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
 1. HD HS tìm hiểu khái quát văn bản.
* Tổ chức hs hoạt động nhóm ( 3 phút )
H. Hãy xác định PTBĐ, nội dung chính của VB?
H. Thử tóm tắt hệ thống các luận điểm được đ­ưa ra ở đây? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các luận điểm?
* GV : gọi HS đại diệnnhóm trình bày
* GV : Chốt trên bảng phụ rồi chuyển ý. *GV: Nhan đề bài viết vừa có tính khái quát lí luận vừa gợi sự gần gũi, thân mật. Nó bao hàm được cả nội dung và cách thức, giọng điệu nói của văn nghệ. Các LĐ vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được nối tiếp tự nhiên theo hướng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ.
(Hình thành các kĩ năng: Nghe, đọc, nói, viết, phân tích, hợp tác nhóm)
II.  HS tìm hiểu văn bản. 1. HS tìm hiểu khái quát.
+ Hs thảo luận nhóm (3 phút)
– Làm ra phiếu bài tập
– Đại diện nhóm trình bày
– Nhận xét, bổ sung:
– Nghe, ghi nhớ
– Hệ thống luận điểm: +Văn nghệ nảy sinh từ cuộc sống, sáng tạo ra cái đẹp vì cuộc sống và con người.
+Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, của tâm hồn
+Văn nghệ là tiếng nói của tư tưởng  
2. Bước 2. HD HS tìm hiểu chi tiết
* Gọi hs đọc đoạn đầu của VB.
H.  Hãy chỉ ra luận điểm của đoạn văn?
* GV gợi ý:
-Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?
-Nội dung đó được phản ánh như thế nào trong các tác phẩm? Nó tác động như thế nào đến người đọc, người xem?
*GV tóm tắt ý cơ bản.  
H. Để minh chứng cho luận điểm ấy, tác giả đã đư­a ra và phân tích bằng những dẫn chứng văn học nào? Nêu tác dụng của những dẫn chứng ấy?
* Tổ chức hs thảo luận nhóm 3′
* GV : gọi HS đại diện nhóm trình bày
* GV : Chốt trên bảng phụ rồi chuyển ý.
– Tác giả đã chứng minh luận điểm trên bằng 2 dẫn chứng tiêu biểu với 2 tác giả vĩ đại của dân tộc và thế giới. Cách nêu dẫn chứng rất cụ thể kèm lời bình.
2. HS tìm hiểu chi tiết.  
+ Đọc đoạn văn theo yêu cầu. HS suy nghĩ cá nhân trả lời.
– Tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu từ thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn… Khi sáng tạo một tác phẩm, người nghệ sĩ gửi gắm vào đó cách nhìn, một lời nhắn nhủ của người nghệ sĩ.
=>Là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống, tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sĩ.   + Thảo luận theo bàn ( 3phút)
– Đại diện nhóm trình bày
+2 câu thơ tả cảnh mùa xuân tươi đẹp ->làm c/ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà t/giả đã m/tả. Cảm thấy trong lòng ta có sự sống tươi trẻ luôn tái sinh.
+ Cái chết thảm khốc của An-na Ca-rê-nhi-na trong tiểu thuyết cùng tên của L.Tôn X Tôi -> Tình cảm thương xót , đau đớn .
=> Tác động đến cảm xúc, tâm hồn, tư tưởng, cách nhìn, đ/sống của con người.
* Yêu cầu hs đọc nhẩm đoạn văn: “Lời gửi của nghệ thuật “ một cách sống của tâm hồn” H. Vì sao tác giả viết “ lời gửi của nghệ sĩ cho nhân loại, cho đời sau phức tạp hơn, phong phú và sâu sắc hơn những bài học luân lí, triết lí đời thường, lời khuyên xử thế dù là triết lí nổi tiếng sâu sắc chẳng hạn triết lí duy tâm tài mệnh tư­ơng đố hay tâm là gốc, tâm tự lòng ta”?
* GV nhận xét, bổ sung:
+ Đọc nhẩm đoạn văn:
– HS suy nghĩ cá nhân trả lời. Nghe, ghi nhớ.
– Tác phẩm nghệ thuật không cất lên những điều thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của người nghệ sĩ; nó mang đến những rung động ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đã rất quen thuộc.
– Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của người tiếp nhận được mở rộng và phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem.
Cho HS thảo luận:(Tích hợp liên môn) -Nội dung của văn nghệ có gì khác với nội dung bộ môn khoa học:  lịch sử học?
-Lấy một vài ví dụ chứng minh, làm rõ cho nội dung phản ánh, thể hiện của tác phẩm văn học?
* GV nhận xét, chốt, chuyển tiết. Với 3 nội dung đã tìm hiểu ta thấy văn nghệ có khả năng tác động, chuyển hoá những nội dung thể hiện thành những định hướng sống tích cực cho con người. Vậy văn nghệ cần thiết như thế nào với con người chúng ta cùng tìm hiểu.
+ HS so sánh, đối chiếu: Thảo luận nhóm bàn. Đại diện trình bày. Nhóm khác  n/xét, bổ sung. – Nghe, ghi nhớ
+ ND văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức trong từng ng­ười. Nó mở rộng phát huy vô tận qua từng thế hệ ngư­ời tiếp nhận.
+ Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con ng­ười, thế giới
=> nội dung mang tính hình tượng cụ thể, sinh động, là đời sống tinh thần, tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm của tác giả.  
* Gọi hs đọc đoạn 2
H. Theo lập luận của tác giả. văn nghệ nói đến những gì? Tại sao con người lại cần tiếng nói của văn nghệ? Không có văn nghệ, đời sống con người sẽ ra sao?  
*GV nhận xét, bổ sung, chốt lại ý cơ bản.    
+ Theo dõi – HS suy nghĩ cá nhân trả lời – Nghe, ghi nhớ,
-Văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc, nơi đụng chạm của tâm hồn với cuộc sống hàng ngày.
-Văn nghệ nói nhiều với tư tưởng – nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.
-Tác phẩm văn nghệ vừa là kết tinh tâm hồn người sáng tác vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.
*Con người cần tiếng nói của văn nghệ.
-Giúp chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình.
-Là sợi dây buộc chặt con người với cuộc đời, sự sống, hoạt động, những vui buồn…
Góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, giúp con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời còn nhiều vất vả, nhọc nhằn.
H: Hãy chỉ ra một số nét đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong việc khẳng định sự cần thiết của văn nghệ đối với con ngư­ời?
* GV chuyển ý sang phần 3. Gọi HS đọc:
– Trả lời cá nhân( Hs khá, giỏi) – Hs khác nhận xét, bổ sung
– Nhà văn bàn về chức năng, tác dụng của văn nghệ( một khái niệm mang tính khái quát) như­ng lại sử dụng lối nói rất giản dị, sự lựa chọn ngôn từ chính xác, gợi cảm và dễ hiểu
-Cách lập luận quy nạp àgiúp cho những luận điểm vốn là những khái niệm khó trở nên dễ hiểu và đầy sức thuyết phục.
H: Tác phẩm văn nghệ đến với con người bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy?
(Gợi ý: + T­ư tư­ởng, nội dung của văn nghệ đ­ược  thể  hiện bằng hình thức nào?                                        
+ Tác phẩm nghệ thuật tác động đến ng­ười thư­ởng thức qua con đ­ường nào,bằng cách gì?)
+ Em hãy lấy ví dụ chứng minh?
– Thảo luận 2 người – Trình bày – Nhận xét bổ sung
-Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
+TP văn nghệ chứa đựng tình yêu ghét, niềm vui buồn của con người . +Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu, thấm vào những cảm xúc, những nỗi niềm  
H: Đọc kĩ đoạn văn cuối cùng của văn bản – Đọc thầm đoạn văn cuối cùng của văn bản
H: Cho biết : So với tất cả các bộ môn khoa học khác, khi văn nghệ tác động bằng những nội dung, cách thức đặc biệt ấy, nó đã tạo ra những ­ưu việt gì tới cuộc sống của con ng­ười? H: So với hai luận điểm trên, ở luận điểm bàn về con đường văn nghệ đến với ngư­ời đọc và khả năng kì diệu của nó, nghệ thuật nghị luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi có đặc điểm gì khác? ( Hãy chỉ ra tác dụng?) + 2 HSK – GV đư­a ý kiến
Tính ư­u việt và khả năng kì diệu của con đ­ường văn nghệ đến với ngư­ời đọc: giúp con ngư­ời tự nhận thức mình, tự xây dựng mình.  
+Suy nghĩ, nêu ý kiến cá nhân  
* GV chốt:  Con đư­ờng văn nghệ đến với ngư­ời đọc là con đư­ờng độc đáo và đó cũng là sức mạnh kì diệu của văn nghệ
* GV yêu cầu HS phân tích một số tác phẩm văn nghệ để thấy khả năng và sức mạnh của nó với đời sống con người ( một số bài hát, bài thơ thời kháng chiến có tác dụng cổ vũ tinh thần chiến đấu)
– Chốt trên bảng phụ
– Nghe, ghi nhớ
 – Hs hoạt động cá nhân ( phân tích một tác phẩm )  
III. Hư­ớng dẫn HS đánh giá, khái quát.
H. Nêu những thành công về giá trị nội dung và sức mạnh của văn nghệ tác giả đề cập trong văn bản?                            
H. Đánh giá gì về nghệ thuật lập luận qua
“ Tiếng nói văn nghệ”?      
H. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ 17?
2. Hư­ớng dẫn HS nêu ý nghĩa văn bản.
H.Nêu ý nghĩa của văn bản?
* GV liên hệ mở rộng từ ý nghĩa văn bản với vấn đề nhân văn từ những rung động của văn nghệ đối với mỗi con người.
GV khái quát kiến thức trọng tâm và chuyển ý.
– Hình thành kĩ năng đánh giá tổng hợp
III. HS đánh giá, khái quát.
+HS khái quát, trả lời, HS khác bổ sung.
1. Nội dung:
Mỗi tác phẩm văn nghệ đều chứa đựng những tư tưởng, tình cảm say sưa, vui buồn yêu ghét của người nghệ sĩ về cuộc sống, về con người; mang lại những rung cảm và nhận thức khác nhau trong tâm hồn độc giả mỗi thế hệ; tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận, thế giới nội tâm của con người qua cái nhìn và tình cảm mang tính cá nhân của người nghệ sĩ.
– Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống phong phú hơn, ”làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”; là sợi dây kết nối con người với cuộc sống đời thường; mang lại niềm vui, ước mơ và những rung cảm thật đẹp cho tâm hồn.
– Sức mạnh của văn nghệ: lay động cảm xúc, tâm hồn và làm thay đổi nhận thức của con người…
2. Nghệ thuật:
– Có bố cục chặt chẽ hợp lí, cách dẫn tự nhiên.
– Có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh; dẫn chứng phong phú, thuyết phục.
– Có giọng văn chân thành, say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản.
+ HS đọc ghi nhớ SGK/ 17
2.HS nêu ý nghĩa văn bản.
+ HS nêu ý nghĩa của văn bản: Nội dung phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người.
+ HS nghe và cảm nhận và ghi bài
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Làm được bài tập từ SGK, các bài tập khắc sâu kiến thức chính.
Nhiệm vụ: Trao đổi hoạt động nhóm, động não, tư duy độc lập….Cách thực hiện như sau:  
IV. Hư­ớng dẫn HS luyện tập, áp dụng, vận dụng.
* GV chiếu CH. Yêu cầu HS làm bài tập trắc nghiệm?
– Tổ chức hs hoạt động cá nhân.
* GV: chốt kết quả
H.Giáo viên yêu cầu cho học sinh đọc và xác định đề bài làm bài tập.
Định hướng giúp HS làm
Tổ chức cho học sinh luyện tập theo nhóm:( 4 phút )
– Mỗi nhóm chọn 1 tác phẩm văn nghệ theo yêu cầu và phân tích ý nghĩa, tác động của tác phẩm ấy
– Gọi hs lên bảng làm. GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
Kĩ năng Tư duy, sáng tạo
IV.HS luyện tập, áp dụng, vận dụng.
+ Hoạt động cá nhân.
– Quan sát, chọn đáp án đúng.      + HS xác định yêu cầu của bài tập và thực hiện trên phiếu học tập.
– HS làm bài cá nhân.
– Làm việc theo nhóm ( 4 phút )
+ Nhóm 1: tác phẩm văn học
+ Nhóm 2: tác phẩm âm nhạc
+ Nhóm 3: tác phẩm điện ảnh
+ Nhóm 4: tác phẩm hội họa
– Làm ra phiếu bài tập
– Trình bày
– Nhóm khác nhận xét, bổ sung
– Nghe, ghi nhớ
H. Cáchviết NT trong Tiếng nói của VN có gì giống và khác nhau so với “Bàn về đọc sách”->   + So sánh, chỉ rõ sự giống và khác nhau.
Giống: Lập luận từ các l/cứ, giàu lí lẽ, d/chứng thể hiện sự hiểu biết và lòng nhiệt tình của người viết. Khác :Tiếng nói VN là bài NLVH nên có sự tinh tế trong ph/tích, sắc sảo trong tổng hợp, lời văn giàu h/ảnh và gợi cảm.

Câu 1: ý nào nói không đúng về tác giả Nguyễn   Đình Thi?

A.  Sinh năm 1924 và mất năm 2003

B.  Từng là Tổng thư ­ kí Hội Nhà văn Việt Nam

C.  Từng là đạo diễn điện ảnh nổi tiếng.

D.  Đ­ược trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Câu 2: Nhận định nào sau đây nêu đầy đủ nhất về nội dung của văn bản: “Tiếng nói của văn nghệ”?

A. Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con ng­ười

B. Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống xã hội.

C. Văn bản phân tích những nội dung tạo nên tiếng nói của văn nghệ và cách thể hiện rất độc đáo của văn nghệ.

D. Văn bản phân tích nội dung phản ánh, thể hiện cũng nh­ư sự khẳng định cách nói độc đáo và sức mạnh to lớn của văn nghệ đối với đời sống con ngư­ời

Câu 3: Theo tác giả, tại sao con ngư­ời cần tới tiếng nói của văn nghệ?

A. Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ phong phú hơn cuộc sống của mình.

B. Văn nghệ góp phần làm con ngư­ời vui lên, biết rung cảm và ­ước mơ.

C. Văn nghệ giúp chúng ta khám phá ra thế giới diệu kì ở ngay chính trong tâm hồn của con ngư­ời

D. Cả A, B, C

Câu 4: ý nào sau đây nói về con đ­ường độc đáo của văn nghệ đến với người đọc?

A.Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm

B.Nghệ thuật nói nhiều đến tư  t­ưởng, lắng sâu vào cảm xúc, nỗi niềm.

C.Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên đư­ờng ấy.

D.Lời gửi của văn nghệ không chỉ là những bài học đạo đức mà còn là tất cả những tình cảm, cảm xúc của ngư­ời nghệ sĩ.

Câu 5: Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này là gì?

A.    Bố cục chặt chẽ hợp lý, cách dẫn dắt tự nhiên, uyển chuyển.

B.  Phân tích cụ thể, chặt chẽ.

C.  Câu văn giàu hình ảnh.

D.  Cả A, B, C.

Đáp án: 1-C; 2- D; 3-D; 4- C; 5- D

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập   – Hs: Em có nhận xét gì về sự tác động của văn nghệ trong đời sống trẻ hiện nay? Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (Giáo án Tiếng nói của văn nghệ)

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập   –  Tìm đọc tư liệu về Mấy vấn đề về văn học hoặc Tuyển tập Nguyễn Đình Thi- tập 3. + Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* Bước IV: Giao bài, hướng dẫn học ở nhà, chuẩn bị bài ở nhà( 2p):

1. Bài vừa học:

– Nắm được các giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa của văn bản và nội dung phần Ghi nhớ.

– Tóm tắt lại hệ thống các luận điểm tác giả trình bày trong bài viết.

2. Chuẩn bị bài mới:

+ Ôn lại những phương pháp nghị luận đã học.

+ Đọc và chuẩn bị soạn bài:  Các thành phần biệt lập.

Xem thêm: Đề thi Việt Bắc theo hướng mới 2023 (Giáo án Tiếng nói của văn nghệ)

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-05 14:16:02.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*