Giáo án hợp đồng ngữ văn 9 giúp giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết được đặc điểm, mục đích, yêu cầu và tác dụng của hợp đồng.
Tham khảo: Giáo án Mây và Sóng – Ngữ Văn 9 đầy đủ nhất
I. MỤC TIÊU CỦA GIÁO ÁN HỢP ĐỒNG (giáo án hợp đồng ngữ văn 9)
1.Kiến thức :
Giáo án hợp đồng giúp nhận biết đặc điểm, mục đích ,yêu cầu, tác dụng của hợp đồng.
2.Kĩ năng :
– Viết được một hợp đồng đơn giản.
3. Thái độ: cẩn thận khi tham gia viết hợp đồng.
4. Tích hợp liên môn: GDCD( trách nhiệm pháp trong bài: Vi phạm phạm luật và – GDCD lớp 9)
5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
– Yêu quê hương đất nước.
– Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực cảm thụ văn học.
III. CHUẨN BỊ: (giáo án hợp đồng ngữ văn 9)
1. Thầy Máy chiếu, tư liệu
2. Trò:
+ Tìm hiểu đặc điểm của hợp đồng, cách làm hợp đồng.
+ Đọc, trả lời các câu hỏi SGK.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC THEO GIÁO ÁN HỢP ĐỒNG
* Bước 1. Ổn định tổ chức (1’)Kiểm tra sĩ số, nội vụ HS.
* Bước 2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu1: Biên bản được viết ra để nhằm mục đích gì?
A. Làm chứng cứ để chứng minh cho các sự kiện diến ra trọng thực tế
B. Để đề đạt lên cấp trên để thi hành, giải quyết
C. Thoả thuận các điều khoản giữa các bên liên quan
D. Thông báo cho nhiều người được biết về một sự kiện vừa diễn ra
Câu2: Dòng nào sau đây nêu đúng định nghĩa về biên bản ?
A.Là loại văn bản tường thuật chính xác một sự việc.
B. Là loại văn bản tái hiện chân thật một sự việc.nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia một công việc.
C. Là loại văn bản ghi chép trung thực, đầy đủ một sự việc đang hoặc vừa xảy ra.
D.Là loại văn bản có tính chất pháp lý ghi lại sự thoả thuận về trách nhiệm.
*HS lựa chọn đáp án chuẩn
– Biên bản ghi lại những sự việc gì? (mục đích)
– Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
– Người viết biên bản phải có trách nhiệm và thái độ như thế nào?
+ Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
* Bước 3 : Tổ chức dạy và học bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
– Mục tiêu : Tạo tâm thế cho HS vào tiết học
– Phương pháp : Thuyết trình, nêu vấn đề :
– Thời gian : 1phút
Hoạt động của Thầy | Hoạt động của Trò |
GV đưa một số mẫu hợp đồng, sau đó chuyển giới thiệu bài mớiGhi tên bài | – HS quan sát, tạo tâm thế vào bài – HS ghi đầu bài |
HOẠT ĐỘNG 2,3,4 :TÌM HIỂU BÀI (giáo án hợp đồng ngữ văn 9)
– Mục tiêu : Đặc điểm, mục đích, yêu cầu, tác dụng của hợp đồng.
– Phương pháp: vấn đáp tái hiện, minh họa, thuyết trình
– Kĩ thuật: Động não
– Thời gian : 15 phút
Hoạt động của thầy | Kiến thức cần đạt |
I. GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của hợp đồng * Gọi HS đọc VB trong sgk. Nêu yêu cầu: -Tại sao cần phải có hợp đồng? – Hợp đồng ghi lại những nội dung gì? H.Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu gì? + Nội dung các điều khoản thoả thuận giữa hai bên phải như thế nào? +Từ ngữ, câu văn trong bản hợp đồng phải ra sao? +Những người có trách nhiệm liên quan phải như thế nào? | I.Đặc điểm của hợp đồng 1.Văn bản. Hợp đồng mua bán sách giáo khoa. – Hợp đồng là cơ sở để các bên tham gia kí kết ràng buộc lẫn nhau, có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã ghi, tránh thiệt hại cho các bên tham gia. – Nội dung HĐ: Ghi lại nội dung thoả thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia nhằm bảo đảm thực hiện đúng những thoả thuận hai bên đã cam kết. – yêu cầu: + Nội dung: Các bên tham gia bàn bạc kí kết tuân theo các điều khoản của pháp luật, phù hợp truyền thống; phải cụ thể, chính xác. + Hình thức: Ngắn gọn, lời văn rõ ràng, chính xác. + Những người có trách nhiệm phải biểu hiện sự nhất trí, chấp thuận nội dung hợp đồng qua họ tên, chữ kí của những đại diện có tư cách pháp lí. |
H. Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết? Nội dung chủ yếu của các hợp đồng đó bao gồm những gì? * GV cung cấp một số mẫu bản hợp đồng. | – Một số loại HĐ: hợp đồng lao động, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng đào tạo cán bộ, ….. – Nội dung chủ yếu: + Các bên tham gia kí kết. + Các điều khoản, nội dung thoả thuận giữa các bên (yêu cầu, nội dung công việc, cách thức thực hiện, quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên. +Hiệu lực của hợp đồng. |
H. Qua tìm hiểu một số bản HĐ, em hiểu thế nào là HĐ? *GV chốt lại. Gọi HS đọc | 2.Ghi nhớ: Điểm 1/138 |
II. Giáo án hợp đồng – HD HS cách làm hợp đồng * Cho HS quan sát, đọc thầm bản HĐ(mục I). Cho HS thảo luận các câu hỏi trong phiếu học tập: – Bản hợp đồng gồm mấy phần? Là những phần nào? – Phần mở đầu của HĐ gồm những mục nào? Tên của HĐ được viết như thế nào? -Phần nội dung của HĐ gồm những mục nào? Nhận xét cách ghi những mục này trong HĐ? – Phần kết thúc của HĐ gồm những mục nào? – Lời văn trong hợp đồng phải ra sao? * GV nhận xét, bổ sung trên bảng phụ, kết hợp xác định từng phần trên văn bản. GV chuẩn kiến thức | II. Cách làm hợp đồng. 1.Nội dung hợp đồng a.Phần mở đầu: – Quốc hiệu, tiêu ngữ. – Tên hợp đồng – Thời gian, địa điểm kí kết hợp đồng. – Họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí kết hợp đồng. b.Phần nội dung: Ghi lại nội dung đã thoả thuận giữa 2 bên bằng các điều khoản đã thống nhất. c.Phần kết thúc: – Đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng (chức vụ, chữ kí, họ tên). – Xác nhận của cơ quan hai bên (dấu). 2.Lời văn trong hợp đồng: phải chính xác, chặt chẽ. |
H. Qua tìm hiểu cách làm HĐ, em thấy 1 bản HĐ bao gồm những gì? Theo em mục nào là quan trọng không thể thiếu trong bản hợp đồng? *GV chốt lại. Gọi HS đọc | – Các mục quan trọng không thể thiếu trong bản hợp đồng: + Các bên tham gia kí kết + Các điều khoản, nội dung thoả thuận giữa các bên + Hiệu lực của hợp đồng. * Ghi nhớ: Điểm 2,3/138 |
* Cho HS nhắc lại: VB HĐ là gì? Cách làm hợp đồng? | * Ghi nhớ: sgk/138 |
H. Hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa biên bản và hợp đồng?( Tích hợp kiến thức môn GDCD 9: Trách nhiệm pháp lí của cụng dõn): hợp đồng là một văn bản cú cơ sở pháp lí vì hợp đồng cần phải tuân theo các điểu khoản của pháp luật. | So sánh biên bản và hợp đồng + Giống: cùng là VB HCCV, tuân thủ các phần chung. + Khác: nội dung từng VB. |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Mục tiêu: Làm được bài tập từ SGK, các bài tập khắc sâu kiến thức chính.Nhiệm vụ: Trao đổi hoạt động nhóm, động não, tư duy độc lập….Cách thực hiện như sau: | |
III. HD HS luyện tập | II. Luyện tập |
* Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong SGK. H: Hãy lựa chọn các tình huống để viết hợp đồng trong 6 tình huống đã cho của bài tập? | 1. Bài tập1.Viết hợp đồng thuê nhà xưởng và kho bãi – Gia đình và cửa hàng xây dựng thống nhất với nhau về mua bán + Xã em và công ty Thiên nông thống nhất đặt đại lý tiêu thụ sản phẩm. + hai bên thoả thuận với nhau về việc thuê nhà (e). |
* Gọi đọc, nêu yêu cầu HS làm bài 2. H: Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc và dự kiến các điều cần cụ thể hoá hợp đồng thuê nhà *GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm bàn theo kĩ thuật động não(5’) Chia nhóm: Nhóm1: Phần mở đầu Nhóm 2: Phần nội dung Nhóm 3: Phần kết thúc Mời đại diện các nhóm trình bày, nhận xét – GV chuẩn kiến thức | 2. Bài tập2 Làm việc theo nhóm. Các nhóm chuẩn bị bài trong (5’) rồi cử đại diện trình bày. |
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hợp đồng thuê nhà
Hôm nay, ngày..tháng…năm
Bên cho thuê nhà (A) Chủ sở hữu: Ngày tháng năm sinh:
CMND số:…………… thường trú tại……………….điện thoại :
Bên thuê nhà (B) Tên giao dịch. Đại diện là:…………………………..Chức vụ…… địa chỉ………………………….Tài khoản số…. ………………điện thoại :
Sau khi bàn bạc, thảo luận, hai bên đồng ý kí kết hợp đồng thuê nhà với nội dung như sau :
Điều 1: Nội dung hợp đồng
1.1 Bên A đồng ý cho thuê và bên B đồng ý thuê phần diện tích nhà nằm trên diện tích đất 100m2 thuộc chủ quyền sở hữu của bên A tại……
1.2 Mục đích thuê: Dùng làm xưởng sản xuất
Điều 2: Thời hạn hợp đồng
2.1 Thời hạn cho thuê là 5 năm, được tính từ ngày…. đến hết ngày….
2.2 Khi hết hạn hợp đồng, hai bên căn cứ vào tình hình thực tế để thoả thuận gia hạn hoặc thanh lý hợp đồng
2.3 Trong trường hợp một trong hai bên ngừng hợp đồng trước thời hạn đã thoả thuận thì phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất là ba tháng
2.4 Trường hợp cả hai bên đồng ý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì bên A có trách nhiệm hoàn lại số tiền mà bên B đã trả trước (nếu có) sau khi đã trừ tiền thuê nhà thực tế. Bên được nhận lại toàn bộ trang thiết bị máy móc đã lắp đặt để sản xuất (có biên bản đính kèm)
Điều 3: Giá cả và phương thức thanh toán
3.1: Giá thuê nhà là 1.000.000 đ/tháng (Một triệu đồng)
3.2: Bên B phải trả trước cho bên A 2 năm là 1.000.000 x 24 tháng = ….
– Tiền thuê nhà được trả mỗi năm một lần vào ngày 05 hàng tháng
– Bên A có trách nhiệm cung cấp hoá đơn cho bên B.
Điều 4: Trách nhiệm của hai bên
4/1: Trách nhiệm của bên A
4/2: trách nhiệm của bên B
Điều5: Cam kết chung
Hợp đồng này có hiệu lực sau khi hai bên đã kí kết và được phòng công chứng nhà nước tỉnh chứng nhận. Hợp đồng này được lập thành 3 bản bằng tiếng Việt có giá trị pháp lý như nhau mỗi bên giữ 1 bản. Một bản được lưu lại phòng công chứng theo quy định.
Tỉnh .. . ..ngày…..tháng….năm…..
Đại diện bên A (kí tên và đóng dấu).
Đại diện bên B (Kí tên và đóng dấu).
- Bài tập củng cố: Chọn đáp án đúng !
*Trong những tình huống sau, tình huống nào cần viết hợp đồng?
- Một công ti thuê nhà em là trụ sở tiêu thụ sản phẩm.
- Em mất chiếc xe đạp và muốn trình bày với cơ quan công an.
- Nhà trường muốn biết kết quả của các lớp.
- Xã em tiến hành bàn giao ngôi nhà tình nghĩa cho mẹ liệt sĩ.
* Dòng nào sau đây nêu đúng định nghĩa về hợp đồng ?
A.Là loại văn bản tường thuật chính xác diễn biễn quá trình xảy ra một sự việc.
B. Là loại văn bản trình bày nguyện vọng của một cá nhân với một tổ chức.
C. Là loại văn bản ghi chép trung thực, đầy đủ một sự việc đang hoặc vừa xảy ra.
D. Là loại văn bản có tính chất pháp lý ghi lại sự thỏa thuận về trách nhiệm,nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia một công việc.
* Nối tên các mục của hợp đồng ở cột A cho phù hợp với nội dung ở cột B
A (Tên các mục) | B (Nội dung) |
1.Phần mở đầu | a.Ghi họ tên,chức vụ, chữ ký của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có). |
2.Phần nội dung | b. Ghi quốc hiệu và tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí kết hợp đồng. |
3.Phần kết thúc | c.Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất. |
HOẠT ĐỘNG 4: GIÁO ÁN HỢP ĐỒNG – VẬN DỤNG (giáo án hợp đồng ngữ văn 9)
* Mục tiêu:
– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo khi sử dụng phép lập luận giải thích
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
– Gv giao bài tập – Viết được một hợp đồng thông dụng đúng quy cách, có nội dung đơn giản và phù hợp với lứa tuổi. | Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày…. |
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (giáo án hợp đồng ngữ văn 9)
* Mục tiêu:
– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
Gv giao bài tập Sưu tầm các loại hợp đồng | + Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày…. |
* Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học bài chuẩn bị bài ở nhà(4’)
a. Bài vừa học :
– Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK
+ Hoàn thiện đầy đủ các phần của bản hợp đồng thuê nhà
b. Chuẩn bị bài mới: Dặn dò học sinh chuẩn bị kiến thức cho bài học sau:
Luyện tập về hợp đồng
Đọc 3 lần, trả lời các câu hỏi SGK.
Xem thêm: Giáo án Tổng kết về văn bản nhật dụng ngắn gọn nhất
Originally posted 2020-03-07 21:00:38.
Để lại một phản hồi