Giáo án chương trình địa phương phần văn lớp 9

Giáo án chương trình địa phương phần văn lớp 9 giúp học sinh nhận diện chính xác từ ngữ địa phương ở những vùng khác nhau.

giáo án chương trình địa phương phần văn lớp 9
Giáo án Chương trình địa phương(phần văn) – Ngữ Văn 9 chi tiết nhất

Tham khảo: Giáo án Tiếng nói của văn nghệ Tác giả Nguyễn Đình Thi đầy đủ nhất

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức :

Chương trình địa phương giúp học sinh nhận diện chính xác từ ngữ địa phương ở những vùng khác nhau. Tìm được sự tương ứng giữa từ ngữ địa phương nhất định với từ ngữ toàn dân.

2. Kỹ năng :

– Chương trình địa phương hướng dẫn học sinh biết sử dụng từ ngữ địa phương trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Biết nhận xét, đánh giá về cách sử dụng từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học.

3. Thái độ:

– Hình thành thói quen sử dụng từ ngữ cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

1. Kiến thức.

– Mở rộng vốn từ ngữ địa ph­ương.

– Hiểu tác dụng của từ ngữ địa phư­ơng.

2. Kĩ năng.

– Nhận biết đư­ợc một số từ ngữ địa ph­ương, biết chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân t­ương ứng và ngư­ợc lại.

3. Thái độ :

–  ý thức tự giác tìm hiểu từ ngữ địa phương.

4. Tích hợp liên môn:

–  Môn Địa lí: Sự phân bố các vùng ngôn ngữ

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ

1.Thầy: Bảng phụ, phiếu bài tập

2. Trò: Chuẩn bị theo hư­ớng dẫn

IV.TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

 * Bư­ớc 1: Ổn định tổ chức lớp.

                – Kiểm tra sĩ số:

 * Bước 2: Kiểm tra bài cũ (5phút)

H1: Điền vào chỗ trống một câu có hàm ý khích lệ động viên:

– Chán quá, bài văn hôm nay tớ được có mỗi 5 điểm .

– ……………………………………………………

H2: Hãy tìm  nghĩa tường minh và hàm ý của câu in đậm trong đoạn văn sau:

Bác sĩ cầm mạch, sẽ cắn môi, nhìn ông già giọng phàn nàn:

– Chậm quá. Đến bây giờ mới tới.

                                 (Chu Văn, Bão Biển)

Nghĩa tường minh:……………………………( đưa người bệnh đến muộn)

Hàm ý:……………………………………………( Không cứu được, sẽ tử vong )

* Bư­ớc 3: Tổ chức dạy và học bài mới.

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

+ Ph­ương pháp: thuyết trình, trực quan.

+ Thời gian:  1-2p

+ Hình thành năng lực: Thuyết  trình

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– H: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ giữa các vùng miền ở nước ta?
GV chốt:
Như các em đã biết, nước Việt Nam chạy dài theo bờ biển Đông từ Bắc vào Nam và hình thành 3 vùng ngôn ngữ lớn: Bắc – Trung – Nam. Chính sự khác biệt về từ ngữ giữa các vùng này đã cung cấp cho chúng ta một vốn hiểu biết về đặc điểm riêng của tiếng địa phương so với ngôn ngữ toàn dân chủ yếu là về mặt ngữ âm và từ ngữ. Nội dung của tiết học là tìm hiểu cách sử dụng tiếng địa phương trong giao tiếp vượt ra ngoài địa phương mình…
– Từ phần nhận xét của hs, gv dẫn vào bài mới        
– Ghi tên bài
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, thuyết trình  
– HS nhận xét, lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy       – Ghi tên bài

HOẠT ĐỘNG 2 . HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( (giáo án chương trình địa phương phần văn lớp 9) )

+ Ph­ương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình. Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, vận dụng thực hành, hệ thống hóa kiến thức.

+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não và dùng phiếu học tập (Vở luyện Ngữ Văn).

+ Thời gian:  Dự kiến 35p

+ Hình thành năng lực: tư duy, sáng tạo

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. Hướng dẫn HS tìm hiểu từ ngữ địa phương và chuyển sang từ ngữ toàn dân tương ứng.
*GV nêu yêu cầu: Em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương? Có khác gì với từ ngữ toàn dân?
Nêu vai trò của từ ngữ địa phương?
* GV chốt: Bên cạnh mặt tích cực, tiêu cực là gây trở ngại phần nào cho vịêc giao tiếp giữa các vùng, miền khác nhau trong cả nước.
* Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1.
H. Truyện viết về con người và cuộc sống ở vùng miền nào trên đất nước ta? Chủ đề của truyện là gì?
H.Tìm từ ngữ địa phương trong đoạn trích sau? Tìm từ ngữ toàn dân tương ứng?
* GV tổ chức học sinh hoạt động nhóm bằng kĩ thuật KTB.( 4 phút )
-Từng nhóm thực hiện các yêu cầu
– Gv nhận xét, chốt.
Kĩ năng tư duy, sáng tạo
I. Hướng dẫn HS tìm hiểu từ ngữ địa phương và chuyển sang từ ngữ toàn dân tương ứng.
+ HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
– Là những từ ngữ dặc thù do từng địa phương sử dụng. Từ ngữ toàn dân. Lớp từ ngữ chung dùng cho cả xã hội    
– Bổ sung làm phong phú thêm, làm giàu thêm ngôn ngữ toàn dân.
+ Hs nêu yêu cầu:
– Học sinh thảo luận nhóm bằng kĩ thuật KTB (4phút )
– Làm ra phiếu bài tập
– Đại diện nhóm trình bày
– Nhận xét, bổ sung.
Đoạn trích a Đoạn trích b
Địa phương Toàn dânĐịa phương Toàn dân
thẹo sẹo babố, cha
Lặp bặp lắp bắpmẹ
ba bố, cha kêugọi
    đâmtrở thành
   đũa bếpđũa cả
   (nói) trổng trống không
    vào
II. Chương trình địa phương – HD HS phân biệt từ địa phương và từ toàn dân.
* Gv gọi hs đọc yêu cầu
H. Từ kêu ở câu nào là từ địa phương?
-Từ kêu ở câu nào là từ toàn dân?
– Hãy dùng cách diễn đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau đó?
* Gọi học sinh làm bài
–  Gv nhận xét, chốt
II. HD HS phân biệt từ địa phương và từ toàn dân.
– 1 Học sinh đọc, nêu yêu cầu
– Học sinh làm bài cá nhân, trả lời
Nghe gv nhận xét, chốt
a. Đồng nghĩa với từ kêu trong (a), ngôn ngữ toàn dân có các từ: nói to, gọi to, quát to, gào.
-> Nó nhìn dáo dác một lúc rồi nói to lên.
b. Đồng nghĩa với từ kêu trong (b), ngôn ngữ toàn dân có các từ: gọi, bảo, nói.
-> Con gọi rồi mà người ta không nghe.
III. HD HS xác định từ ngữ địa phương và từ toàn dân tương ứng
* Gọi hs lên bảng thực hiện nhanh bài tập
– Gv nhận xét, chốt
H. Trong 2 câu đố sau, từ nào là địa phương? Tìm từ toàn dân tương đương?        
IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG – HD HS bình luận về cách dùng từ địa phương
* Gọi HS đọc lại các đoạn trích ở BT1/97. *GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm bàn theo kĩ thuật động não(3’)
Mời đại diện các nhóm trình bày , nhận xét
– GV chuẩn kiến thức H. Có nên để cho nhân vật Thu dùng từ ngữ toàn dân không?
H. Tại sao trong lời kể của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương?
* Nêu yêu cầu: Tìm những câu văn, thơ có sử dụng từ ngữ địa phương và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng? * (7 phút)
– Giáo viên chia lớp thành ba nhóm.
-Thi tiếp sức nhanh thời gian trong 5 phút giữa các đội thi.
Nhóm 1: Tìm những từ ngữ địa phương dùng để xưng hô
Nhóm 2: Tìm từ ngữ địa phương dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái
Nhóm 3: Một số từ ngữ địa phương được dùng trong ca dao dân ca các miền
GV gọi trả lời, GV nhận xét, động viên, khuyến khích.
III. HD HS xác định từ ngữ địa phương và từ toàn dân tương ứng
+ Hs nêu yêu cầu bài tập – Hs lên bảng điền
– Hs khác nhận xét, bổ sung
Từ địa phương Từ toàn dân Trái chi kêu trống hổng trống hảng  
Quả gì gọi trống huếch trống hoác  
IV. HS bình luận về cách dùng từ địa phương
+HS thảo luận nhóm bàn (3’) thực hiện kĩ thuật động não  
+Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét
a.Không nên vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ngoài địa phương của mình
b. Vì để nêu sắc thái địa phương. Tuy nhiên tác giả có chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ địa phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải là người địa phương đó.
+ HS tự do liệt kê,thi tiếp sức trong 5 phút. Nghe GV nhận xét, đánh giá.
1. Con  đừng có nói cho má con hay
2. Không được, mình mới về đây ở chưa có biết bơi xuồng, lại không biết lội
3. Bộ anh không biết nói dóc hả
4. Nhớ đút mấy bao lúa vô hầm nghen con
5. Anh ấy vẫn đương ở trỏng
6. Bộ ông ấy mập lắm hả
7. Hôm rày cháu bệnh hổng đi học được
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
– Mi (mày) choa (tôi) nghỉ (hắn) eng (anh) ả (chị) mạ (mẹ) tau (tao) bọ (tôi) ổng (ông ấy) anh Hai, u bầm, bủ, thầy, bá (bác) mầy (mày) Ri (này) ngái(xa) nốc (chiếc thuyền) nỏ (không, chẳng) mộc chạc (mối dây) chộ (thấy) bí rợ (bí đỏ, bí ngô), trái (quả), mô (đâu) đừ (dẻo) chừ (bây giờ) tru (con trâu) cơn (cây)Vút (vo, vò gạo) ghè (cái vò) rã bèn (rữa nát, rụng cánh) sướng (ruộng mạ) lượm (lượm lúa) rày (nay) đàng (đường) bàu (ao) khấu (vật đất)

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– Gv giao bài tập
– HS : Tìm một số từ ngữ ở địa phương em thường hay sử dụng ?
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (giáo án chương trình địa phương phần văn lớp 9)

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
– Tiếp tục tìm hiểu các từ địa phương trong toàn bộ văn bản Chiếc lược ngà
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* Bước 4. Giao bài, hư­ớng dẫn học bài và làm bài về nhà: 2 phút

a. Học bài:

– Làm hoàn thiện các dạng bài tập.

– Tìm từ địa phương và từ toàn dân tương ứng trong ví dụ sau:

Rứa là hết! Chiều ni em đi mãi

Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi

b. Chuẩn bị bài:

– Ôn tập các đề bài để chuẩn bị viết bài tập làm văn số 7

– Xem lại các văn bản đã học và các bài lí thuyết tập làm văn

Tham khảo: Giáo án Luyện tập phép phân tích tổng hợp Ngữ văn 9

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-07 20:54:45.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*