Dàn ý Trao Duyên ngữ văn 10 chi tiết dễ hiểu

Dàn ý Trao Duyên ngữ văn 10 chi tiết dễ hiểu

Dàn ý Trao Duyên ngữ văn 10 chi tiết dễ hiểu

I. Mở bài: Dàn ý bài Trao Duyên

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều: Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa thế giới, Truyện Kiều được xem là kiệt tác của nền văn học được dịch ra nhiều thứ tiếng. 

– Giới thiệu đoạn trích Trao duyên: Vị trí, nội dung 

Liên quan: Sơ đồ tư duy Trao Duyên ngắn gọn chi tiết

II. Thân bài:

Dàn ý 12 câu đầu bài Trao Duyên: Lời nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân của Thúy Kiều

a. Hai câu đầu: Lời nhờ cậy của Thúy Kiều * Lời lẽ trao duyên 

– Cậy: + Là một thanh trắc với âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói >< nhờ, mong (thanh bằng) 

+ Cũng mang hàm nghĩa là trông mong, giúp đỡ nhưng cậy còn mang thêm sắc thái hàm ý về sự hi vọng tha thiết, sự gửi gắm đầy tin tưởng 

– Chịu: Nài ép, bắt buộc, không thể không nhận >< nhận: mang tính tự nguyện

* Cử chỉ trao duyên

– Lạy, thưa: 

+ Là thái độ kính cẩn, trang trọng với người bề trên hoặc với người mình hàm ơn. 

+ Hành động của Kiều tạo ra sự trang nghiêm, thiêng liêng cho điều sắp nói ra

→ Qua cách nói thể hiện sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều
→ Sự tài tình trong cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du

b. Mười câu tiếp: Lí lẽ trao duyên của Kiều. 

* 4 câu thơ tiếp:

Kể về mối tình với chàng Kim – Thành ngữ: “ Giữa đường đắt gánh tương tư” – Hình ảnh: “Mối tơ thừa”

– Hành động: “ Quạt ước, chén thề” 

* 6 câu thơ sau:

Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em. – Gia đình Kiều gặp biến cố lớn “sóng gió bất kì” 

→ Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu. 

→ Bằng những thành ngữ, những điển tích, những ngôn ngữ giàu hình ảnh đã vẽ nên một mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của Kim – Kiều 

– Kiều buộc phải chọn 1 trong 2 con đường là “hiếu” và “tình”, Kiều đành chọn hi sinh tình. 

– “Ngày xuân em hãy còn dài” 

→ Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước – “Xót tình máu mủ thay lời nước non”
→ Kiều thuyết phục em bằng tình cảm ruột thịt. 

– Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện của Kiều 

→ Kiều viện đến cả cái chết để thể hiện sự cảm kích thật sự của mình khi Vân nhận lời 

⇒ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa. 

Đọc thêm: Sơ đồ tư duy truyện chức phán sự đền tản viên

♦ Tiểu kết: 

– Nội dung: 12 câu thơ đầu là diễn biến tâm trạng phức tạp của Kiều trong lúc nói lời trao duyên 

– Nghệ thuật: Sử dụng các điển tích, điển cố, các thành ngữ dân gian, ngôn ngữ tinh tế, chính xác giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ. 

Dàn ý Trao Duyên ngữ văn 10 chi tiết dễ hiểu

2. Dàn ý 14 câu tiếp theo: Kiều trao kỉ vật và dặn dò Vân

a. Sáu câu đầu: Kiều trao kỉ vật – Kỉ vật; Chiếc vành, bức tờ mây 

→ Kỉ vật đơn sơ mà thiêng liêng, gợi quá khứ hạnh phúc. 

– Từ “giữ – của chung – của tin”

+ “Của chung” là của Kim, Kiều nay là cả của Vân nữa 

+ “Của tin” là những vật gắn bó gợi tình yêu thiêng liêng của Kim – Kiều: mảnh hương, tiếng đàn 

→ Thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều chỉ có thể gửi gắm mối duyên dang dở cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và Kim Trọng. 

Liên quan: Kiến thức trọng tâm bài thơ Tỏ Lòng ngữ văn 10

b. Tám câu thơ tiếp: Lời dặn dò của Kiều 

* Kiều dự cảm về cái chết 

– Hàng loạt các từ ngữ, hình ảnh gợi về cái chết: hiu hiu gió, hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, người thác oan 

→ Dự cảm không lành về tương lai, sự tuyệt vọng tột cùng. Kiều tưởng tượng ra cảnh mình chết oan, chết hận. Hồn không sao siêu thoát được bởi trong lòng đang nặng lời thề ước với Kim Trọng 

→ Ta thấy được sự đau đớn, đầy tuyệt vọng của Kiều, đồng thời thể hiện tấm lòng thủy chung một lòng hướng về Kim trọng của Kiều 

* Thúy Kiều dặn dò Thúy Vân

– “Đền nghì trúc mai”: Đền ơn đáp nghĩa. – “Rưới xin giọt nước”: Tẩy oan cho chị. 

→ Nỗi bứt rứt, dằn vặt trong lòng Kiều. Lúc này, Kiều như càng nhớ, càng thương Kim Trọng hơn bao giờ hết. 

♦ Tiểu kết: 

– Nội dung: 14 câu thơ tiếp là một khối mâu thuẫn lớn trong tâm trạng Thúy Kiều: trao kỉ vật cho em mà lời gửi trao chất chứa bao đau đớn, giằng xé và chua chát. 

– Nghệ thuật: Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, độc thoại nội tâm. 

Liên quan: Soạn bài Bình Ngô Đại Cáo ngữ văn 10

3. Tám câu thơ cuối: Kiều trở về thực tại đau xót khi nhớ tới Kim Trọng 

– Hình thức: Lời thơ chuyển từ đối thoại sang độc thoại 

→ Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi

– Nghệ thuật đối lập: quá khứ >< hiện tại
→ Khắc sâu nỗi đau của Kiều trong hiện tại.
– Các hành động 

+ Nhận mình là “người phụ bạc”
+ Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt khác với cái lạy nhờ cậy lúc đầu 

– Tâm trạng: Nàng ý thức rõ về cái hiện hữu của mình: “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng” 

+ Hai lần gọi tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng. 

→ Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý 

♦ Tiểu kết 

– Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ biểu cảm, thành ngữ, câu cảm thán, các điệp từ. 

– Nội dung: Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hường về tình yêu của mình và Kim Trọng. 

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2019-11-13 22:07:30.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*