Giáo án Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX giúp học sinh nắm vững một số đặc điểm lớn về nội dung và hình thức của văn học trung đại Việt Nam trong quá trình phát triển.
Tham khảo: Uy lít xơ trở về giáo án hay nhất trích sử thi Ô-đi-xê Hô-me-rơ
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết
– Tên bài học: “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”
– Hình thức dạy: Dạy học trên lớp
– Chuẩn bị của GV và HS:
+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án/thiết kế bài học. Các slides trình chiếu (nếu có). Các phiếu học tập, bao gồm: các sơ đồ để HS điền thông tin, các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu.
+ Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: Đọc trước bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”trong SGK Ngữ văn 10, Tập một. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài. Các sản phẩm chuẩn bị được giao (diễn kịch, thực hiện hoạt động nhóm trong dạy học dự án…)
Bước 2: Xác định nội dung – chủ đề bài học (Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
– Các thành phần chủ yếu và các giai đoạn phát triển của văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
– Nắm vững một số đặc điểm lớn về nội dung và hình thức của văn học trung đại Việt Nam trong quá trình phát triển.
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học
1. Về kiến thức (Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
– Nắm được các thành phần chủ yếu và các giai đoạn phát triển của văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
– Nắm vững một số đặc điểm lớn về nội dung và hình thức của văn học trung đại Việt Nam trong quá trình phát triển.
2. Về kĩ năng
a. Về kĩ năng chuyên môn
– Biết cách khái quát kiến thức.
b. Về kĩ năng sống
– Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm.
3. Về thái độ, phẩm chất
– Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu, niềm tự hào về di sản văn học dân tộc.
– Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…
4.Phát triển năng lực
– Năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
– Năng lực riêng:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày
+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học
+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…
Bước 4: Thiết kế tiến trình bài học (Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
1. Hoạt động khởi động
Hoạt động của Thầy và trò | Kiến thức cần đạt |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp học thành 4 nhóm tham gia trò chơi: Kể tên các tác giả, tác phẩm của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X – XIX. Nhóm nào kể đúng và được nhiều, nhóm đó chiến thắng Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức GV dẫn dắt vào bài mới: Văn học Việt Nam trung đại phát triển qua mười thế kỉ và đã đạt được nhiều thành tựu có giá trị to lớn đối với nền văn học dân tộc. Bài học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em khái quát những đặc điểm của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. | HS nêu đúng tên các tác giả và tác phẩm thuộc văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. |
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
Thao tác 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các thành phần chủ yếu của nền văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được hai thành phần chủ yếu của văn học Việt Nam trung đại. – Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm. – Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm. – Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Nhóm 1- 2: Em hãy nêu các thành phần của văn học từ X – XIX? Nhóm 3 -4: Thành phần VH chữ Hán và chữ Nôm được biểuhiện cụ thể như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam trung đại Mục tiêu: Giúp học sinh nắm các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam trung đại. – Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm. – Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm. – Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm tìm hiểu một giai đoạn văn học theo các phương diện: bối cảnh lịch , đặc điểm nội dung và nghệ thuật, thành tựu, tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Nhóm 1: Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV Nhóm 2: Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII. Nhóm 3: Từ đầu thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX. Nhóm 4: Nửa cuối thế kỉ XIX. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức Thao tác 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Việt Nam trung đại Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được hai thành phần chủ yếu của văn học Việt Nam trung đại. – Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm. – Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm. – Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Nhóm 1: Văn học từ X – XIX có những đặc điểm lớn nào về nội dung? Nhóm 2: Chủ nghĩa yêu nước có những biểu hiện nào? Nhóm 3: Những biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại? Nhóm 4: Cảm hứng thế sự được thể hiện như thế nào trong văn học trung đại ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức Thao tác 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đặc điểm lớn về mặt nghệ thuật của văn học Việt Nam trung đại Mục tiêu: Giúp học sinh nắm các đặc điểm lớn về mặt nghệ thuật của văn học Việt Nam trung đại. – Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm. – Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm. – Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia HS thành 4 nhóm, chuyển giao nhiệm vụ: Nhóm 1: Thế nào là tính quy phạm? Vì sao văn học Việt Nam trung đại vừa tuân thủ tính quy phạm vừa phá vỡ tính quy phạm? Nhóm 2: Vì sao nói văn học Việt Nam trung đại có khuynh hướng trang nhã và bình dị? Nhóm 3 – 4: Việc tiếp thu và dân tộc hóa tinh hóa văn hóa, văn học nước ngoài được biểu hiện như thế nào trong văn học trung đại Việt Nam? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức | I. Các thành phần chủ yếu của nền văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX 1. Văn học chữ Hán – Nền văn học viết bằng chữ Hán, xuất hiện sớm , tồn taị trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại. – Thể loại : Tiếp thu thể loại của văn học Trung Quốc: Chiếu, biểu, hịch, cáo, truyền kì, tiểu thuyết chương hồi … 2 . Văn học chữ Nôm – Sáng tác bằng chữ Nôm – ra đời muộn hơn văn học chữ Hán – Thể loại : Chủ yếu là thơ, ít có tác phẩm văn xuôi , phú , văn tế … II. Các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX 1.Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV: a. Hoàn cảnh lịch sử: Bảo vệ tổ quốc, lập nhiều kì tích trong kháng chiến chống ngoại xâm, chế độ phong kiến Việt Nam phát triển đi lên. b. Nội dung: Yêu nước với âm hưởng hào hùng ( hào khí Đông A ). c. Nghệ thuật: – Văn học chữ Hán: văn chính luận, văn xuôi về lịch sử, thơ phú (ví dụ SGK). – Văn học chữ Nôm: Một số bài thơ phú Nôm. d. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: SGK 2.Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết XVII: a. Hoàn cảnh lịch sử: – Kì tích trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. – Chế độ phong kiến Việt Nam đạt đến đỉnh cao cực thịnh, sau đó có những biểu hiện khủng hoảng. b. Nội dung: Từ nội dung yêu nước với âm hưởng ngợi ca chuyển sang nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến trên lập trường đạo đức với cảm hứng củng cố, phục hồi xã hội thái bình thịnh trị. c. Nghệ thuật: – Văn học chữ Hán: văn chính luận, văn xôi tự sự. – Văn học chữ Nôm: có sự Việt hoá, sáng tạo những thể loại văn học dân tộc (thơ Nôm, khúc ngâm, diễn ca lịch sử). d. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: SGK 3. Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế XIX: a. Hoàn cảnh lịch sử: – Chế độ phong kiến suy thoái. – Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ( Nguyễn Huệ) lật đổ tập đoàn PK Đàng trong (chúa Nguyễn) và Đàng ngoài( vua Lê chúa Trịnh), đánh tan giặc ngoại xâm ( quân Xiêm quân Thanh ) – Triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến, hiểm hoạ xâm lược của thực dân Pháp. b. Nội dung: Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. c. Nghệ thuật: – Thơ Nôm được khẳng định và đạt tới đỉnh cao. – Văn xuôi tự sự chữ Hán: tiểu thuyết chương hồi. d. Tác giả tác phẩm tiêu biểu: SGK 4. Giai đoạn nửa cuối XIX: a. Hoàn cảnh lịch sử: – Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Nhân dân bất khuất chống giặc ngoại xâm, – Xã hội Việt Nam là xã hội thực dân nữa phong kiến, văn hoá phương Tây ảnh hưởng tới đời sống xã hội Việt Nam. b. Nội dung: – Văn học yêu nước mang âm hưởng bi tráng. -mThơ ca trữ tình, trào phúng ( Nguyễn Khuyến, Tú Xương ). c. Nghệ thuật: – Thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương là thành tựu nghệ thuật đặc sắc. – Sáng tác chủ yếu vẫn theo những thể loại và thi pháp truyền thống. – Một số tác phẩm văn xuôi chữ quốc ngữ đã bắt đầu đổi mới theo hướng hiện đại hóa. d. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: SGK III. Những đặc điểm lớn về nội dung văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX 1. Chủ nghĩa yêu nước – Là nội dung lớn xuyên suốt. – Biểu hiện: + Gắn với tư tưởng “ trung quân ái quốc”. + Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc. + Lòng căm thù giặc, xót xa bi tráng lúc nước mất nhà tan. + Tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thu. + Biết ơn ca ngợi những người hi sinh vì nước. + Trách nhiệm khi xây dựng đất trong thời bình. + Tình yêu thiên nhiên. * Tác phẩm tiêu biểu : Nam quốc sơn hà , (Lý Thường Kiệt) , Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) 2 . Chủ nghĩa nhân đạo – Cũng là nội dung lớn xuyên suốt. – Bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo, từ VHDG, tư tưởng Phật giáo, Nho giáo , Đạo giáo. – Biểu hiện: + Lối sống “ thương người như thể thương thân ”. + Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người. + Khẳng định đề cao phẩm chất tài năng, những khát vọng chân chính ( quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, công lí, chính nghĩa…) của con người + Cảm thông chia sẻ với số phận bất hạnh của con người. * Tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều (Nguyễn Du) ,Cung Oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn) 3. Cảm hứng thế sự: – Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về cuộc sống con người, về việc đời. – Tác giả hướng tới hiện thực cuộc sống, xã hội đương thời để ghi lại “những điều trông thấy”. – Viết về nhân tình thế thái: Nguyễn Bỉnh Khiêm. – Đời sống nông thôn: Nguyễn Khuyến. – Xã hội thành thị: Trần Tế Xương. IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ X- hết XIX: 1.Tính qui phạm và sự phá vỡ tính qui phạm: – Sự qui định chặt chẽ theo khuôn mẫu: thiên về ước lệ, tượng trưng. – Tác giả tài năng: vừa tuân thủ vừa phá vỡ tính qui phạm, phát huy cá tính sáng tạo. 2.Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị: – Hướng tới vẻ tao nhã, mỹ lệ trang trọng cao cả. – Có xu hướng đưa văn học gần với đời sống hiện tực, tự nhiên, bình dị. 3. Tiếp thu và dân tộc hóa tinh thần văn học nước ngoài: – Tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc. – Dân tộc hoá: Sáng tạo chữ Nôm, Việt hoá thơ Đường luật thành thơ Nôm Đường luật, sáng tạo các thể thơ dân tộc ( lục bát, song thất lụt bát, hát nói) sử dụng lời ăn tiếng nói nhân dân trong sáng tác. -> VHTĐ phát triển gắn bó với vận mệnh đất nước và nhân dân, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của văn học thời kì sau. |
3. Hoạt động luyện tập (Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
Hoạt động của GV – HS Mục tiêu: Giúp học sinh nắm các đặc điểm lớn của văn học Việt Nam trung đại. – Kĩ thuật dạy học: công não – thông tin phản hồi, thảo luận nhóm. – Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với làm việc nhóm. – Các bước thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu hs đọc và trả lời câu hỏi. Câu 1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (văn học trung đại) gồm những thành phần văn học: a. Văn học chữ Hán. b. Văn học chữ Nôm. c. Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. d. Văn học chữ quốc ngữ. Câu 2. “Hào khí Đông A” là nội dung cơ bản của văn học trung đại giai đoạn: a. Giai đoạn 1 (TK X đến TK XIV). b. Giai đoạn 2 (TK XV đến TK XVII). c. Giai đoạn 3 (TK XVIII đến nửa đầu TK XIX) d. Giai đoạn 4 (nửa cuối TK XIX) Câu 3.Tác giả văn học yêu nước xuất sắc nhất giai đoạn 4 (nửa cuối TK XIX) là: a. Nguyễn Khuyến b. Nguyễn Đình Chiểu. c. Trần Tế Xương. d. Trần Quốc Tuấn Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức | Kiến thức cần đạt Trả lời: 1= c 2= a 3= b |
4. Hoạt động vận dụng (Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
Hoạt động 4: Vận dụng Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu hs đọc và trả lời câu hỏi. Viết đoạn văn khoảng 5 câu bày tỏ suy nghĩ của mình về chủ nghĩa yêu nước trong tác phẩm “Nam quốc sơn hà” (Lý Thường Kiệt) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: suy nghĩ, thảo luận, ghi vào bảng phụ. GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả HS mỗi nhóm cử đại diện, báo cáo kết quả thảo luận. GV quan sát, hỗ trợ. Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức | Gợi ý: – Cần nêu được lòng tự tôn dân tộc, khẳng định chủ quyền dân tộc – Yêu nước gắn với yêu vua… |
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS sưu tầm những bài viết phê bình văn học về văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (đăng trên báo/tạp chí hoặc trong các sách chuyên khảo) để làm tư liệu học tập. Nội dung các bài viết có thể là: – Đánh giá về giai đoạn văn học. – Đánh giá về một bộ phận/xu hướng văn học. – Đánh giá về một tác giả (được học trong CT và SGK Ngữ văn 10) – Đánh giá về một tác phẩm (được học trong CT và SGK Ngữ văn 10) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (làm bài tập ở nhà) Bước 3: Báo cáo kết quả tiết học sau | HS trình bày được suy nghĩ và cảm nhận cá nhân về những bài viết đó. |
Xem thêm: Giáo án rama buộc tội Ngữ Văn 10 chi tiết nhất
Originally posted 2020-03-11 22:40:54.
Để lại một phản hồi