Giáo án nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Giáo án nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy và rèn luyện kỹ năng lập luận cho học sinh.

Giáo án nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 1

Giáo án nghị luận về một hiện tượng đời sống ngắn gọn nhất

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức :

– Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

2. Kỹ năng :

– Rèn kỹ năng lập luận, viết bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.

– Nhận thức rõ nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống là một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống.

3. Thái độ:

– Hình thành thói quen đánh giá các sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội một cách khách quan

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức :

– Đặc điểm yêu cầu của kiểu thành phần bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

2. Kỹ năng :

– Làm văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

3. Thái đô:  nghiêm túc trong việc đánh giá các sự việc, hiện tượng tốt xấu trong xó hội và làm bài văn nghị luận.

4. Kiến thức tích hợp

– Tích hợp với thực tế xã hội: các sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội.

– Môn Văn: các văn bản

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ:

1. Thầy: – Mỏy chiếu, Bảng phụ, phiếu học tập.

     – Chuẩn kiến thức kĩ năng, sách tham khảo.

2. Trũ:   – Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.

     – Chuẩn bị phiếu học tập, sách BT, BTTN

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

* B­ước I. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp và yêu cầu các tổ trư­ởng báo cáo kết quả kiểm tra việc học và soạn bài ở nhà của lớp.

* B­ước II. Kiểm tra bài cũ:(4-5’)

+ Mục tiêu:    Kiểm tra ý thức chuẩn bị bài ở nhà.

+ Ph­ương án: Kiểm tra tr­ước khi tìm hiểu bài

          – Phép phân tích và phép tổng hợp trong văn nghị luận là gì?

– Mối quan hệ giữa hai phép lập luận này?

 * B­ước III: Tổ chức dạy và học bài mới:

Tham khảo: Sơ đồ tư duy Bình ngô đại cáo ngắn gọn.

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

+ Ph­ương pháp: thuyết trình, trực quan.

+ Thời gian:  1-2p

+ Hình thành năng lực: Thuyết  trình

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– GV cho hs quan sát một số bức tranh về một số sự vật hiện tượng trong đời sống xã hội, yêu cầu hs nhận xét
– Từ phần nhận xét của hs, gv dẫn vào bài mới.
– Ghi tên bài
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, thuyết trình
– HS quan sát, nhận xét
– HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy.
– Ghi tên bài

HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

+ Ph­ương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình. Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, vận dụng thực hành, hệ thống hóa kiến thức.

+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não và dùng phiếu học tập (Vở luyện Ngữ Văn).

+ Thời gian:  Dự kiến 20-22p

+ Hình thành năng lực:Giao tiếp:  nghe, nói, đọc; giải quyết vấn đề, phân tích, hợp tác  

I.Hư­­ớng dẫn HS tìm hiểu bài: 1.Hư­­ớng dẫn HS tìm hiểu văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.   *GVtrình chiếu văn bản Bệnh lề mề của Phương Thảo lên màn hình, cho H.S đọc.
H. Trong văn bản trên tác giả bàn về hiện tượng gì trong đời sống?  
H. Hiện tượng ấy có những biểu hiện cụ thể như thế nào?  
H. Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?      
H. Để làm cho người đọc nhận ra hiện tượng này tác giả dùng lí lẽ, dẫn chứng để phân tích căn bệnh thế nào?
H. Có thể có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?  
H. Trong bài viết, tác giả phân tích những tác hại gì của bệnh lề mề?  
H. Bài viết đánh giá hiện tượng ấy ra sao?
H. Theo em bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?        
H. Các thao tác người viết triển khai trong văn bản trên là hình thức nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Em hiểu gì về kiểu bài nghị luận này?  
H. Về nội dung, yêu cầu của kiểu bài này phải đạt được những yêu cầu gì?  
H. Về hình thức, yêu cầu của kiểu bài này thế nào? (Bố cục, luận điểm, lời văn
* GV gọi HS đọc lại 3 chấm đậm phần Ghi nhớ.
H. Gọi HS đọc ghi nhớ
* GV khái quát toàn bài và chốt kiến thức trọng tâm và chuyển ý.
Hình thành các Kĩ năng nghe, nói, đọc ,phân tích hợp tác
I. HS tìm hiểu bài:
1. HS tìm hiểu văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
+ HS động não và suy nghĩ trả lời câu hỏi.Quan sát và đọc ví dụ  
+ HS trao đổi nhóm bàn
+ Văn bản bàn về hiện tượng: Bệnh lề mề (giờ cao su) một căn bệnh khá phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay.
+ Phát hiện, trả lời.
– Sai hẹn
– Đến chậm
– Thiếu tôn trọng người khác.
+ HS trao đổi trả lời :
* Trong bài viết tác giả phân tích và nêu rõ vấn đề được quan tâm của bệnh lề mề:
– Xuất hiện trong nhiều cơ quan, đoàn thể trở thành căn bệnh khó chữa.
+ Suy nghĩ, trả lời cá nhân
+ Căn bệnh này có nhiều biểu hiện khác nhau:
– Đi họp – Đi hội thảo và kèm theo suy nghĩ của mình về hiện tượng đó: “Hiện tượng này xuất hiện ở nhiều cơ quan, đoàn thể trở thành một bệnh khó chữa.”
+ HS phát hiện, chỉ ra nhưng nguyên nhân.
– Coi thường việc chung.
– Thiếu lòng tự trọng.
– Đề cao mình mà không tôn trọng người khác.
+ HS liệt kê tác hại
– Làm phiền mọi người.
– Làm mất thời gian của người khác.
– Tạo ra tập quán không tốt.
+ Suy nghĩ, trả lời.
– Phải kiên quyết chữa bệnh lề mề.
– Vì cuộc sống văn minh hiện đại, mọi người phải biết tôn trọng và hợp tác với nhau.
+ Suy nghĩ, rút ra nhận xét.
+ Rất mạch lạc, chặt chẽ vì:
– Đoạn đầu: người viết nêu nhận định.
– Các đoạn 2, 3, 4: người viết phân tích nguyên nhân, tác hại của bệnh lề mề.
– Đoạn kết: người viết đề ra những biện pháp để khắc phục. + Khái quát, trả lời, HS khác bổ sung.
– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê, hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
+ Xác định, nêu yêu cầu.
Về nội dung kiểu bài này phải:
– Nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề.
– Phải phân tích được mặt đúng, mặt sai, mặt lợi, mặt hại của sự việc, hiện tượng.
– Phải chỉ ra được nguyên nhân, bày tỏ rõ quan điểm, thái độ của người viết.
+ Chỉ rõ yêu cầu về hình thức.  
Về hình thức:
– Bài viết phải có bố cục mạch lạc.
– Luận điểm phải rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp.
– Lời văn chính xác, sống động.
* Đọc, nghe, tự cảm hiểu. HS đọc ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.
+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, tái hiện thông tin, phân tích, so sánh.
+ Thời gian: Dự kiến 8 -12p
+ Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo .
II.Hư­­ớng dẫn HS luyện tập, củng cố.
H. Những đơn vị kiến thức gì các em cần nắm vững qua bài học hôm nay?
* Gọi HS đọc yêu cầu BTTN và trả lời, làm bài vào phiếu học tập để củng cố kiến thức.
* Cho HS xác định yêu cầu được nêu ra trong bài tập.  
* HS tìm, xác định các gương sau:  
* Cho HS xác định yêu cầu được nêu ra trong bài tập
– Kĩ năng tư duy, sáng tạo
II. HS luyện tập, củng cố.  
HS khái quát kiến thức trọng tâm qua nội dung ghi nhớ SGK
* HS xác định yêu cầu được nêu ra trong bài tập.  
* HS tìm, xác định các gương sau:  
* HS xác định yêu cầu được nêu ra trong bài tập.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo khi sử dụng phép lập luận giải thích

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
– Hs : Tìm một số sự việc hiện tượng đáng biểu dương và đáng phê phán trong trường em ?
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
– Sưu tầm các đoạn văn nghị luận về các sự việc hiện tượng đời sống mà em biết
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* B­ước IV: Giao bài, hư­ớng dẫn học ở nhà, chuẩn bị bài ở nhà( 2p):

1. Bài vừa học:

– Học thuộc nội dung ghi nhớ và nắm chắc cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống..

– Hoàn thiện bài tập vào vở bài tập.

2. Chuẩn bị bài mới:

– Đọc và trả lời câu hỏi chuẩn bị trước bài:

  Cách làm bài nghị luận về một sự vật, hiện tượng đời sống.

Xem thêm: Dàn ý bài thơ Nói với con hay nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-05 14:10:11.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*