Soạn Trả bài làm văn số 6 Ngữ văn lớp 12 ngắn gọn nhất

Giáo án Phát biểu tự do ngữ văn lớp 12

Soạn Trả bài làm văn số 6 giúp học sinh củng cố kiến thức về nghị luận văn học rút kinh nghiệm cách viết một bài nghị luận văn học.

 I- Mục tiêu cần đạt (Soạn Trả bài làm văn số 6)

1. Củng cố kiến thức về nghị luận văn học rút kinh nghiệm cách viết một bài nghị luận văn học.

2. Nhận ra những ưu – nhược điểm về kiến thức về kiến thức và khả năng viết bài nghị luận về thơ trữ tình.

3. Rút kinh nghiệm để phát huy những ưu điểm và hạn chế nhược điểm để chuẩn bị cho bài làm văn số 6.

II- Chuẩn bị

1. HS chuẩn bị dàn ý bài viết (ở nhà).

2. GV chấm chữa bài, chuẩn bị nhận xét chung và nhận xét cụ thể.

III- Các nội dung dạy –  học cơ bản (Soạn Trả bài làm văn số 6)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
– Tổ chức phân tích đề
1. GV tổ chức cho HS ôn lại cách phân tích đề (Khi phân tích một đề bài, cần phân tích những gì ?) HS áp dụng để phân tích đề bài viết số 6.
– HS nhớ lại kiến thức phân tích đề, áp dụng phân tích đề bài số 6.
– GV định hướng, gạch dưới những từ ngữ quan trọng để chỉ ra các yêu cầu của đề.
I. Phân tích đề
1. Khi phân tích một đề bài, cần phân tích :
– Nội dung vấn đề.
– Thể loại nghị luận và những thao tác lập luận chính.
– Phạm vi tư liệu cần sử dụng cho bài viết.
2. Phân tích đề bài viết số 5 
– Yêu cầu kiểu bài Đọc hiểu và Nghị luận về 2 ý kiến bàn về một đoạn trích văn xuôi;
– Yêu cầu nội dung :
– Yêu cầu về phương thức diễn đạt, vận dụng thao tác phân tích là chính kết hợp thao tác lập luận, giải thích, so sánh, bình luận.
Hoạt động 2 – Tổ chức xây dựng đáp án (dàn ý) II. Xây dựng đáp án (dàn ý)  
GV tổ chức cho HS xây dựng dàn ý chi tiết cho đề bài viết số 6 (GV nêu câu hỏi để hướng dẫn HS hoàn chỉnh dàn ý (đáp án) làm cơ sở để HS đối chiếu với bài viết của mình). ( Xem phụ lục ở dưới)
Hoạt động 3 – Tổ chức nhận xét, đánh giá bài viết
– GV cho HS tự nhận xét và trao đổi bài để nhận xét lẫn nhau.
– GV nhận xét những ưu, khuyết điểm.
 
Hoạt động 4 – Tổ chức sửa chữa lỗi bài viết
GV hướng dẫn HS trao đổi để nhận thức lỗi và hướng sửa chữa, khắc phục.
IV. Sửa chữa lỗi bài viết Các lỗi thường gặp :
+ Thiếu ý, thiếu trọng tâm, ý không rõ, sắp xếp ý không hợp lí.
+ Sự kết hợp các thao tác nghị luận chưa hài hòa, chưa phù hợp với từng ý.
+ Kĩ năng phân tích, cảm thụ còn kém.
+ Diễn đạt chưa tốt, còn dùng từ viết câu sai, diễn đạt tối nghĩa, trùng lặp,…
Hoạt động 5 – Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm
GV tổng kết và nêu một số điểm cơ bản cần rút kinh nghiệm
V. Tổng kết rút kinh nghiệm Nội dung tổng kết và rút kinh nghiệm dựa trên cơ sở chấm, chữa bài cụ thể.

ĐÁP ÁN BÀI VIẾT SỐ 6 ( Ở NHÀ)

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) (Soạn Trả bài làm văn số 6)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự ( 0.5đ)

Câu 2. Văn bản viết về chuyện chiếc bình nứt nhằm mục đích nói chuyện con người, cụ thể hơn là cách ứng xử của con người.( 0.5đ)

Câu 3. Vết nứt trên chiếc bình ẩn dụ cho điều : Hạn chế, khiếm khuyết trong mỗi con người( 1.0đ)

Câu 4. Nỗi xấu hổ, day dứt của chiếc bình nứt gợi liên tưởng đến tâm trạng của con người khi đối diện với những khiếm khuyết của bản thân ( 1.0đ)

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

I.Mở bài:

Kim Lân là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Kim là truyện ngắn Vợ nhặt.

Nhận xét về tác phẩm có ý kiến cho rằng Ở truyện ngắn này, nhà văn chú tâm miêu tả kĩ lưỡng hiện thực tàn khốc của nạn đói năm 1945.Ý kiến khác lại nhấn mạnh: nhà văn chủ yếu hướng ngòi bút vào việc phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn, tâm hồn giàu lòng yêu thương của người nông dân sau cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ.

– Điều đó được thể hiện qua đoạn trích

II.Thân bài:

1.Giới thiệu chung về tác phẩm.

– Vợ nhặt là truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng. Truyện được in trong tập Con chó xấu xí (1962)

– Bằng cách dựng lên tình huống truyện “nhặt vợ” độc đáo, qua tình huống đó nhà văn Kim Lân đã kín đáo lên tiếng phê phán xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám, đói rách, nghèo khổ. Nhân phẩm con người bị rẻ rúng, vì đói, vì chạy trốn khỏi cái chết mà người ta có thể liều về làm vợ một người không quen biết chỉ bằng vài bát bánh đúc… Đó là những đau đớn, nhục nhằn của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Nhưng trên nền hiện thực đen tối ấy vẫn sáng lên niềm yêu thương, niềm tin vào cuộc đời mới tốt đẹp hơn. Đó là cái nhìn phát hiện đầy nhân đạo của nhà văn Kim Lân.

2. Giải thích ý kiến:

a. Ý kiến “Ở truyện ngắn này, nhà văn chú tâm miêu tả kĩ lưỡng hiện thực tàn khốc của nạn đói năm 1945 ”: hiện thực tàn khốc là bức tranh phản ánh chân thật đời sống xã hội. Trong truyện, đó là nạn đói khủng khiếp Ất Dậu 1945 được thể hiện qua lăng kính của nhà văn. Ýkiến chú ý đến giá trị hiện thực của tác phẩm;

 b. Ý kiến “nhà văn chủ yếu hướng ngòi bút vào việc phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn, tâm hồn giàu lòng yêu thương của người nông dân sau cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ. ”: Vẻ đẹp tiềm ẩn là vẻ đẹp trong bề sâu, bề xa của tâm hồn con người. Ý kiến chú ý đến giá trị nhân đạo của tác phẩm;

Cả 2 ý kiến đã khái quát giá trị tư tưởng truyện ngắn Vợ nhặt của Kim lân.

3. Phân tích đoạn trích để làm sáng tỏ hai ý kiến: 

a. Ý kiến “…hiện thực tàn khốc của nạn đói năm 1945 ”

– Bữa cơm ngày đói thật thảm hại trong ngày đón con dâu phản ánh chân thực số phận bi đát của người nông dân trong nạn đói Ất dậu năm 1945; ( phân tích các chi tiết về mâm cơm, nồi chè khoán…)

– Tâm trạng của các nhân vật bà cụ Tứ, Tràng và người vợ nhặt trong bữa cơm ngày đói ( phân tích các chi tiết để làm rõ tâm trạng vui buồn lẫn lộn của bà mẹ già, tâm trạng tủi hờn của vợ chồng Tràng khi ăn miếng cám nghẹn bứ, chát xít);

– Khép tác phẩm là âm thanh tiếng trống thúc thuế báo hiệu nạn đói tiếp tục đe doạ; hình ảnh âm thanh tiếng quạ báo hiệu cái chết; hình ảnh đám người đói biểu tượng cho cái đói khủng khiếp…

b. “nhà văn chủ yếu hướng ngòi bút vào việc phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn, tâm hồn giàu lòng yêu thương của người nông dân sau cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ”.

– Vẻ đẹp tâm hồn của bà cụ Tứ:

+ Giàu lòng yêu thương con;

+ Niềm tin lạc quan vào tương lai tươi sáng:

++Bà lão “vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn ”, “nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng ngày sau”, “cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên ”. Dù chẳng trọn vẹn nhưng cũng phần nào gieo vào lòng đôi vợ chồng trẻ niềm tin vào ngày mai. Một ngày mai tươi sáng hơn đang chờ họ. Bà cụ Tứ nghĩ thế và chắc chắn sẽ là như thế! Chính tình thương của mẹ đã mang đển hạnh phúc cho Tràng, đem lại lối thoát cho vợ Tràng và tất yếu tình thương ấy sẽ mãi mãi nâng đỡ họ.

++ Lời khuyên của bà với con: -Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem…là lời khuyên rất thực tế, là suy nghĩ của một bà lão nông dân sắp gần đất xa trời, không lo nghĩ cho mình mà chỉ lo cho con. Nuôi gà cũng chính là nuôi niềm hy vọng cho ngày mai.

++ Cảnh Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút cứ ngỡ bà như bà Tiên trong truyện cổ tích. Nồi chè khoán của bà cũng chính là chiếc đũa thần của bà Tiên ấy, đưa lên để làm nên phép nhiệm màu: thắp ngọn lửa niềm tin vào tương lai.

+ Niềm tin vào sự đổi đời của người nông dân trước hiện thực đói nghèo, tăm tối vẫn còn vây bủa: Hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới trong óc Tràng có ý nghĩa biểu tượng, khép truyện nhưng mở ra cả trời ý nghĩa. Lá cờ đỏ lá cờ của Việt Minh. Cách mạng sẽ về. Chính cách mạng sẽ làm nên sự sống bất diệt.

+ Phân tích nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí tinh tế, dựng đối thoại sinh động, ngôn ngữ đậm chất nông dân, có sự gia công sáng tạo của nhà văn.

-Nhận xét ý nghĩa  đoạn trích:

 +  Giá trị hiện thực: gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít, phản ánh sự hướng về cách mạng của người nông dân;

  + Giá trị nhân đạo: Cảm thông với nỗi thống khổ của người nông dân; ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của họ. Ca ngợi tình mẫu tử, tình cảm gia đình. Gửi gắm niềm tin vào tương lai…

4. Đánh giá hai ý kiến.

– Hai ý kiến đều đúng, không mâu thuẫn bài trừ nhau mà bổ sung cho nhau góp phần làm sáng tỏ nội dung của tác phẩm.

– Qua hai ý kiến, người đọc hiểu hơn giá trị của truyện Vợ nhặt, hiểu tấm lòng của nhà văn Kim Lân dành cho người nông dân Việt Nam mà suốt cuộc đời cầm bút ông đã từng yêu thương họ. Qua đó, ngòi bút tinh tế cũng như sự thấu hiểu tâm lí, đời sống người nông dân của nhà văn Kim Lân hiện lên rất sâu sắc và sáng tạo.

III.Kết bài:

Khái quát lại vấn đề và đánh giá về thành công của tác giả, tác phẩm, đoạn trích

 Bày tỏ suy nghĩ riêng về giá trị của truyện, của đoạn trích.

 Xem thêm: giáo án những đứa con trong gia đình lớp 12 hay nhất

4/5 - (2 bình chọn)

Originally posted 2020-03-22 13:07:14.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*