Giáo Án Bài Ca Ngất Ngưỡng định hướng phát triển năng lực

Giáo Án Bài Ca Ngất Ngưỡng định hướng phát triển năng lực

Giáo Án Bài Ca Ngất Ngưỡng định hướng phát triển năng lực

BÀI CA NGẤT NGƯỞNG

(Nguyễn Công Trứ )

I. Kiến thức cơ bản: Giáo Án Bài Ca Ngất Ngưỡng định hướng phát triển năng lực

1. Kiến thức về tác giả

a. Tác giả

Nguyễn Công Trứ là nhà nho tài tử, cuộc đời phong phú đầy thăng trầm, sống bản lĩnh, phóng khoáng và tự tin, có nhiều đóng góp cho dân, cho nước.

Nguyễn Công Trứ là người góp phần quan trọng vào việc phát triển thể hát nói trong văn học Việt Nam.

b. Tác phẩm

* Hoàn cảnh ra đời:

– Tác phẩm được viết trong thời kì cáo quan về hưu, ở ngoài vòng quan trường và những ràng buộc của lễ giáo phận sự, có thể bộc lộ hết tâm tư phóng khoáng của bản thân đồng thời là cái nhìn mang tính tổng kết về cuộc đời phong phú.

* Nội dung: Hình ảnh ông ngất ngưởng

– ” Ngất ngưởng” khi làm quan: Tài năng và danh vị xã hội

+ Khẳng định vai trò của kẻ sĩ.

+ Tự khẳng định mình là người có tài gò bó, mất tự do nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan vì đó là phương tiện thực hiện hoài bão vì dân, vì nước.

+Liệt kê ra học vị, chức tước…

-> Ông ngất ngưởng khi làm quan: là người thẳng thắn, liêm khiết, có tài năng và lập được nhiều công trạng nhưng ông nhưng ông cũng phải chấp nhận cuộc đời làm quan không mấy thuận lợi.

– ” Ngất ngưởng” khi cáo quan về hưu: Phong cách sống khác đời, khác người.

+ Hành động: cưỡi bò vàng – đeo đạc; chơi chùa – đủng đỉnh đôi dì;  uống rượu hát ca; không quan tâm đến phú quý, bần hàn, được mất, bỏ ngoài tai mọi lời khen chê -> Bậc tài tử phong lưu không ngần ngại khẳng định cá tính của mình.

=> Tất cả thể hiện cá tính, bản lĩnh, sự tự tin của con người có cốt cách độc đáo khi nhìn lại đời mình và tự thể hiện mình. Trên cơ sở đó thấy rõ vẻ đẹp nhân cách của

Nguyễn Công Trứ : một con người giàu năng lực dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo, theo đuổi cái tâm tự nhiên.

* Nghệ thuật:

– Sự phù hợp của thể hát nói với việc bày tỏ những tư tưởng, tình cảm tự do, phóng túng, thoát ra ngoài khuôn khổ của tác giả.

Giáo Án Bài Ca Ngất Ngưỡng định hướng phát triển năng lực
Giáo Án Bài Ca Ngất Ngưỡng định hướng phát triển năng lực

Liên quan: Sơ Đồ Tư Duy Bài ca ngất ngưởng ngắn gọn

II. Luyện tập

Đề 1:  Bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ qua bài thơ “Bài ca ngất ngưởng”. Đề 2: Cảm nhận của em về bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.

* Lập dàn ý đề 1

1.Mở bài :

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bức chân dung tự họa của Nguyễn Công Trứ qua bài thơ.

2.Thân bài : Bức chân dung tự họa của nhà thơ

* Một  người có tài năng xuất chúng ( 6 câu thơ đầu)

– Tác giả nhắc đến vai trò quan trọng của kẻ sĩ, mọi việc trong khoảng trời đất đều là phận sự của ta.

– Tự nhận mình có tài do đó biết chốn quan trường gò bó, mất tự do nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn ra làm quan vì đó là phương tiện thực hiện hoài bão vì dân, vì nước.

Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê, liệt kê ra học vị, chức tước của bản thân: Khi thủ khoa, tham tán, tổng đốc Đông, bình Tây, đại tướng, phủ doãn Thừa Thiên, để khẳng định tài năng cá nhân của mình, phong cách sống của mình, cách nói như vậy cũng xuất phát từ thái độ sống ngất ngưởng.

=> Ông ngất ngưởng khi làm quan: là người thẳng thắn, liêm khiết, có tài năng và lập được nhiều công trạng nhưng ông nhưng ông cũng phải chấp nhận cuộc dời làm quan không mấy thuận lợi.

* Một người có lối sống khác đời, hơn người (10 câu tiếp)

+ Hành động: cưỡi bò vàng – đeo đạc; chơi chùa – đủng đỉnh đôi dì;  uống rượu hát ca; không quan tâm đến phú quý, bần hàn, được mất, bỏ ngoài tai mọi lời khen chê

-> Phẩm chất của một con người ưa tự do phóng khoáng, không chịu  bó buộc vào khuôn phép thể hiện bản lĩnh cứng cỏi vượt lên trên thói đời phàm tục.

* Một nhà nho trung thành, hết lòng vì dân, vì nước (các câu thơ còn lại) + Lúc ở chốn quan trường hết lòng với triều đình

+ Thời loạn thì xông pha trận mạc, giữ trọng trách trước ba quân

+ Lí tưởng sống thuỷ chung trọn vẹn đạo vua tôi * Nghệ thuật

+ Sự phù hợp của thể hát nói với việc bày tỏ những tư tưởng, tình cảm tự do, phóng túng, thoát ra ngoài khuôn khổ

+ Cách gieo vần bằng, trắc luân phiên

+ Xen kẽ những câu thơ chữ Hán đem lại sự bề thế, uyên bác

+ Số tiếng không cố định, cách ngắt nhịp biến hoá, đa dạng tạo thành chất thơ, chất nhạc hài hoà, lôi cuốn, hấp dẫn

+ Giọng điệu bài thơ phù hợp với việc bày tỏ những tư tưởng, tình cảm tự do, phóng túng, thoát ra ngoài khuôn khổ

3. Kết bài

Bài ca ngất ngưởng đã thể hiện rõ nét bức chân dung tự họa của một nhà nho vừa có thực tài, vừa có thực danh, vừa có bản lĩnh và nhân cách cao cả.

Đọc thêm: Soạn bài Bài ca ngất ngưởng

Đề số 2: Lập dàn ý .

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Dẫn vấn đề nghị luận: Nêu cảm nhận chung của bản thân qua bài thơ.

+ Nguyễn Công Trứ được coi là một trong những thi sĩ nổi tiếng nhất đương thời, ông có công lớn trong việc nâng thể hát nói thành thể thi ca có khả năng biểu hiện những tình cảm phong phú và tinh tế.  Trong số những bài thơ của Nguyễn Công Trứ sáng tác theo thể hát nói, nức danh hơn cả là bài thơ Bài ca ngất ngưởng.

+ Bài ca ngất ngưởng. được sáng tác sau khi tác giả cáo quan về hưu. Đây cũng là lúc chất ngạo nghễ, ngất ngưởng vốn có của ông được bộc lộ một cách đầy đủ nhất.

2. Thân bài:

a. Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ:

– Nghĩa thực: 1 tư thế, 1sự vật ở vị trí cao chênh vênh không vững chắc.

– Nghĩa trong bài: Diễn tả 1 thái độ, quan niệm sống của con người vượt lên trên thế tục, sống khác người khác đời bất chấp khuôn phép.

b.” Ngất ngưởng “khi làm quan: Tài năng và danh vị xã hội (6 câu thơ đầu)

– Câu mở đầu tác giả nhắc đến vai trò quan trọng của kẻ sĩ, mọi việc trong khoảng trời đất đều là phận sự của ta.

– Nguyễn Công Trứ tự nhận mình là người có tài, do đó biết chốn quan trường gò bó, mất tự do nhưng ông vẫn ra làm quan vì đó là phương tiện thực hiện hoài bão vì nước, vì dân.

– Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê, liệt kê ra học vị, chức tước: Thủ khoa, tham tán tổng đốc Đông, bình Tây, đại tướng, phủ doãn Thừa Thiên, để khẳng định tài năng cá nhân của mình, phong cách sống của mình, cách nói như vậy cũng xuất phát từ thái độ sống ngất ngưởng.

=> Ông ngất ngưởng khi làm quan: là người thẳng thắn, liêm khiết, có tài năng và lập được nhiều công trạng nhưng ông nhưng ông cũng phải chấp nhận cuộc dời làm quan không mấy thuận lợi.

c.” Ngất ngưởng” khi cáo quan về hưu: Phong cách sống khác đời, khác người ( các

câu thơ còn lại).

Hành động: cưỡi bò vàng – đeo đạc; chơi chùa – đủng đỉnh đôi dì;  uống rượu hát ca; không quan tâm đến phú quý, bần hàn, được mất, bỏ ngoài tai mọi lời khen chê => Bậc tài tử phong lưu không ngần ngại khẳng định cá tính của mình.

– Ông tự khẳng định mình dù ngất ngưởng đến đâu thì lí  tưởng sống vẫn  thuỷ chung trọn vẹn đạo vua tôi

– Tất cả thể hiện cá tính, bản lĩnh, sự tự tin của con người có cốt cách độc đáo khi nhìn lại đời mình và tự thể hiện mình. Trên cơ sở đó thấy rõ vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn công Trứ : một con người giàu năng lực dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo, theo đuổi cái tâm tự nhiên.

d. Nghệ thuật:

– Sự phù hợp của thể hát nói với việc bày tỏ những tư tưởng, tình cảm tự do, phóng túng,thoát ra ngoài khuôn khổ

3. Kết bài

– Khái quát cảm nhận của bản thân về bài thơ.

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2019-07-24 21:46:05.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*