Giáo án Luyện tập cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện

Giáo án Luyện tập cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện(đoạn trích) giúp học sinh nắm vững hơn các kĩ năng tìm ý, lập ý và viết bài.

Luyện tập cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện

Giáo án Luyện tập cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện(đoạn trích)

LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN HOẶC ĐOẠN TRÍCH – VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 6 – NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức :

– Nắm vững kiến thức và luyện tập cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)

2. Kỹ năng :

– Thành thạo thêm kĩ năng tìm ý, lập ý, kĩ năng viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

3. Thái độ:

– Hình thành thói quen nghiêm túc, tích cực  khi làm bài

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,  KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích)

2. Kĩ năng

– Xác định các bư­ớc làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học.

3.Thái độ: Nghiêm túc trong luyện tập và viết bài

4. Kiến thức tích hợp

– Môn Văn: các văn bản

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bảng phụ, một số VD ngoài SGK

2. Học sinh: Soạn bài theo h­ướng dẫn của GV.

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

* B­ước 1: Ổn định tổ chức ( Kiểm tra sĩ số  và nội vụ)

* B­ước 2: Kiểm tra bài cũ: (3-5′)        

– Mục tiêu: Kiểm tra một số kiến thức cũ đã học ở tiết trư­ớc

– Phư­ơng án: Kiểm tra đầu giờ, hình thức câu hỏi. ( 1-2 HS)

+ HS1: Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện đoạn trích? Nêu dàn ý chung của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

* B­ước 3 : Tổ chức dạy và học bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

+ Ph­ương pháp: thuyết trình, trực quan.

+ Thời gian:  1-2p

+ Hình thành năng lực: Thuyết  trình

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– GV yêu cầu: Để khắc sâu kiến thức về bài nghị luận một tác phẩm văn học và đoạn trích ta cần làm gì?
– Từ phần nhận xét của hs, gv giới thiệu vào bài mới Ghi tên bài
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, thuyết trình
– HS nghe
-HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy.
– Ghi tên bài

HOẠT ĐỘNG 2 . HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

+ Ph­ương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình. Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, vận dụng thực hành, hệ thống hóa kiến thức.

+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não và dùng phiếu học tập (Vở luyện Ngữ Văn).

+ Thời gian:  Dự kiến 7p

+ Hình thành năng lực:Giao tiếp:  nghe, nói, đọc; giải quyết vấn đề, phân tích, hợp tác  

I. Hướng dẫn hs ôn tập lại phần lí thuyết. Kĩ năng nghe, nói, đọc ,phân tích hợp tác
I. HS ôn lại lí thuyết
* GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức
H. Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
H. Những yêu cầu đối với một bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
H. Trong quá trình triển khai luận điểm, luận cứ cần chú ý những gì?
H. Bố cục bài viết ntn, liên kết ra sao?
* Gv chốt lại kiến thức  
+ Hs trả lời cá nhân
– Hs khác nhận xét, bổ sung. Quan sát trên máy.
+ Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những suy nghĩ đánh giá nhận xét của mình về những vấn đề của tác phẩm truyện: toàn bộ tác phẩm, nhân vật, chủ đề, nội dung, nghệ thuật đặc sắc…của tác phẩm hoặc đoạn trích
+ Những nhận xét, đánh giá phải xuất phát từ giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
+ Những nhận xét đánh giá phải đư­ợc triển khai thành các luận điểm , luận cứ rõ ràng, lập luận thuyết phục
+ Cần có sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm. Giữa các phần các đoạn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.
+ Bố cục: phải đủ các phần của một bài NL: Mở bài… thân bài … kết bài…

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP.

+ Ph­ương pháp: Đọc, vấn đáp, tái hiện thông tin , phân tích, so sánh, .

+ Kĩ thuật: Dùng phiếu học tập ( Vở luyện Ngữ Văn).

+ Thời gian:  Dự kiến 30p

+ Hình thành năng lực: Tư duy sáng tạo .

II. Hướng dẫn HS luyện tập viết bài. – Kĩ năng tư duy, sáng tạo
II. HS luyện tập viết bài
Đề bài: Cảm nhận về đoạn trích “ Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
* GV ghi đề bài lên bảng
H. Hãy xác định kiểu bài, tìm vấn đề nghị luận và các luận điểm cho đề bài trên?
* Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn, gọi trình bày, nhận xét, bổ sung, GV chốt.    
– Hs quan sát đề bài
– Hs đọc đề bài
– Hs tìm hiểu đề, tìm ý, trao đổi trong nhóm bàn (3-4’), trả lời.
– Hs khác nhận xét, bổ sung
1. Tìm hiểu đề, tìm ý
– Thể loại: nghị luận về tp truyện
– Nội dung: cảm nhận về đoạn trích “Chiếc lược ngà”
* Tìm ý:
– Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ông Sáu: Ông xa nhà đi kháng chiến từ 1946 mãi đến 1954 mới về thăm nhà một vài ngày. ngày ra đi đứa con gái mới 1 tuổi lúc về đã 8 tuổi. đó cũng, anh kát khao được gặp con …
a. Nhân vật bé Thu:
– Thái độ và tình cảm của bé Thu khi ông Sáu vừa về nhà:  Không nhận cha, “nghe gọi con bé giật mình, tròn mắt nhìn, nó ngơ ngác , lạnh lùng… con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt….mặt nó bỗng tái đi vụt chạy và kêu thét lên  má ! má!”
– Thái độ và tình cảm của bé Thu trong những ngày ông sáu ở nhà….
– Thái độ và tình cảm của bé Thu trong buổi sáng chia tay….
b. Nhân vật ông Sáu:
– Trong đợt nghỉ phép: đầu tiên là sự hụt hẫng, buồn khi thấy con sợ hãi bỏ chạy; tiếp theo là kiên nhẫn cảm hoá vỗ về để con nhận cha; đến lúc chia tay có cảm nhận bất lực và buồn. Khi đứa con cất lên tiếng ba thì hạnh phúc tột độ.
– sau đợt nghỉ phép: Say sưa tỉ mỉ làm cây lược ngà  khắc dòng chữ…Trước khi hi sinh kịp trao cây lược cho đồng đội ….
2. nhận xét đánh giá 
– Về ND: TG xây dựng một tình huống truyện, chỉ có trong chiến tranh và nhờ có tình huông này mà tình phụ tử được nén chặt để sau đó bùng nổ thành một cám xúc nhân văn sâu sắc, cảm động 
– Về NT: Cốt truyện chặt chẽ, có tình huống bất ngờ, kể chuyện ngôi thứ nhất vừ chứng kiến vừa tham gia vào một số việc, ngôn ngữ giản dị mang đậm màu sắc Nam bộ…
H. Lập dàn ý cho đề bài trên
– Tổ chức hs thảo luận nhóm ( 5 phút ) – Gv gọi hs trình bày
– Gv nhận xét, bổ sung, chốt.
– Giới thiệu một số cách làm bài để HS tham khảo.    
– Hs thảo luận nhóm( 5 phút )
– Làm ra phiếu bài tập
– Đại diện nhóm trình bày
– Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung
– Nghe gv viên chốt và ghi vở
* Mở bài
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm: truyện ngắn ”Chiếc lược ngà” viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng tập trung nói về tình yêu thương, tình người, tình cha con, đồng chí.
– Nêu vấn đề cần nghị luận: đoạn trích miêu tả cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu.
* Thân bài
+ Hoàn cảnh, tình huống  thể hiện tình cảm cha con sâu sắc: ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, sau 8 năm xa cách trở về, bé Thu không chịu nhận cha, đến lúc ông Sáu phải ra đi em mới nhận cha và bộc lộ tình cảm thắm thiết
– Ở chiến khu, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào làm cây lược ngà tặng cho con nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao lại món quà ấy cho con gái.
1. Tình cha con cảm động trong hoàn cảnh chiến tranh éo le
+LC1: khi ông Sáu trở về nhà
– Biểu hiện tình cảm của bé Thu
– Biểu hiện tình cảm của ông Sáu
+LC2: những ngày ông Sáu ở nhà
– Biểu hiện tình cảm của bé Thu
– Biểu hiện tình cảm của ông Sáu
+LC3: phút chia tay giữa 2 cha con
– Biểu hiện tình cảm của bé Thu
– Biểu hiện tình cảm của ông Sáu
+LC4: nh­ững ngày ở chiến khu: Trước khi trút hơi thở cuối cùng “hình như chỉ có tình cha con là không thể dứt được” trong trái tim của nhân vật ông Sáu.
2. Nét nghệ thuật độc đáo của truyện ngắn
– Sử dụng những dẫn chứng trong tác phẩm, kết hợp với những lý lẽ và lời nhận xét , đánh giá của bản thân
– Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện căng thẳng, bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý
– Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế sâu sắc. phù hợp với quy luật tâm lý trẻ thơ
– Sử dụng từ ngữ địa phương
* Kết bài: Khẳng định vấn đề đã nghị luận
– Gv hướng dẫn hs viết bài
– Tổ chức hs hoạt động cá nhân ( hs làm ra vở )
– Gọi hs trình bày
– Gv nhận xét, sửa chữa
– Gv đọc cho hs nghe một số đoạn mẫu
+ Hs viết bài vào vở bài tập
– Đại diện hs trình bày
– Hs khác nhận xét, bổ sung
-Hs lắng nghe

* VD:  Phụ tử tình thâm vốn là một nét văn hoá trong đời sống tinh thần của người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng. Người ta cho rằng đó là một thứ tình cảm thiêng liêng nó vừa là vô thức, vừa là ý thức thường ít khi bộc lộ ra một cách ồn ào, lộ liễu. Tuy nhiên trong đoạn trích này tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo, chỉ có trong chiến tranh và nhờ có tình huống này mà tình phụ tử đã được nén chặt để sau đó bùng nổ thành một cảm xúc nhân văn sâu sắc cảm động. Nói cách khác tác giả đã tô đậm và ngợi ca tình phụ tử như một lẽ sống mà vì nó con người ta có thể bình thản hy sinh cho lí tưởng.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để luyện tập cách làm bài nghị luận, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
– Tiếp tục hoàn thiện bài viết
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
– Chọn một tác phẩm văn học mà em đã học và tiếp tục lập dàn ý
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* B­ước IV: Giao bài, hư­ớng dẫn học ở nhà, chuẩn bị bài ở nhà( 2p):

a. Học bài:

 -Tiếp tục luyện tập cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích trong sgk

 – Làm hoàn thiện đề bài trên

b. Chuẩn bị bài

Soạn : Sang thu – Hữu Thỉnh         

Yêu cầu: Đọc tư­ liệu về tác giả, tác phẩm   

               Phiếu bài tập , bảng  phụ

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 6

(  Viết ở nhà)

Đề bài:

 Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân.

1. Hình thức: (2 điểm)

– Có đầy đủ bố cục 3 phần MB- TB – KB

– Đầy đủ các luận điểm , luận cứ rõ ràng

– Sử dụng tốt các ph­ương pháp lập luận trong khi làm bài

– Diễn đạt l­ưu loát, rõ ràng, chôi chảy

2. Nội dung : 8 điểm

* Mở bài: 1 đ

– Giới thiệu tác giả tác phẩm

– Giới thiệu nhân vật

* Thân bài: (6 điểm)

1. Tình yêu làng, yêu n­ước, trung thành với kháng chiến của ông Hai: 4 điểm

a. Tr­ước khi nghe tin làng theo giặc

– Khoe và kể về làng một cách say mê

– Thể hiện trực tiếp nỗi nhớ làng

– Theo dõi những thông tin chiến sự với tâm trạng vui mừng, hạnh phúc

b. Khi nghe tin làng mình theo giặc   ( phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai )

– Bàng hoàng sững sờ – đau đớn, xấu hổ, tủi nhục – nỗi lo sợ ám ảnh th­ường trực trong tâm trí

– Mâu thuẫn trong đời sống nội tâm giữa một bên là làng một bên là n­ước

+ Định quay trở lại làng – gạt phắt ngay suy nghĩ ấy

+ Làng thì yêu thật như­ng làng theo Tây mất rồi thì phải thù

Þ Tình yêu n­ước bao trùm lên tình yêu làng quê

– Tình yêu làng hoà chung với tình yêu nư­ớc

c. Khi nghe tin cải chính

– Vui mừng hạnh phúc như­ đựơc hồi sinh

2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: 2 điểm

– Xây dựng tình huống để nhân vật bộc lộ tính cách

– Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật

– Sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm

*. Kết bài : 1 điểm

– Khái quát lại vấn đề

Xem thêm: Giáo án nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-05 13:49:21.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*