Giáo án Các thành phần biệt lập giúp giáo viên và học sinh nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần tình thái, cảm thán trong câu.
Giáo án Các thành phần biệt lập – Ngữ Văn 9
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức :
– Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán trong câu.
2. Kỹ năng :
– Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
Rèn kĩ năng phân tích ví dụ và khái quát vấn đề
3. Thái độ:
– Hình thành thói quen Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
– Vận dụng khi làm bài tập làm văn
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: (Giáo án Các thành phần biệt lập)
1. Kiến thức :
– Đặc điểm của thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
– Công dụng của các thành phần trên.
2. Kỹ năng :
– Nhận diện thành phần tình thái, thành phần cảm thán trong câu.
– Đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.
3. Thái độ: nghiêm túc và cẩn trọng trọng đặt câu .
4. Tích hợp liên môn:
-Phần văn bản
– Phần văn bản
5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
– Yêu quê hương đất nước.
– Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực cảm thụ văn học.
III. CHUẨN BỊ:
1. Thầy:
– Máy chiếu, Bảng phụ, phiếu học tập.
– Chuẩn kiến thức kĩ năng, sách tham khảo.
2. Trò:
– Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài.
– Chuẩn bị phiếu học tập, sách BT, BTTN
Tham khảo: Top 5 mở bài kết bài Viếng Lăng Bác hay nhất!
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: (Giáo án Các thành phần biệt lập)
* Bước I. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số lớp và yêu cầu các tổ trưởng báo cáo kết quả kiểm tra việc học và soạn bài ở nhà của lớp.
* Bước II. Kiểm tra bài cũ:(4-5’)
+ Mục tiêu: Kiểm tra ý thức chuẩn bị bài ở nhà.
+ Phương án: Kiểm tra trước khi tìm hiểu bài
Bài tập 1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1.Ý nào sau đây nhận xét không đúng về khởi ngữ?
A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ
B. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu
C. Có thể thêm một số quan hệ từ trớc khởi ngữ.
D. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu
2. Câu văn nào sau đây có khởi ngữ?
A. Về trí thông minh thì nó là nhất
B. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.
C. Nó là một học sinh thông minh.
D. Nó thông minh nhất lớp
3. Dấu hiệu để phân biệt giữa chủ ngữ và khởi ngữ là việc có thể thêm những quan hệ từ về, đối với vào trước từ hoặc cụm từ đó đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
* Đáp án: 1- D; 2- A; 3- A
Bài tập 2: Hãy viết lại câu văn bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ.
– Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
-> Về làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm.
*Bước III: Tổ chức dạy và học bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan.
+ Thời gian: 1-2p
+ Mục tiêu Hình thành năng lực: Thuyết trình
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
– GV nêu câu hỏi: Trong câu, ngoài các thành phần như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ…là những thành phần tham gia vào nghĩa sự việc(nghĩa miêu tả) của câu, còn có những thành phần nào không nằm trong cấu trúc ngữ pháp của câu, tách rời khỏi nghĩa sự việc để biểu thị thái độ của người nói, hoặc để gọi đáp… ? – Từ phần nhận xét của hs, gv dẫn vào bài mới – Ghi tên bài | Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, thuyết trình – HS nhận xét , lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy – Ghi tên bài |
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (Giáo án Các thành phần biệt lập)
+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình. Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, vận dụng thực hành, hệ thống hóa kiến thức.
+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não và dùng phiếu học tập (Vở luyện Ngữ Văn).
+ Thời gian: Dự kiến 15p
+ Hình thành năng lực:Giao tiếp: nghe, nói, đọc; giải quyết vấn đề, phân tích, hợp tác
Hình thành các Kĩ năng nghe, nói, đọc ,phân tích hợp tác I. Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là thành phần biệt lập | Hình thành các Kĩ năng nghe, nói, đọc ,phân tích hợp tác I .Thế nào là thành phần biệt lập. | ||
* GV chiếu VD lên máy, gọi đọc? H. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các ví dụ trên? H. Em nhận xét về vị trí, nghĩa của các từ, cụm từ không gạch chân ? (có tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu không?) * GV chốt : Các thành phần không nằm trong câú trúc cú pháp cuả câu, không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu => thành phần biệt lập | 1. Ví dụ : a. Hình như Lan(CN) //không đi học(VN). b. Này, hôm nay thầy(CN)// có đến không? (VN ) c.Than ôi ! thời oanh liệt (CN) // nay còn đâu(VN) d.Cô bé nhà bên(có ai ngờ )(CN) cũng vào du kích(VN) | ||
II. Hướng dẫn HS tìm hiểu thành phần tình thái | II. Các thành phần biệt lập 1. Thành phần tình thái * Ví dụ1 : | ||
* GV chiếu VD- SGK lên máy H. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu có chứa từ in đậm trong VD trên? H. Sự việc được nói đến trong mỗi câu văn có từ ngữ in đậm là gì? H. Các từ ngữ in đậm thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào? H. Nếu không có các từ ngữ in đậm thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có thay đổi không? Vì sao? – GV chiếu bảng so sánh để HS nhận xét * GV chốt: Như vậy quan sát VD1 ta thấy các từ in đậm trong những câu văn này nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu, không phản ánh sự việc được nói đến trong câu mà nó nói rõ thái độ của người nói với sự việc được nói đến trong câu. Những từ ngữ in đậm này được gọi là thành phần tình thái. H. Em hiểu thế nào là thành phần tình thái? * GV chiếu VD2: H: Theo em từ nào không nằm trong cấu trúc câu của 2 VD này? Chúng có tác dụng gì? * GV: Những từ ngữ này cũng được gọi là thành phần tình thái. H: Qua 2 VD em rút ra nhận xét gì về thành phần tình thái: + Các loại tình thái? + Vị trí của thành phần tình thái trong câu? Chiếu câu hỏi Chiếu nhận xét chốt lại Chiếu bài tập | a. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh/ Khởi ngữ CN nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.VN b. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được// nên anh/ CN phải cười vậy thôi.VN => ý nghĩa sự việc của câu không thay đổi. – Vì các từ ngữ in đậm không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc, chỉ thể hiện thái độ, cách nhìn sự việc của người nói. – Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. * Ví dụ 2 a. Theo tôi ông ấy là người tốt. chủ quan => thể hiện ý kiến của người nói b. – Em chào cô ạ! (Kính trọng)Thể hiện thái độ của người nói đối với người nghe: * Các loại tình thái: Tình thái biểu thị thái độ của người nói với sự việc được nói đến trong câu thường gắn với thái độ tin cậy của sự việc: + Chỉ độ tin cậy cao: chắc chắn, chắc hẳn, chắc là.. . + Chỉ độ tin cậy thấp: hình như, dường như, hầu như, có vẻ như.. Tình thái gắn với ý kiến của người nói, như: theo tôi, ý ông ấy, theo bạn.. .Tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe: à,a, hả, hử, nhỉ, đây, đấy.. . * Vị trí: Trong câu, tình thái có thể đứng đầu câu, giữa câu, hoặc cuối câu. | ||
* Bài tập 1: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập tình thái? Vì sao em chọn câu đó? A. Có vẻ như hai người là mẹ con. B. Theo bạn chúng ta phải làm gì bây giờ? C. Nó học tốt. D. Thầy mệt ạ? * Bài tập 2. Phát hiện và ghi nhanh các từ ngữ làm thành phần tình thái? Bài tập3 Hãy sắp xếp những từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn): chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như. Dường như, hình như, có vẻ như/ có lẽ/ chắc là/ chắc hẳn/ chắc chắn. | |||
III. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thành phần cảm thán | III. Thành phần cảm thán. | ||
Chiếu VD Chiếu câu hỏi thảo luận H.Các từ ngữ in đậm: ồ, trời ơi có chỉ sự vật, sự việc gì không? Các từ ngữ đó dùng để làm gì? – Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu tại sao người nói kêu “ồ” hoặc “trời ơi”? – Các từ in đậm có thể tách thàng câu riêng không? Nếu được thì chúng sẽ thuộc kiểu câu nào? GV chốt: Những từ này trong câu gọi là thành phần cảm thán. H: Em hiểu gì về thành phần cảm thán? Vị trí trong câu của thành phần này có gì khác so với thành phần tình thái? – Gọi HS đọc ghi nhớ SGK | 1. Ví dụ a) ồ, sao mà độ ấy vui thế.(Kim Lân, Làng) b) Trời ơi, chỉ còn có năm phút.(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) => – Không chỉ sự vật, sự việc – Bộc lộ trạng thái tâm lí: vui vẻ, tiếc nuối – Nhờ phần câu tiếp theo Các từ này có thể tách thành câu riêng, khi đó chúng thuộc kiểu câu đặc biệt 2. Nhận xét -Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận) – Thường đứng ở đầu câu. Thành phần cảm thán có thể tách ra thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt, khi tách riêng nó là câu cảm thán. * Ghi nhớ ( SGK/ 18) | ||
H.Các thành phần tình thái và cảm thán này có nằm trong cấu trúc cú pháp của câu hay không? Nó dùng để làm gì? | – không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu – dùng để diễn đạt thái độ, cách đánh giá của người nói đối với việc được nói đến trong câu hoặc đối với người nghe. | ||
H. Hai thành phần trên là thành phần biệt lập của câu. Em hiểu thế nào là thành phần biệt lập? *GV ->GN. Gọi HS đọc | Þ Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu. 2.Ghi nhớ: Điểm 3/18. | ||
* GV cho HS nhắc lại: -Thế nào là TP biệt lập? -Em được tìm hiểu những TP biệt lập nào? Nêu công dụng của từng thành phần? | *Ghi nhớ: sgk/18 | ||
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP. + Phương pháp: Đọc, vấn đáp, tái hiện thông tin , phân tích, so sánh, + Thời gian: Dự kiến 20p + Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo trên cơ sở hoàn thành bài tập. | |||
* Chiếu bài tập Gọi Hs đọc và làm bài – Tổ chức HS HĐ cá nhân Đáp án : (1) Chắc chắn Hỡi ôi Chắc hẳn * GV: tổ chức HS thi xem ai nhanh hơn ( 2’) | 1. Bài 1– SGK/ 19 a. “ có lẽ” – tình thái b. “ Chao ôi”- cảm thán c. “Hình như”- tình thái d. “ Chả nhẽ”- tình thái . Bài 2: Chọn những thành phần cảm thán hay tình thái cho sẵn để điền vào chỗ trống cho phù hợp (chắc chắn, có lẽ , đúng là, chắc hẳn, theo tôi , trơì ơi ,hỡi ôi ) | ||
Đọc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du…(1)…Không ai không thương xót cho số phận của nàng Kiều – một người con gái tài hoa bạc mệnh” .Có thấu hiểu mười năm năm lưu lạc của nàng thì chúng ta mới thấy hết được sự tàn bạo, độc ác của tầng lớp thống trị thời bấy giờ…(2)…,một xã hội chỉ biết chạy theo đồng tiền, sẵn sàng trà đạp lên nhân phẩm ,giá trị của con người …(3)…đại thi hào Nguyễn Du phải đau lòng lắm khi viết ra những nỗi đau, sự bất công trong xã hội mà ông đã sống và chứng kiến. | |||
* Gọi HS đọc và xác định yêu cầu cần giải bài 3. – Gọi trả lời cá nhân. | 3. Bài 3: Tìm từ chịu trách nhiệm cao nhất và thấp nhất về độ tin cậy. – Từ: Chắc chắn: chịu trách nhiệm độ tin cậy cao nhất. Từ: Hình như: chịu trách nhiệm độ tin cậy thấp nhất. | ||
* GV chiếu 4 bức tranh, yêu cầu HS làm việc theo bàn, quan sát tranh đặt 2 câu cho một bức tranh ( 1 câu có dùng tình thái, 1 câu có dùng cảm thán) Kiểm tra nhận xét *GV:Liên hệ giáo dục môi trường – Thu bài của 1 số em, chiếu kết quả, nhận xét | 4. Bài 4: Đặt câu theo nội dung tranh Cảnh đánh điện tử của HS Thắng cảnh hồ GươmÔ nhiễm môi trường, Cháy rừng 5. Bài 5 : Viết đoạn văn. Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ, trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán? | ||
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu:
– Học sinh vận dụng kiến thức các thành phần biệt lập để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo.
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
Gv giao bài tập – Hs : Khi giao tiếp em vận dụng các thành phần cảm thán và tình thái như thế nào? | Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày…. |
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (Giáo án Các thành phần biệt lập)
* Mục tiêu:
– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
Gv giao bài tập – Tìm các thành phần cảm thán và tình thái trong một số văn bản em đã được học ? | + Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày…. |
* Bước 4. Giao bài, hướng dẫn HS học ở nhà.(2 phút)
1. Học bài:
– Nắm chắc bài, học thuộc ghi nhớ.
- Hoàn thành tất cả các bài tập. Sửa chữa và viết đoạn văn cho hoàn chỉnh.
- Hoàn thiện bài tập 3/ SGK
2. Chuẩn bị bài:
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
*Yêu cầu: Đọc trước văn bản “Bệnh lề mề”, trả lời các câu hỏi trong phần tìm hiểu. Cần thảo luận trong tổ của em bài tập 1 trang 21 (SGK).
Xem thêm: Sơ đồ tư duy truyện chức phán sự đền tản viên.
Originally posted 2020-03-05 14:12:12.
Để lại một phản hồi