Giáo án Chương trình địa phương giúp học sinh tìm hiểu và có những ý kiến về một sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương.
Xem thêm: Giáo án nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: (giáo án chương trình địa phương)
1. Kiến thức :
– Biết cách trình bày ý kiến riêng qua một bài nghị luận về hiện tượng đời sống trước tập thể.
– Biết cách thảo luận, bàn bạc, bổ sung ý kiến của mình về một vấn đề được nhiều người quan tâm.
2. Kỹ năng :
– Học sinh tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương.
– Biết tìm hiểu và có những ý kiến về một sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương.
– Viết bài văn trình bày về vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp: tự sự – miêu tả – nghị luận – thuyết minh.
– Liên hệ: Vấn đề môi trường ở địa phương và giáo dục kĩ năng sống cho HS lớp 9.
3. Thái độ:
– Xây dựng thói quen nhận xét, đánh giá, trình bày ý kiến cá nhân trước các sự việc, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: (giáo án chương trình địa phương)
1. Kiến thức :
– Cách vận dụng kiến thức về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
– Những sự việc, hiện tượng có ý nghĩa ở địa phương.
2. Kỹ năng :
– Thu thập thông tin về những vấn đề nổi bật, đáng quan tâm của địa phương.
– Suy nghĩ, đánh giá về một sự việc, hiện tượng đời sống.
– Quan sát các hiện tượng của đời sống.
– Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
3. Thái độ: nghiêm túc, khách quan trong việc tìm hiểu, phát hiện, đánh giá các sự việc, hiện tượng trong đời sống xó hội ở địa phương.
4. Tích hợp liên môn : Địa lí: địa phương: Vấn đề môi trường ở địa phương.
GDCD: Tìm hiểu các vấn đề địa phương
5. Định hướng phát triển năng lực của học sinh:
– Năng lực chung: Tư duy, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ
– Năng lực chuyên biệt: sáng tạo, cảm thụ, thưởng thức cái đẹp, giao tiếp tiếng Việt
III. CHUẨN BỊ
1. GV: Bảng phụ
2. HS: Soạn bài theo hướng dẫn của GV.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
* Bước 1: Ổn định tổ chức ( Kiểm tra sĩ số và nội vụ)
* Bước 2: Kiểm tra bài cũ: (3-5′)
– Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
– Phương án: Kiểm tra đầu giờ vở soạn
* Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (giáo án chương trình địa phương)
+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan.
+ Thời gian: 1-2p
+ Hình thành năng lực: Thuyết trình
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
– GV nêu câu hỏi: Em thấy ở địa phương em có vấn đề nào cần quan tâm? – Từ phần nhận xét của hs, gv dẫn vào bài mới – Gv chốt: Các em đã học cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương em qua tiết 101 với một đề cụ thể về trò chơi điện tử ở địa phương. Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp để viết bài về các sự việc hiện tượng ở địa phương. . – Ghi tên bài | Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, thuyết trình – HS nhận xét – HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy. – Ghi tên bài |
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình. Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, vận dụng thực hành, hệ thống hóa kiến thức.
+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não và dùng phiếu học tập (Vở luyện Ngữ Văn).
+ Thời gian: Dự kiến 10 p
+ Hình thành năng lực:Giao tiếp: nghe, nói, đọc; giải quyết vấn đề, phân tích, hợp tác
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
I. Hướng dẫn hs tìm hiểu các vấn đề nghị luận về Chương trình địa phương H. Sau một thời gian tìm hiểu các nhóm tiếp tục nêu các vấn đề, hiện tượng, sự việc ở địa phương em ? Em hiểu gì về các sự việc đó. * Gv gọi đại diện hai nhóm trả lời, hai nhóm khác bổ sung – Gv nhận xét và chốt lại các vấn đề ở địa phương để viết bài nghị luận H. Lựa chọn một sự việc, hiện tượng để viết bài nghị luận ? H. Nhắc lại cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống (thích hợp) H. Nêu các nhận định của em về sự việc, hiện tượng đó ? H.Bài trình bày có hình thức như thế nào? * GV nhấn mạnh, chốt, rút ghi nhớ, gọi đọc ghi nhớ/sgk NV địa phương/65. | Hình thành các Kĩ năng nghe, nói, đọc, phân tích hợp tác I. Hs tìm hiểu các vấn đề nghị luận ở địa phương + Hs hoạt động nhóm( 3 phút ) – Nêu các sự việc, hiện tượng cả những sự việc tốt lẫn xấu. + Ghi ra phiếu bài tập – Đại diện hai nhóm trả lời – Hai nhóm còn lại bổ sung + Trình bày các hiểu biết của mình về các sự việc trên. + Tự lựa chọn * Các sự việc: 1. Tình trạng nghiện hút ma tuý ở địa phương 2. Tình trạng vứt rác bừa bãi 3. Hiện trạng họp chợ không đúng nơi quy định 4. Phong trào xanh – sạch – đẹp ở địa phương em 5. Bạn bè em và các trò chơi điện tử, những thói quen xấu thiếu văn minh. 6. Các tấm gương say mê đọc nhật kí Đặng Thùy Trâm – học tập theo tấm gương bác sĩ đặng Thùy Trâm… + Nhắc lại kiến thức bài cũ + Nêu các dẫn chứng (các số liệu, người thực, việc thực). – Nêu các nhận định: Đúng, sai theo lập trình tiến bộ. – Có bố cục rõ ràng +1 HS đọc, cả lớp nghe. |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.
+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, tái hiện thông tin , phân tích, so sánh, .
+ Thời gian: Dự kiến 28p
+ Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | CHUẨN KT – KN CẦN ĐẠT |
II. HD HS luyện tập kiến thức về Chương trình địa phương 1. Hướng dẫn hs tìm ý, lập dàn ý và viết đoạn * Gv hướng dẫn hs chọn một sự việc hiện tượng đời sống để viết bài nghị luận * Gv gọi hs trả lời các câu hỏi để tìm ý H. Thực trạng rác thải ở địa phương em hiện nay như thế nào ( nêu biểu hiện ) ( Tích hợp môn GDCD, địa lí) – Nguyên nhân của việc vứt rác bừa bãi, tràn lan hiện nay là do đâu? Hãy chỉ ra những biểu hiện, tác hại của việc vứt rác bừa bãi – Để hạn chế việc thải bừa bãi và khắc phục những hậu quả của nó hiện nay cần có những giải pháp nào? – Em hãy bày tỏ thái độ, suy nghĩ của mình về sự việc trên? * Gv tổ chức hs thảo luận nhóm lập dàn ý – Gv nhận xét, sửa chữa – Chốt dàn ý | – Kĩ năng tư duy, sáng tạo II. Luyện tập. 1. Tìm ý, lập dàn ý Đề bài: Tình trạng vứt rác bừa bãi ở địa phương em a. Tìm ý b. Lập dàn ý * Mở bài – Nêu khái quát về tình trạng rác thải ở địa phương em hiện nay *Thân bài + Thực trạng – Rác thải sinh hoạt vứt rải rác ở khắp mọi nơi: đường làng ngõ xóm, cống rãnh, ao,mương… – Rác thải công nghiệp của một số nhà máy như: Nhà máy giấy, may, các xưởng gỗ, hàn cũng tập trung khá nhiều. |
*Gv lưu ý hs một số vấn đề * Hướng dẫn hs viết đoạn – Tổ chức hs hoạt động cá nhân – Gọi hs trình bày – Nhận xét, sửa chữa | |
* GV yêu cầu HS tìm những biểu hiện của việc làm tốt của Chi đoàn nhà trường nhân kỉ niệm ngày 26/3 vừa qua và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. |
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu:
– Học sinh vận dụng kiến thức về Chương trình địa phương để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn.
– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
– Gv giao bài tập – Hs: Để làm tốt bài nghị luận về một hiện tượng ở địa phương em cần làm gì ?. | Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày…. |
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (giáo án chương trình địa phương)
* Mục tiêu:
– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
Gv giao bài tập – Tiếp tục tìm hiểu các vấn đề ở địa phương ? | + Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày…. |
* Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học bài, làm bài về nhà ( 2 phút )
a. Học bài:
– Tiếp tục tìm hiểu các vấn đề nghị luận ở địa phương
– Viết một bài văn ngắn về một việc làm tốt của Chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường em
b. Chuẩn bị bài
– Đọc lại bài, tiếp tục sửa lỗi bài viết
– Ôn tập lại về văn NL văn học (NL về truyện, thơ).
– TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7: Tự nhận xét bài làm của mình so với đáp án, trên cơ sở đọc kĩ lời nhận xét và sửa chữa của thầy trên văn bản viết.
Tham khảo: Giáo án Các thành phần biệt lập Ngữ Văn 9
Originally posted 2020-03-07 21:10:57.
Để lại một phản hồi