Sơ đồ tư duy Hai Đứa Trẻ: Trong Chương trình Học Kì 1 của lớp 11 các tác phẩm mà chúng ta học sẽ đều là những tác phẩm truyện ngắn. Và đã nói đến truyện ngắn thì không thể nào không nối đến tác phẩm Hai Đứa Trẻ của nhà văn Thạch Lam một trong những tác phẩm hay và quan trọng nhất của chương trình lớp 11. Và để các bạn có thể dễ dàng nắm bắc kiến thức của tác phẩm này thì hãy cùng Hocvan12 đến với Sơ Đồ Tư Duy Hai Đứa Trẻ học là nhớ.
1. Bóng tối
1.1 Thiên nhiên
- Buổi chiều tối: Cảnh vật cũng như con người đều gợi lên sự tàn tạ, nghèo nàn.Con người giống như chiếc bóng trong ánh chiều tàn và dần bị màn đêm bao phủ.
- Cảnh đêm tối: Bóng tối tượng trưng cho những kiếp người nhỏ bé, tàn lụi trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
1.2. Cuộc sống con người
- Cuộc sống con người: Nhịp sống cứ lặp đi lặp lại một cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, buồn chán… Những lời thoại của họ chẳng thể làm cho không khí nơi phố huyện sống động nên mà chỉ khắc sâu thêm vào cái nhịp sống buồn tẻ, tiêu điều đó.
XEM THÊM: Nhớ kĩ cách làm 10 câu hỏi này bạn sẽ cân được mọi bài đọc hiểu(Phần 2)
2. Ánh sáng
1.1. Ánh sáng cuộc sống
- Ánh sáng cuộc sống: Đó là thứ ánh sáng yếu ớt, le lói không đủ xua được màn đêm, không đủ thắp nên một cuộc đời chỉ đủ biến mỗi người trở thành 1 cái bóng.
1.2. Ánh sáng khát vọng: Gồm có 2 luận điểm: Mong ước mơ hồ và ánh sáng chuyến tàu đêm
a/ Mong ước mơ hồ.
- Ước mơ càng mơ hồ, tình cảnh của họ càng tội nghiệp vì không biết số phận của mình sẽ ra sao.
b/ Ánh sáng chuyến tàu đêm.
- Hình ảnh chuyến tàu: Đoàn tàu là thế giới rực rỡ ánh sáng. tràn ngập âm thanh. Nó đối lập hoàn toàn với cái lặng lẽ, tiêu điều nơi phố huyện nghèo.
- Đối với người dân và với chị em Liên: Tàu đến rồi lại đi sự chờ đợi của bao nhiêu người bỗng nhiên trở thành vô vọng. Phố huyện rầm rộ lên trong chấp lát rồi lại chìm sâu vào trong bóng đêm yên tĩnh. Nhưng thế cũng là đủ để gợi nhớ lại những kỉ niệm điểm quá khứ và những mơ ước tương lai.
Trên đây là Sơ đồ Hai Đứa Trẻ chi tiết, hoàn chỉnh cùng với những ý nhấn mạnh được rút ra của truyện ngắn này. Mình tin rằng với sơ đồ tư duy các bạn sẽ có một bài tóm tắt đầu đủ nhất các ý của truyện ngắn này. Chúc các bạn có những phút giây học tập nhẹ nhàng và bổ ích với Hocvan12.
ĐỌC THÊM: Hai đứa trẻ (phần 2): Đề bài luyện tập
Originally posted 2018-07-31 03:22:00.
Để lại một phản hồi