Bài giảng Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông dễ hiểu nhất
ĐỀ BÀI: Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của những dòng sông Việt nam qua “Người lái đò sông đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Các Ý Chính: dựa vào Bài giảng Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông
1. Trong tùy bút Người Lái Đò Sông Đà, Nguyễn Tuân cho thấy sông Đà đâu chỉ có hung bạo mà còn mang vẻ đẹp nên thơ, trữ tình. Từ những góc độ khác nhau, nhà văn có những phát hiện thật tinh tế và sâu sắc vẻ đẹp hấp dẫn và trữ tình của dòng sông. Qua ghềnh thác, con sông trở nên hiền hòa, dòng chảy êm đềm, một vẻ đẹp trữ tình, dịu ngọt giữa núi rừng Tây Bắc.
– Nhìn từ trên cao xuống……………………………
– Nhìn ở nhiều thời điểm khác nhau………………….
– Nhìn sông Đà như một “cố nhân”………………………
– Nhìn sông Đà từ điểm nhìn của người khách trên thuyền………
Liên quan: Giáo Án Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông định hướng phát triển
2. Trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác giả đã khắc họa thành công vẻ đẹp trữ tình của dòng Hương xứ Huế- một biểu tượng cho vẻ đẹp của đất cố đô. Đặc biệt, trong đoạn văn miêu tả vẻ đẹp sông Hương từ thượng nguồn đến thành phố Huế, nhà văn đem đến cho người đọc nhiều vẻ đẹp bất ngờ, thú vị của Sông Hương.
– Ở thượng nguồn
+ “bản trường ca của rừng già”
+ “cô gái Di-gan”
+ “Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa, xứ sở”
– Chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế.
+ “người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”
+ những phản quang “biến ảo: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”
+vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi.
– Sông Hương giữa lòng thành phố.
+ “vui tươi hẳn lên”
+ sông Hương cổ kính bởi vẻ đẹp trầm mặc của đất cố đô.
+dòng chảy “thực chậm- lặng lờ”- điệu slow tình cảm…
+ “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”
Liên quan: Mở bài kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông hay nhất
3. So sánh hai dòng sông ở phương diện thơ mộng, hữu tình.
– Nét tương đồng:
+ Niềm yêu thương và tự hào về quê hương, xứ sở
+ Thể tùy bút, in đậm dấu ấn cái tôi tài hoa, uyên bác.
+ Nhiều liên tưởng thú vị.
– Khác biệt:
+ Sông Đà là “chất vàng” của màu sắc núi sông TB- Vẻ đẹp Sđà được phát hiện chủ yếu ở cảnh sắc thiên nhiên.
+ Sông Hương là biểu tượng cho vẻ đẹp đất cố đô, nhiều chiều và đa sắc khám phá.
Originally posted 2019-08-02 10:28:53.
Để lại một phản hồi