Giáo án An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy hay nhất

Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy

Giáo án An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy giúp học sinh hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm.

Giáo án An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy
Giáo án Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy hay nhất

Tham khảo: Giáo án chương trình địa phương phần văn lớp 9

A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

 I. Tên bài học: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy.

II. Hình thức dạy học: DH trên lớp.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:

– Phương tiện, thiết bị:

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.

+ Máy tính, máy chiếu, loa…

– PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi

2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC(Giáo án An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy )

Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thuỷ

C. MỤC TIÊU BÀI HỌC

I. Về kiến thức

– Hiểu được bài học giữ nước, nguyên nhân mất nước mà người xưa gửi gắm trong câu chuyện về thành Cổ Loa và mối tình Mỵ Châu – Trọng Thuỷ

– Nắm được đặc trưng cơ bản của truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy.

II. Về kĩ năng: (Giáo án An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy )

– Đọc – kể truyền cảm truyền thuyết dân gian

– Phân tích văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.

III. Về thái độ, phẩm chất:

– Thái độ: Lòng yêu nước, và tinh thần cảnh giác trong cuọc sống.

– Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…

IV. Phát triển năng lực

– Năng lực chung:

+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

– Năng lực riêng:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày

+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC (Giáo án An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy)

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động1: Khởi động
Hình thức: Xem video
– Kỹ thuật: Đặt câu hỏi
B1: GV cho HS xem phim về Loa Thành. Em hãy cho biết nội dung của đoạn phim?
B2. HS suy nghĩ câu trả lời
B3. HS trình bày theo cá nhân
B4. GV nhận xét. Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào bài học:
Ca dao có câu: “Ai về qua huyện Đông Anh, Ghé thăm phong cảnh Loa Thành, Thục Vương” Đó là những địa danh, những di tích gắn liền với một truyền thuyết mà mỗi người Việt Nam không thể nào quên: Truyện ADV và Mỵ Châu – Trọng Thủy. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về truyền thuyết này
Ca dao có câu: “Ai về qua huyện Đông Anh, Ghé thăm phong cảnh Loa Thành, Thục Vương”
Đó là những địa danh, những di tích gắn liền với một truyền thuyết mà mỗi  người Việt Nam không thể nào quên:Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thuỷ.            
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức .
Thao tác 1: Tìm hiểu chung Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy
– Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu
– Kĩ thuật dạy học: Công não, phòng tranh, thông tin – phản hồi
– Hình thức tổ chức: hoạt động nhóm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Chia lớp thành 4 nhóm
Nhóm 1:Nêu định nghĩa về loại truyền thuyết?Thể loại truyền thuyết có sự kết hợp giữa những yếu tố nào? Truyền thuyết ghi nhận, phản ánh những gì? Các truyền thuyết thường được diễn xướng tại đâu? Vào những dịp nào?
Nhóm 2: Nêu xuất xứ của văn bản
Nhóm 3: Có thể chia văn bản làm mấy đoạn, nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
Nhóm 4: Nêu chủ đề của văn bản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
HS: Cử đại diện trình bày, HS khác bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét đánh giá kết quả và chuẩn hóa kiến thức
I. Tìm hiểu chung Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy      
1. Thể loại: Truyền thuyết  
– Định nghĩa: Là truyện kể dân gian về sự kiện có ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử dân tộc.
– Đặc trưng: có sự kết hợp
+ Yếu tố lịch sử
+ Yếu tố hư cấu
– Giá trị, ý nghĩa:
+ Phản ánh những vấn đề nổi bật của lcịh sử dân tộc
+ Phản ánh theo quan điểm, tư tưởng tình cảm của nhân dân.
– Môi trường diễn xướng:
+ Tại các địa danh có liên quan
+ Trong các dịp sinh hoạt văn hóa (lễ hội)
-> Muốn hiểu rõ tác phẩm phải đặt nó trong mối quan hệ giữa lịch sử và đời sống.
2. Văn bản:
a. Xuất xứ: Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy được trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam trích quái. Đây là 1 tập truyện ra đời vào cuối thế kỉ XV.
b. Bố cục:
* Phần 1: Từ đầu …. “bèn xin hoà”
-> Quá trình xây thành chế nỏ của An Dương Vương
* Phần 2: Còn lại -> Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ.
c. Chủ đề:
– Miêu tả quá trình xây thành chế nỏ bảo vệ đất nước và bi kịch của An Dương Vương
– Thái độ, tình cảm của nhân dân đối với từng nhân vật.
Thao tác 2: Đọc hiểu chi tiết văn bản
1. Quá trình xây thành, chế nỏ, đánh thắng Triệu Đà  
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:  
Quá trình xây thành của An Dương Vương được tác giả miêu tả như thế nào? Từ quá trình xây thành, em có cảm nhận như thế nào về nhân vật An Dương Vương? Sau khi xây thành xong, nhà vua còn băn khoăn điều gì? Nỗi băn khoăn đó được đáp lại như thế nào? Khi Triệu Đà sang xâm lược, An Dương Vương chiến thắng là do những yếu tố nào? Theo em, đây là một vị vua như thế nào? Ý nghĩa việc An Dương Vương  được thần linh giúp đỡ ? Nhận xét về nghệ thuật kể truyện ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS trả lời, HS khác bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xétđánh giá kết quả và chuẩn hóa kiến thức                
2: Bi kịch nước mất, nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ
– Phương tiện: bảng phụ, máy chiếu
– Kĩ thuật dạy học: Công não, thông tin – phản hồi
– Hình thức tổ chức: học sinh hoạt động độc lập.  
HS hoạt động nhóm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 3 nhóm Nhóm 1: Hãy tìm những nguyên nhân khiến cho An Dương Vương rơi vào bi kịch mất nước
Nhóm 2: Chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến bi kịch làm mất nước của Mị Châu ?
Nhóm 3: Kết quả mà vua ADV và MC gặp phải là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Thảo luận, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Cử đại diện trình bày Các nhóm khác bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét đánh giá kết quả và chuẩn hóa kiến thức GV: Liên hệ, so sánh: Thánh Gióng bay về trời (ngẩng mặt lên mới nhìn thấy) Rực rỡ, hoành tráng vì nhân vật không mắc phải sai lầm, thất bại.An Dương Vương cúi xuống sâu thẳm mới nhận ra.
Không rực rỡ, hoành tráng vì đã để mất nước.
=> Quan điểm, tình cảm của nhân dân đối với từng nhân vật.                      
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 2 nhóm
Nhóm 1: Em suy nghĩ gì về mối tình MC- TT?
Nhóm 2: Kết cục của mối tình MC-TT ? Kết cục đó có duyên cớ từ đâu? Tìm chi tiết chứng minh và giải thích?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Thảo luận, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Cử đại diện trình bày
Các nhóm khác bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét đánh giá kết quả và chuẩn hóa kiến thức  
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 2 nhóm
Nhóm 1: Nhân dân ta có thái độ như thế nào với cả 3 nhân vật trong truyện, thể hiện ở chi tiết nào?
Nhóm 2: Thái độ của nhân dân thể hiện truyền thống nào của dân tộc ta?
Nhóm 3: Bài học lịch sử được rút ra?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Thảo luận, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Cử đại diện trình bày
Các nhóm khác bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét đánh giá kết quả và chuẩn hóa kiến thức
II. Đọc hiểu văn bản Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy
1. Quá trình xây thành, chế nỏ, đánh thắng Triệu Đà:
a . Xây thành:
+ Thành xây tới đâu lở tới đó.  
+ Lập đàn trai giới, giữ mình trong sạch, cầu đảo bách thần.  
+ Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang –  tức Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành công Lao Thành.
-> có lòng kiên trì quyết tâm xây dựng đất nước, có ý thức đề cao cảnh giác với kẻ thù
b. Chế nỏ:
+ Nỗi băn khoăn: “Nhờ ơn thần, thành đã được xây xong. Nay nếu có giặc ngoài biết lấy gì mà chống?”  
-> được Rùa Vàng tặng móng vuốt làm lẫy nỏ thần
c. Đánh thắng Triệu Đà:
+ Nhờ có thành ốc kiên cố
+ Nhờ có nỏ thần lợi hại
+ Nhờ có ý thức đề cao cảnh giác với kẻ thù
-> ADV  là vị vua anh minh sáng suốt, có lòng yêu nước sâu sắc.
=> ADV được thần linh giúp đỡ vì đã có ý thức đề cao cảnh giác, lo xây thành, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa đến. Tưởng tượng ra sự giúp đỡ của thần linh là cách để nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm của dân tộc
-> Nghệ thuật: Kể với giọng tự nhiên, các chi tiết được sắp xếp logic, có sự xen lẫn yếu tố hoang đường với yếu tố hiện thực.  
2. Bi kich nước mất, nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ  
a. Bi kịch nước mất nhà tan:
* Nguyên nhân:
–  Do ADV:
+ Nhận lời cầu hòa của Triệu Đà
+ Nhận lời cầu hôn và cho con trai Trọng Thủy của Triệu Đà ở rể ngay trong thành
+ Trọng Thủy tráo lẫy thần, nỏ thần mất công hiệu mà ADV không biết
+ Cho Trọng Thủy về thăm cha mà không nghi vấn
-> ADV mơ hồ về bản chất ngoan cố và âm mưu thâm độc của kẻ thù.
+ Quân Đà đã tiến sát thành, ADV vẫn ung dung ngồi chơi cờ, ỷ thế có nỏ thần, không lo lắng tìm kế đánh giặc
– Do Mị Châu:
+ Tin Trọng Thủy cho Trọng Thủy xem nỏ thần, Trọng Thủy tráo lẫy thần mà không biết
+ Mị Châu chưa ý thức được đầy đủ vị thế một công chúa, về bí mật quốc gia.
* Kết quả:
– ADV mất nước, chém đầu con gái, cầm sừng tê 7 tấc đi sâu vào lòng biển.
– MC chết dưới lưỡi gươm của cha trong tâm trạng đau khổ dằn vặt.
-> Như vậy nguyên nhân dẫn đến mất nước nhà tan là do cả 2 cha con ADV và MC đều chủ quan, mất cảnh giác với kẻ thù, không nhận ra dã tâm nham hiểm của kẻ thù. Hậu quả là ADV tự đánh mất mình, không còn là nhà vua anh minh. Còn MC bị trừng trị nghiêm khắc, đích đáng và rất đau đớn.
=>Tóm lại: 1 người có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước nhưng do lơ là, thiếu cảnh giác đã để mất nước, nhưng nhân dân Âu Lạc đời sau vẫn kính trọng, biết ơn điều này chứng tỏ ADV đã được nhân dân tha thứ, ông vẫn bất tử trong lòng dân chúng.  
b. Bi kịch tình yêu tan vỡ:
Một mối tình éo le, chứa đầy bi kịch.
+ Mị Châu tin tưởng chồng nên đã để lộ và làm mất vũ khí linh thiêng của quốc gia dẫn đến mất nước-> Mị Châu phải chết dưới lưỡi gươm của vua cha.
+ Trọng Thủy rất yêu Mị Châu nhưng buộc phải lừa Mị Châu, vì âm mưu chính trị mà Triệu Đà – cha chàng đã giao phó
-> chàng đã đẩy vợ mình vào chỗ chết và chàng cũng phải chết bi thảm trong sự dày vò, nhung nhớ Mị Châu.
=> KL: Cả 2 nhân vật đều có cái chết bi thảm. Tình yêu éo le của họ được nảy mầm trên mảnh đất chứa đầy âm mưu và thù hận, họ là những nạn nhân của những âm mưu chiến tranh.  
c. Thái độ của nhân dân
– Nhân dân không đồng tình với sự chủ quan, mất cảnh giác của ADV và MC.
– Phê phán hành động vô tình phản quốc của MC, đồng thời rất độ lượng với nàng, hiểu nàng là con gái nhẹ dạ cả tin, ngây thơ nên bị lợi dụng.
– Nhân dân vừa nghiêm khắc, vừa độ lượng, nhân ái đối với các nhân vật trong truyện.
– Nhân dân đã đưa ra bài học lịch sử về việc giữ nước, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa nước với nhà, riêng với chung, cá nhân với cộng đồng.        
Hoạt động 3: Luyện tập ( 5 phút)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Có ý kiến cho rằng hình ảnh ngọc trai – giếng nước dùng để ca ngợi mối tình chung thủy của hai người. Ý kiến của em như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, ghi câu trả lời vào giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trả lời, HS khác bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét đánh giá kết quả và chuẩn hóa kiến thức
Hình ảnh ngọc trai – giếng nước:
– Không nhằm ca ngợi kẻ thù cũng như tình yêu chung thủy
– Là sự minh oan cho tấm lòng trong sáng của Mị Châu
– Nhân dân mong muốn hóa giải tội lỗi cho Trọng Thủy và Cách ứng xử thấu lí đạt tình của nhân dân  
Hoạt động 4: Vận dụng        
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thảo luận, trả lời câu hỏi
Từ câu chuyện của các nhân vật trong tác phẩm, em rút ra cho mình bài học gì trong việc giữ gìn và bảo vệ đất nước hiện nay?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: thảo luận nhóm, ghi câu trả lời vào bảng phụ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Hs báo cáo kết quả trên bảng phụ, treo kết quả các nhóm khác quan sát, nhận xét, phản biện
Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm và chuẩn hóa kiến thức
HS cần có trách nhiệm và nghĩa vụ với đất nước trong mọi hoàn cảnh:
+ Chăm chỉ học tập
+ Rèn luyện đạo đức
+ Cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù    
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhập vai nhân vật Mị Châu kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả vào buổi học sau
Bước 4:Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét đánh giá kết quả và chuẩn hóa kiến thức.
Gợi ý: Mị Châu giới thiệu được về mình và kể lại câu chuyện tình yêu và hôn nhân vì nền hoà bình của hai nước.
– Câu chuyện tình nghĩa vợ chồng: tâm trạng cả tin khi tiết lộ bí mật nỏ thần, sự nhớ nhung đợi chờ khi xa chồng và nỗi lo lắng khi nhớ tới lời chồng dặn.
– Câu chuyện về cuộc chiến giữa hai quốc gia và niềm đau xót khi phải cùng cha chạy trốn. – Sự thức tỉnh theo tiếng thét của rùa vàng: Hiểu mình đã là nạn nhân của âm mưu chiến tranh thôn tính, không còn cơ hội để làm lại, chấp nhận cái chết vì tội lỗi với gia đình, đất nước quê hương, nhưng vẫn khẳng định tình cảm và tâm hồn trong sáng của mình qua lời nguyền

Xem thêm:Giáo án Bố của Xi-mông Ngữ văn 9 chi tiết nhất (Giáo án An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy )

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-09 23:22:52.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*