Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 2 ngắn gọn hay nhất sẽ giúp các bạn tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng hơn với sơ đồ tư duy và cùng với đó là phần tổng kết kiến thức một các ngắn gọn và dễ hiểu kèm theo sơ đồ tư duy.
Sơ đồ tư duy bài 2 lịch sử 12
Soạn sử bài 2 lớp 12
Bài 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991) LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)
Đọc thêm: Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 1 ngắn gọn dễ hiểu nhất
I – LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70
1. Liên xô
a. Công cuộc khôi phục kinh tế
Hoàn cảnh
Sau chiến tranh chống phát xít, Liên Xô phải chịu những tổn thất nặng nề: 27 triệu người chết, 1.710 thành phố bị tàn phá.
Thành tựu
– Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trong vòng 4 năm 3 tháng.
– Đến năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, so với mức trước chiến tranh. Nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.
– Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
b. Liên Xô tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70)
– Công nghiệp: Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ… Liên Xô đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.
– Nông nghiệp: Sản lượng nông phẩm trong những năm 60 tăng trung bình hằng năm là 16%.
– Khoa học – kỹ thuật: Năm 1957 Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất; Năm 1961 phóng con tàu đưa nhà vũ trụ Gagarin bay vòng quanh trái đất.
– Xã hội: Cơ cấu xã hội biến đổi, tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số người lao động, trình độ học vấn của người dân được nâng cao.
– Chính trị: Tương đối ổn định
– Đối ngoại: Thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
Ý nghĩa: Những thành tựu đạt được đã củng cố và tăng cường sức mạnh và vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế; Làm chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.
II – LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN NĂM 1991 ( dựa theo Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 2)
* Nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu
– Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài, sự thiếu dân chủ và công bằng.
– Không bắt kịp bước phát triển của khoa học – kỹ thuật tiên tiến.
– Sai lầm trong quá trình cải tổ.
– Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
III – LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
– Liên bang Nga là quốc gia kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
– Về kinh tế:Từ năm 1990 – 1995, tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP là số âm. Từ năm 1996 bắt đầu có dấu hiệu phục hồi: Năm 1997, tốc độ tăng trưởng là 0,5%; năm 2000 lên đến 9%.
– Về chính trị:Tháng 12 – 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang. Về đối nội, tình trạng tranh chấp giữa các đảng phái và xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào ly khai ở Trécxnia.
– Về đối ngoại:Một mặt ngả về phương Tây, mặt khác khôi phục và phát triển các mối quan hệ với châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN…)
– Từ năm 2000, V. Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan về kinh tế, chính trị đối ngoại, vị thế quốc tế được nâng cao.
– Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra, việc giữ vững vị thế cường quốc Á – Âu.
CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 2 LỊCH SỬ 12
CÂU 1 . Vì sao nhân dân Liên Xô chịu những tổn thất nặng nề trong chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít ? (( dựa theo Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 2))
Hướng dẫn làm bài
– Liên Xô đã tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại (1941 – 1945) và góp phần tonlớn vào chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít. Trong Thế chiến thứ hai (1939 – 1945), Đức
Quốc xã đã tập trung lực lượng mạnh, bất thình lình tấn công Liên Xô. Những vùng bị giặc chiếm đóng là những vùng giàu có, trước đây đã sản xuất 58% thép, 60% than và 68% gang. Xét về khía cạnh tổn thất nhân mạng, hi sinh của Liên Xô là quá lớn so với các nước khác (chưa kể những tổn thất khác) :
Nước Số người chết
Liên Xô Khoảng 27000000
Đức 5600000
Italia. 480000
Nhật. 220000
Anh. 382000
Pháp 63000
Mĩ 300000
– Bên cạnh đó, các nước trong phe Đồng minh, chủ yếu là Anh, Mĩ, không thật tình giúp đỡ nhân dân Liên Xô trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Điển hình là việcchậm trễ mở mặt trận thứ hai để đỡ thương vong cho nhân dân Liên Xô. Đến tận khi cuộcchiến đấu của nhân dân Liên Xô trên đà giành thắng lợi, các nước này mới mở mặt trận thứhai. Lúc mới mở mặt trận lại tiến rất chậm để Liên Xô tự giải quyết mọi khó khăn. Đến khiLiên Xô bắt đầu tiến vào châu Âu truy khích quân Đức, liên quân Anh – Mĩ mới tiến nhanh,chạy đua với Liên Xô về phía Đông để tranh giành phạm vi ảnh hưởng của các nước châuÂu.
– Đặc biệt, nhân dân Liên Xô không chỉ chiến đấu cho mình mà còn hy sinh cho sự nghiệp giải phóng các dân tộc khác thoát khỏi ách chiếm đóng của phát xít Nhật.
Câu 2: Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 đạt được những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH. Ý nghĩa của những thành tựu đó?
a) Bối cảnh lịch sử khi Liên Xô tiến hành công cuộc xây dựng CNXH
– Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhân dân Liên Xô phải gánh chịu những hi sinh và tổn thất hết sức to lớn: hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị thiêu huỷ, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.
– Các nước phương Tây bao vây kinh tế và tiến hành chiến tranh lạnh nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN.
– Phong trào giải phóng dân tộc phát triển.
b) Những thành tựu
– Về kinh tế:
+ Nhân dân Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (1946-1950) trước thời hạn 9 tháng. Công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh, nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh, năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử.
+ Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên xô đã thực hiện thắng lợi nhiều kế hoạch dài hạn nhằm tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất của CNXH.
+ Về công nghiệp: đến nữa đầu những năm 1970, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới ( sau Mĩ )
+ Về nông nghiệp: Sản lượng nông phẩm trong những năm 1960 tăng trung bình khoảng 16%/năm.
– Về khoa học- kĩ thuật:
+ Chế tạo thành công bom nguyên tử ( 1949 )
+ Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
+ Năm 1961, phóng con tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất
– Về mặt xã hội: có thay đổi rõ rệt về cơ cấu giai cấp và dân trí.
+Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% lao động.
+Trình độ học vấn của người dân nâng cao: ¾ số dấn có trình độ trung học và đại học
– Về quân sự
+ Năm 1972, chế tạo thành công tên lửa hạt nhân.
+ Đầu những năm 70, Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và tiềm lực hạt nhân nói riêng so với các nước phương Tây.
– Về chính trị:
+ Trong 30 năm đầu sau chiến tranh, tình hình chính trị Liên Xô ổn định.
+ Bên cạnh những thành tựu các nhà lãnh đạo Xô viết mắc phải những thiếu sót, sailầm chủ quan, nóng vội , …
c) Ý nghĩa
– Chứng tỏ tính ưu việt của CNXH ở mọi lĩnh vực xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, củng cố an ninh quốc phòng .
– Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ .
CÂU 3 : Trong hoàn cảnh Liên bang CHXHCN Xô viết đã tan vỡ như hiện nay, anh ( chị ) có suy nghĩ gì về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô trong giai đoạn từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 ?(( dựa theo Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 2))
– Khẳng định những thành tựu đó là có thật
– Không vì sự tan vỡ của Liên Xô hiện nay mà phủ định sạch trơn những thành tựu đó .Bởi vì trong suốt thời gian đó, Liên Xô là thành trì của hoà bình là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới
– Mặc dù Liên Xô không còn tồn tại nữa, nhưng những thành tựu nói trên vẫn có ýnghĩa rất lớn đối với lịch sử phát triển của Liên Xô nói riêng và nhân loại nói chung.
-Làm đảo lộn “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ và các nước đồng minh của Mĩ. Thểhiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội xây dựng và phát triển kinh tế, quốc phòngvững mạnh, nâng cao đời sống của của nhân dân.
– Chính những thành tựu đó là điều kiện để Liên Xô trở thành nước đứng đầu hệthống chủ nghĩa xã hội và là thành trì vững chắc của cách mạng thế giới, củng cốhoà bình, tăng thêm sức mạnh của lực lượng cách mạng thế giới. Những thành tựumà Liên Xô đạt được là vô cùng to lớn và không thể phủ định được.
CÂU 4 NHẬN XÉT VỀ CÁC THÀNH TỰU MÀ LIÊN XÔ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG GĐ 1945- NỬA ĐẦU NHỮNG NĂM 70 ?
Thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội ở mọi lĩnh vực: kinh tế, nâng cao đờisống, cũng cố quốc phòng.
– Những thành tựu đó là vĩ đại, sức mạnh thực sự của Liên Xô và các nước Đông Âu, nhờ đó mà có thể giữ được thế cân bằng trong “trật tự thế giới hai cực Ianta” suốt 40năm qua.
– Thành tựu là vĩ đại, nhưng sự sụp đỗ của chủ nghĩa xã hội Đông Âu và sự tan vỡ của nhà nước Liên Xô là sự đỗ vỡ của một mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp, chứ không phải là sự đổ vỡ của một lý tưởng, một phương thức sản xuất.
CÂU 5 . Trình bày vai trò quốc tế của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991?( cách hỏi khác : Có ý kiến cho rằng từ năm 1945 đến nữa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô là thành trì của hoà bình và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới. Anh/chị có đồng ý với ý kiến đó không ? Hãy lý giải và chứng minh?)
– Liên Xô là nước có vai trò quan trọng trong việc đánh bại phát xít Đức vào tháng5 – 1945, kết thúc chiến tranh ở mặt trận châu Âu… Theo tinh thần của những quyết định của Hội nghị Ianta, Hồng quân Liên Xô đã đánh bại đội quân Quan Đông của Nhật vào ngày 8 – 8 – 1945 và đến ngày 14 – 8 – 1945, Liên Xô cùng với quân Đồng minh đánh bại hoàn toàn phát xít Nhật ở mặt trận châu Á – Thái Bình Dương, kết thúc Chiến tranh thế giớithứ hai….
– Sau năm 1945, mặc dù giúp nhiều khó khăn, song Liên Xô vẫn vừa tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa giúp các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội…. Liên Xô là nước đại diện cho hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, đại diện cho phong trào giải phóng dân tộc chống lại cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động, chống lại cuộc chạy đua vũ trang của Mĩvà các cường quốc tư bản…
– Liên Xô luôn luôn ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới… Tại Liênhợp quốc, với vị thế là nước sáng lập Liên hợp quốc và là Ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an, Liên Xô đã đề ra nhiều sáng kiến quan trọng trong việc cũng cố hoà bình, tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc, phát triển sự hợp tác quốc tế… Từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 (thế kỷ XX), Liên Xô được xem là thành trì của hòa bình và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
– Sự ra đời và hoạt động của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV – 1949), cùng với sựthành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) mà Liên Xô vừa là thành viên của tổ chức này vừa là nước đóng vai trò chủ chốt trong quá trình hoạt động của các nước thành viên…
– Đến năm 1991, khi Liên Xô bước vào thời kì khủng hoảng rồi đi đến sụp đổ, vai trò quốc tế của Liên Xô giảm sút
CÂU 6: Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở liên xô ? Anh, chị có nhận xét gì về sự sụp đổ đó?( dựa theo Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 2)
Hướng dẫn trả lời
*. Nguyên nhân sụp đổ:
-Xây dựng mô hình CNXH chưa phù hợp với qui luật khách quan (cơ chế quan lưu bao cấp, thủ tiêu tính sáng tạo của cá nhân …), chủ quan duy ý chí, chưa dân chủ, chưa công bằng, chưa nhân đạo..
-Các nước Đông Âu áp dụng mô hình của LX một cách máy móc, không phù hợp với thực tế đất nước.
-Không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại, đưa đến sự trì trệ khủng hoảng kinh tế – xã hội.
-Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng thêm nặng nề.
-Các nhà lãnh đạo Đông Âu cho rằng, CNXH là ưu việt, song khi thay đổi lại xa rời nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lenin.
-Một số lãnh đạo tha hoá ,biến chất.
-Các thế lực chống CNXH hoạt động cả trong và ngoài nước gây tác động không nhỏ làm cho tình hình ngày thêm rối loạn.
-Liên Xô bị lôi cuốn vào cuộc chạy đua vũ trang làm suy sụp tiềm lực kinh tế.
-Ngoài ra còn có những sai lầm trong chính sách dân tộc của Đảng cộng sản.
*Bài học kinh nghiệm (nhận xét).
+Đây là thất bại tạm thời của CNXH trên phạm vi thế giới, nhưng đã làm tan vỡ hệ thống XHCN.
+Đây là sự sụp đổ mô hình XHCN chưa khoa học, bước lùi tạm thời của CNXH. vì vậy cần phải xây dựng CNXH khoa học, nhân văn, phù hợp với khách quan, phù hợp với hoàn cảnh của mỗi quốc gia.
+Phải luân nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, đồng thời cảnh giác với sự phá hoại từ bên ngoài.
+Để lại nhiều bài học cho các nước XHCN đang tiến hành công cuộc cải cách và đổi mới, nhằm xây dựng chế độ XHCN nhân văn hơn, vì hạnh phúc của con người
Câu 7: Trình bày những nét chính về Liên bang Nga từ 1991-2000.
Liên bang Nga là quốc gia kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
– Về kinh tế: từ 1990 – 1995, tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP là số âm. Giaiđoạn 1996 – 2000 bắt đầu có dấu hiệu phục hồi (năm 1990 là -3,6%, năm 2000 là 9%).
– Về chính trị:
+ Tháng 12/ 1993, Hến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổngthống Liên bang.
+ Từ năm 1992, tình hình chính trị không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng
phái và xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào ly khai ở Tréc-ni-a.
– Về đối ngoại: Một mặt thân phương Tây, mặt khác khôi phục và phát triển các mốiquan hệ với châu Á.
* Từ năm 2000, tình hình nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan: kinh tế dần hồi phục và phát triển, chính trị và xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức: nạn khủng bố, li khai, việc khôi phục và giữ vững vị thế cường quốc Á – Âu …
Câu 8. Nêu một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với nước ta trong những năm 1954 – 1991 và cho biết sự giúp đỡ đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam
1. Một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam trong những năm 1954 – 1991.
– Trên cơ sở tổ chức Hiệp ước Vácsava (5 – 1955) và Hội đồng tương trợ kinh tế -SEV (1 – 1949), Liên Xô đã trở thành 1 nước có vai trò quan trọng trong tổ chức để giúpcác nước Chủ nghĩa xã hội cùng phát triển cụ thể đối với Việt Nam sau:
– Ủng hộ Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, ủng hộ về tinh thần vì Việt Nam đang chiến đấu trong vùng vây kẻ thù Liên Xô là hậu phương quốc tế, đặc biệt là ủng hộ về vũ khí, phương tiện chiến tranh.
+ Giai đoạn chống Mĩ (1954 – 1975) :
- Viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam
- Đào tạo chuyên gia kĩ thuật cho Việt Nam
- Các công trình kiến trúc và bệnh viện lớn: cầu Long Biên (Hà Nội), bệnh viện Việt Xô…
+ Giai đoạn 1975 – 1991
- Công trình thuỷ điện Hoà Bình (500 Kw) :
- Dàn khoan dẫn khí mỏ Bạch Hùng, Bạch Hổ (Vũng Tàu)
- Đào tạo chuyên gia, tiến sĩ, kĩ sư thường xuyên.
- Hợp tác xuất khẩu lao động
- Hàn gắng vết thương chiến tranh.
2. Ý nghĩa của sự giúp đỡ đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta :
– Tăng thêm sức mạnh cho dân tộc ta đánh Pháp, Mĩ và xây dựng Chủ nghĩa xã hội .- Giúp đỡ trên tinh thần quốc tế vô sản
– Nhiều công trình kiến trúc có giá trị kinh tế trên con đường Việt Nam công nghiệphoá, hiện đại hoá (dầu khí Vũng Tàu, thuỷ điện Hoà Bình).
Originally posted 2020-02-28 18:12:55.
Để lại một phản hồi