Giáo án thơ Hai – kư của Ba Sô giúp học sinh nắm được những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của thể loại thơ hai – kư.
Tham khảo: Giáo án bài Nhàn lớp 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm chi tiết nhất
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết
– Tên bài học: Thơ hai – kư của ba sô
– Hình thức dạy: Dạy học trên lớp
– Chuẩn bị của GV và HS:
+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án/thiết kế bài học. Các slides trình chiếu (nếu có). Các phiếu học tập, bao gồm: các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu.
+ Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: Đọc trước bài trong SGK Ngữ văn 10, Tập một. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài.
Bước 2: Xác định nội dung – chủ đề bài học (Giáo án thơ Hai – kư của Ba Sô)
Cảm nhận được cái hay cái đẹp của thể thơ Hai – kư. Nắm được những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của thể loại.
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
1.Về kiến thức (Giáo án thơ Hai – kư của Ba Sô lớp 10)
– Bước đầu hiểu được nội dung thể loại thơ mới lạ này, từ đó cảm nhận được cái hay cái đẹp của thể thơ Hai – kư.
– Nắm được những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của thể loại.
2. Về kĩ năng
Rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu về một thể thơ mới
3 .Thái độ, phẩm chất
– Thái độ: Có ý thức đọc hiểu những bài thơ mới
– Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…
4. Phát triển năng lực
– Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
– Năng lực riêng: Năng lực tự học, hợp tác. Hình thành năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức, năng lực vận dụng kiến thức tiếng Việt vào đọc hiểu các văn bản văn học khác.
Bước 4: Thiết kế tiến trình bài học (Giáo án thơ Hai – kư của Ba Sô)
Hoạt động của GV và HS | Nội dung bài học |
Hoạt động 1: Khởi động Bước 1: GV giao nhiệm vụ: *GV: +Trình chiếu tranh ảnh về đất nước, văn hóa Nhật Bản cho hs xem +Chuẩn bị bảng lắp ghép * HS: + Nhìn hình đoán tác giả thơ nước ngoài + Lắp ghép tác phẩm với tác giả Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Bước 4: GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Khi nhắc đến văn học Nhật Bản, chúng ta không thể quên một thể thơ độc đáo, đó là thơ Hai – kư và hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thể thơ. | – Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. – Có thái độ tích cực, hứng thú. |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Thao tác 1: Tìm hiểu phần tiểu dẫn. – Mục tiêu: Giúp học sinh: + Bước đầu hiểu được nội dung thể loại thơ mới lạ này, từ đó cảm nhận được cái hay cái đẹp của thể thơ Haikư. + Nắm đựợc những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của thể loại. – Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ. – Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi. – Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập, làm việc nhóm – Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – Hãy nêu những hiểu biết của mình về Ba-sô? – Em hiểu như thế nào về thể thơ hai-kư? – Thơ Hai-cư có những đặc điểm nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. Tác giả: Matsuo Bashô (1644 – 1694) – Là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản. – Gia đình võ sĩ cấp thấp. – Khoảng năm 28 tuổi ông đến Ê- đô (nay là Ki-ô tô), sinh sống và làm thơ hai – cư với bút danh là Ba sô. Thơ hai cư là thể thơ dân tộc của nước Nhật + Thể thơ: ngắn nhất thế giới: 17 âm tiết chia làm ba đoạn với rất ít từ. + Quý ngữ: từ chỉ mùa -> dấu hiệu cho biết bài thơ làm vào thời điểm nào -> nói về cảnh vật trước mắt, là thơ của hiện tại -> gắn bó sâu sắc với thiên nhiên. + Thủ pháp tượng trưng: lựa chọn những chi tiết đặc sắc nhất của sự vật có thể biểu hiện toàn thể -> thuỷ mặc. + Nội dung: một khoảnh khắc của sự vật và đỉnh điểm của cảm xúc. + Thiên nhiên và triết lý về thiên nhiên: thiên nhiên bình thường, nhỏ bé, dễ bị lãng quên… + Cảm thức thẩm mỹ: có những nét thấm mỹ riêng, rất cao và tinh tế. Haikư đề cao cái vắng lặng (sabi), đơn sơ (wabi), u huyền, mềm mại, nhẹ nhàng (karumi)… + Ngôn ngữ: mang tính gợi chứ không tả, ít tính từ và trạng từ. Kiệm lời đến tối đa. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức Thao tác 2: Tìm hiểu những bài thơ 1,2,3,6. – Mục tiêu: Giúp học sinh: + Bước đầu hiểu được nội dung thể loại thơ mới lạ này, từ đó cảm nhận được cái hay cái đẹp của thể thơ Haikư. + Nắm đựợc những đặc điểm nghệ thuật cơ bản của thể loại. – Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ. – Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi. – Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập, làm việc nhóm – Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 4 nhóm Nhóm 1: Ba-sô ghi lại sự thực gì trong cuộc đời của ông? Bài thơ gợi lên tình cảm gì? Liên hệ với thơ Chế Lan Viên về tình cảm này mà em biết? Nhóm 2: Tìm quý ngữ ở bài 2? – Gắn bài thơ với hiện thực cuộc đời Ba-sô để cắt nghĩa nó? Gv gợi mở: Bài thơ này được viết trong một hoàn cảnh tâm lí đặc biệt. Năm Ba-sô 40 tuổi, ông du hành đến vùng Ka-sai, nơi gần nhà nên đã ghé về thăm quê mới biết mẹ đã mất. Người anh đưa cho ông di vật của mẹ là một mớ tóc bạc… Nhóm 3: ý nghĩa của hình ảnh mái tóc bạc? – Tìm và phân tích ý nghĩa của quý ngữ? – Hình ảnh dòng “lệ trà nóng hổi” cho thấy tình cảm của tác giả với mẹ ntn? Gv gợi mở: Hồ Bi-oa- hồ lớn nhất của Nhật Bản, giống hình cây đàn tì bà, rất đẹp. Xung quanh hồ, người ta trồng rất nhiều hoa anh đào. Khi gió thổi, cánh hoa đào rụng lả tả như mưa hoa. Cánh hoa mong manh rụng xuống mặt hồ làm nó lăn tăn sóng gợn… Nhóm 4: Tìm quý ngữ trong bài thơ? – Em nhận xét gì về khung cảnh thiên nhiên mà bài thơ gợi lên? – Tìm mối tương giao của cảnh? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. Nhóm 1: Bài một – Quý ngữ: Mùa thu- mùa sương. – Tứ thơ: Đất khách, đất lạ hóa thành quê khi đã 1 thời gian sống và gắn bó- xa cách. – Có thể chịu ảnh hưởng của bài : “ Độ tang càn” (kiền) – Qua bến Tang càn của Giả Đảo đời Đường Phiên âm: Khách xá tinh châu dĩ thập xương. Quy tâm nhật dạ ức Hàm Dương. Vô đoan cách độ tang càn thủy. Khước vọng tinh châu thị cố hương. Dịch thơ: Tinh Châu đất khách trải 10 hè. Hôm sớm Hàm Dương bụng nhớ về. Qua bến Tang càn vô tích nữa Tinh Châu ngoảnh lại đã thành quê – Gần với tứ thơ của Chế Lan Viên “ Khi ta ở…. tâm hồn” – Cách biểu hiện tứ thơ súc tích, rất gợi, không còn những liên tưởng gián tiếp. Nhóm 2: Bài 2 – Quý ngữ: chim đỗ quyên ” mùa hè. – Sự thực cuộc đời Ba-sô: ở kinh đô (10 năm) ” về quê (20 năm) ” trở lại kinh đô. – Ở kinh đô mùa hè (hiện tại) ” nhớ kinh đô xưa- kỉ niệm đã qua ” nỗi niềm hoài cổ. Nhóm 3. Bài 3 – Hình ảnh mái tóc bạc ” di vật của người mẹ đã mất; biểu tượng cho cuộc đời vất vả một nắng hai sương của người mẹ. – Quý ngữ: làn sương thu ” hình ảnh đa nghĩa: + Giọt lệ như sương. + Tóc mẹ như sương. + Đời người như giọt sương- ngắn ngủi, vô thường. – Hình ảnh dòng “lệ trào nóng hổi” ” nỗi xót xa, đau đớn vì mất mẹ ” tình cảm mẫu tử cảm động. Nhóm 4: Bài 6 – Quý ngữ: hoa anh đào ” mùa xuân. – Cảnh những cánh hoa đào rụng lả tả làm mặt hồ lăn tăn sóng gợn ” cảnh tĩnh, đơn sơ, giản dị và đẹp. – Triết lí Thiền tông: sự tương giao của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức | I : Tìm hiểu chung 1) Tác giả Ba Sô – Quê quán: I- ga (nay là tỉnh Mi-ê) – Gia đình: Võ sĩ cấp thấp – Bản thân: + 30 tuổi chuyển đến Ê- đô (Tôkyô) sống và sáng tác thơ Hai-kư với bút danh Ba Tiêu. + 10 năm cuối đời đi khắp đất nước viết du kí và làm thơ Hai cư. Mất ở Ô xa ka năm 50 tuổi. + Tác phẩm nổi tiếng nhất: Lối lên miền Ô ku.( 1698) 2) Về thể thơ Hai- cư. a/ Hai-kư ( Hai cu hoặc Hai – Kai) – Hình thức: Vào loại ngắn nhất thế giới – cả bài chỉ gồm 17 âm tiết ngắt thành 3 đoạn: 5-7-5. – Nguyên bản tiếng Nhật chỉ có 1 hàng.(1 câu thơ) – 3 dòng thơ có chức năng như sau: + Dòng 1: Giới thiệu. + Dòng 2: Tiếp tục ý trên chuẩn bị cho dòng 3. + Dòng 3: Kết lại ý thơ nhưng không rõ ràng, mở ra suy ngẫm, cảm xúc cho người đọc. b/ Đặc điểm. – 1 phong cảnh, 1 vài sự vật cụ thể thể hiện 1 tứ thơ, 1 xúc cảm, suy tư của người viết – Thời điểm xác định theo mùa: quý ngữ( ki-go) – từ chỉ mùa bắt buộc trong mỗi bài thơ. – Thủ pháp tượng trưng. + Thể hiện 1 khoảnh khắc của cảnh vật và đỉnh điểm cảm xúc ( hàm xúc gợi mà không tả) + Thiên nhiên và triết lí về thiên nhiên: Tìm cái đẹp trong những hình ảnh giản dị, bình thường của thiên nhiên. + Thấm đẫm tinh thần thiền tông Phật giáo và tinh thần văn hóa phương Đông- cách nhìn nhất thể hóa: Trời – đất, con người vạn vật … là 1 quan hệ khăng khít. + Ngôn ngữ : dùng ít các tính từ, trạng từ cụ thể hóa sự vật, hạn chế tưởng tượng của người đọc. Dùng nhiều danh, động từ gợi tưởng tượng, suy ngẫm, + Mơ hồ là đặc điểm ngôn ngữ quan trọng. II. Đọc – hiểu văn bản (Giáo án thơ Hai – kư của Ba Sô) 1. Bài một: – Ghi lại sự thực về cuộc đời nhiều biến đổi, lãng du của Ba-sô: quê ở Mi-ê, lên Ê-đô (Tô-ki-ô) ở được 10 năm rồi trở về thăm quê. – Gợi tình cảm tha thiết, chân thành với miền đất từng gắn bó: Ê-đô. Cố hương- quê cũ( nơi gắn bó máu thịt. – Liên hệ: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn” (Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên). 2) Bài hai. – Quý ngữ: Chim đỗ quyên: Mùa hè. – Sự chuyển đổi cảm giác: Âm thanh tiếng chim gợi nhớ kinh đô – Ở kinh đô mùa hè- hiện tại, mà nhớ kinh đô xưa- kỉ niệm đã qua. – Liên hệ với 2 câu thơ của Bà huyện Thanh Quan: « Nhớ nước đau lòng…. cái gia gia », -> Cả 2 bài thơ nói đến tình cảm gắn bó sâu nặng với mảnh đất mình đã và đang sống nhưng mỗi bài có cách thể hiện riêng. 3. Bài ba. – Quý ngữ: Làn sương thu, làn tóc mẹ + Làn sương thu: cuộc đời ngắn ngủi, mong manh như sương hay là dòng nước mắt khóc xót thương của người con. – 1684, Ba sô 40 tuổi. Từ xa trở về thăm nhà. Về đến nơi mới hay tin mẹ mất.Người anh đưa cho ông di vật của mẹ đó là mái tóc bạc. Ông viết bài thơ này – Hiểu được mớ tóc, di vật còn lại của mẹ, Ba-sô cầm trong tay. Hình ảnh “Làn sương thu” mơ hồ gợi ra nỗi buồn trống trải bởi công sinh thành dưỡng dục chưa được báo đền. Tình mẫu tử khiến người đọc rưng rưng. 4) Bài sáu – Quý ngữ: Hoa anh đào- Mùa xuân. – Hoa anh đào rụng lả tả như mây hoa rơi xuống làm làn nước hồ gợn sóng – Triết lí: sự tương giao các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, thiên nhiên. Theo quan niệm Thiền tông và Lão Trang, thế giới không phải bao gồm những sự vật đơn lẻ, mà tất cả các sự vật đều tác động, chuyển hóa lẫn nhau. Triết lí sâu sắc nhưng được thể hiện bằng những hình tượng giản dị, nhẹ nhàng. Đó chính là cảm xúc thẩm mỹ nhẹ nhàng trong thơ Ba- sô |
Hoạt động 3: Luyện tập (Giáo án thơ Hai – kư của Ba Sô) Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Câu hỏi 1: Bài thơ sau đây của Ba-sô miêu tả cảnh gì ? Trên cành khô/chim quạ đậu/chiều thu a. Một chiều thu bình dị. b. Một chiều thu cô tịch, úa tàn c. Một bức tranh thu sống động. d.Một mùa thu buồn man mác Câu hỏi 2: Bài thơ sau đây của Ba-sô thể hiện điều gì ? Lệ trào nóng hổi/tan trên tay tóc mẹ/ làn sương thu a. Xúc động khi gặp lại mẹ sau ngày tháng xa cách b. Mong ước được trở lại gặp mẹ c. Đau buồn khi nghe tin mẹ mất nhưng không trở về thăm mẹ được d. Nỗi đau đớn khi cầm trên tay mớ tóc bạc của người mẹ đã mất Câu hỏi 3:Dòng nào sau đây nêu nhận xét về đặc sắc trong sự cảm nhận và miêu tả thiên nhiên trong thơ của Ba-sô và Bu-son không chính xác: a. Thiên nhiên hiện lên trong cảm xúc của con người b. Cảnh và tình,con người và thiên nhiên giao hoà tinh tế c. Đằng sau mỗi bức tranh thiên nhiên là cả một không gian bao la cho trí tưởng tượng của người đọc d. Ẩn đằng sau bức tranh thiên nhiên là bóng dáng xã hội đương thời trên con đường suy thoái. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Bước 3: HS báocáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Bước 4: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức | TRẢ LỜI b. Một chiều thu cô tịch, úa tàn d. Nỗi đau đớn khi cầm trên tay mớ tóc bạc của người mẹ đã mất d. Ẩn đằng sau bức tranh thiên nhiên là bóng dáng xã hội đương thời trên con đường suy thoái. |
Hoạt động 4: Vận dụng (Giáo án thơ Hai – kư của Ba Sô) Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Sưu tầm thêm một số bài thơ Hai cư và nêu cách hiểu về những bài thơ đó? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ – Đứng trước biển, trước những chuyển động của đất trời, con người càng ý thức về bản ngã của mình và lắng nghe được bước chuyển của thiên nhiên: Bể động Trải ra phía đảo Sađô Sông ngân hà (Bashô) Một cánh hoa Asagaô ban mai vô tình rơi xuống giếng cũng đủ làm xao động tâm hồn người thi sĩ: A! hoa Asagaô Dây gàu vương hoa bên giếng Đành xin nước nhà bên (Chiyô) Trong làn nước trong xanh, vào buổi sớm tĩnh lặng, người ta không nỡ làm tan biến đóa hoa Asagaô nhỏ nhoi vương vào dây gàu. Phải chăng tác giả muốn nâng niu, gìn giữ đóa hoa Asagaô vì nó mang tên “gương mặt buổi sớm” hay chính nhà thơ không muốn khấy động những giây phút huyền diệu của một buổi sớm mai. Ở đây hoa và người như hòa làm một hóa thân vào thế giới đầy lung linh huyền ảo và rồi người lấy nước phải lặng Bước 4: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức | – Đứng trước biển, trước những chuyển động của đất trời, con người càng ý thức về bản ngã của mình và lắng nghe được bước chuyển của thiên nhiên: Bể động Trải ra phía đảo Sađô Sông ngân hà (Bashô) Một cánh hoa Asagaô ban mai vô tình rơi xuống giếng cũng đủ làm xao động tâm hồn người thi sĩ: A! hoa Asagaô Dây gàu vương hoa bên giếng Đành xin nước nhà bên (Chiyô) Trong làn nước trong xanh, vào buổi sớm tĩnh lặng, người ta không nỡ làm tan biến đóa hoa Asagaô nhỏ nhoi vương vào dây gàu. |
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo Bước 1:GV giao nhiệm vụ: Tìm quý ngữ cho một số bài thơ Hai – kư sau? Khi nhìn kĩ Tôi thấy Nazma nở hoa Bên hàng dậu (Bashô) Ôi chim cu Bay lượn và ca hát Bận rộn xiết bao (Bashô) Trăng thu Suốt đêm tôi dạo Loanh quanh bên hồ(Bashô) Cây chuối trong gió thu Ta nghe giọt mưa rơi tí tách Rơi vào bể đêm (Bashô) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Bước 4: GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức | Quý ngữ: Mùa xuân – bông hoa đại nazma nở e ấp bên hàng dậu Khi nhìn kĩ Tôi thấy Nazma nở hoa Bên hàng dậu (Bashô) Quý ngữ: Miêu tả cảnh sắc mùa hè bằng tiếng cu gáy: Ôi chim cu Bay lượn và ca hát Bận rộn xiết bao (Bashô) Quý ngữ: Mùa thu với những đêm dài thanh vắng và những ánh trăng suông buồn bã: Trăng thu Suốt đêm tôi dạo Loanh quanh bên hồ (Bashô) Quý ngữ: Một bức tranh mùa thu ban đêm thật buồn và hiu quạnh, có gió, có mưa, có tiếng xào xạc, tí tách trong vườn chuối được chấm phá như một bức tranh thủy mặc Cây chuối trong gió thu Ta nghe giọt mưa rơi tí tách Rơi vào bể đêm (Bashô) |
Xem thêm: Giáo án Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Originally posted 2020-03-13 23:40:07.
Để lại một phản hồi