Phân tích 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc dàn ý

Phân tích 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc dàn ý
Phân tích 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc dàn ý

phân tích 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc

Đề bài: phân tích 8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc

Mở Bài

Đề tài kháng chiến là một đề tài quen thuộc trong thơ ca cách mạng Việt Nam trong đó bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là thi phẩm tiêu biểu. Bài thơ được sáng tác vào tháng 10-1954 sau thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, kết thúc kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Vì thế bài thơ vừa có ý nghĩa lịch sử lại vừa có ý nghĩa văn học sâu sắc và còn là lời tri ân sâu sắc của đồng bào miền xuôi đối với đồng bào miền ngược. Điều đó được thể hiện sâu sắc qua 8 câu thơ đầu cả bài thơ Việt Bắc

Đọc thêm: Phân tích bức tranh Việt Bắc để làm nổi bật cảm xúc thơ Tố Hữu

Thân Bài

4 câu đầu: lời ướm hỏi của người ở lại với người ra đi

“- Mình về, mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”

Hai câu hỏi tu từ cũng là lời ướm hỏi:

Mình về mình có nhớ ta?
Mình về mình có nhớ không?

Sử dụng đại từ nhân xưng: “mình – ta” là một thủ pháp nghệ thuật. Là cách xưng hô rất quen thuộc trong ca dao, dân ca: bình dị, gần gũi, thân thuộc, sự đằm thắm, tha thiết, tâm tình thương mến của tình yêu.

“Mình về có nhớ ta chăng/ Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

“Mình về ta chẳng cho về/ Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ”

“ Mình nhớ ta như cà nhớ muối/ Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng”

Tỗ Hữu đã mượn hình thức xưng hô quen thuộc của ca dao dân ca để diễn tả, gửi gắm sự đồng vọng, cộng hưởng, lưu luyến, vấn vương của người ra đi và người ở lại trong đoạn mở đầu và xuyên suốt tác phẩm.

Đọc thêm: Mở bài kết bài Việt Bắc chinh phục giám khảo ngay câu đầu tiên

Cách sử dụng từ bình dân mà tinh tế.

4 câu thơ lục bát có tới 4 chữ “mình” và chỉ có một chữ “ta”:

Hình ảnh người ra đi tràn ngập không gian, đong đầy trong nỗi nhớ của người ở
lại

Gợi sự đơn côi, lặng thầm với người ở lại nơi núi rừng hoang vắng, hắt hiu.

(Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt- Xuân Diệu)

Nỗi niềm của người ở lại và câu hỏi về thời gian:

“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”

Đại từ “ấy”:

Luôn khiến những danh từ chỉ thời gian đứng trước nó bị đẩy về quá khứ xa xăm, trở thành khoảng thời gian gợi nỗi nhớ thương ngậm ngùi, nuối tiếc. Gợi nhắc thời gian gắn bó, nghĩa tình.

Cụm từ chỉ thời gian: “Mười lăm năm” : 15 năm gắn bó, “nhớ khi kháng Nhật, thủa còn Việt Minh”.

Uớm hỏi, nhắc nhở về thời gian gắn bó.

Nỗi niềm của người ở lại và câu hỏi về không gian:

“Mình về mình có nhớ không/ Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”

Điệp lại 2 động từ “nhìn” và “nhớ”:

“Nhìn”: hành động trông ngóng, đợi mong
“Nhớ”: trạng thái cảm xúc chủ đạo của toàn bài.

“Cây”, “sông”, “núi”, “nguồn” chính là sự giao nối: Nhìn cây, nhìn sông ở miền
xuôi để nhớ núi nhớ nguồn miền ngược.

Gửi gắm trăn trở: nhìn cây có nhớ núi? Nhìn sông có nhớ nguồn?

Lấy ý câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn/ ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Đọc thêm: Việt Bắc và những kiến thức trọng tâm.

4 câu thơ tiếp là cảnh tiễn đưa bâng khuâng, lưu luyến

“- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau/ biết nói gì/ hôm nay”

Câu hỏi tu từ và đại từ phiếm chỉ “ai”

“Ai” ở đây chính là người ở lại, nhưng tính chất phiếm chỉ đã đem lại cảm giác mơ hồ, chưa xác định rõ được đối tượng.

“Tiếng ai” có hai cách hiểu: một là tiếng lòng của chính người ra đi; hai là tiếng nói, tiếng hát ca, âm thanh quen thuộc của những người ở lại mà người đi chợt nhớ, chợt băn khoăn, nhớ tiếng người ở lại đã rất quen thuộc.

Sự đăng đối trong câu “Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi” thể hiện cảm xúc:

Ngắt nhịp 4/4: sự cân bằng

Sử dụng từ láy độc đáo:

  • Bâng khuâng: từ láy miêu tả cảm xúc đan xen vui buồn lẫn lộn, luyến tiếc đến ngơ ngẩn, không nói lên lời
  • Bồn chồn: từ láy miêu tả tâm trạng thấp thỏm đứng ngồi không yên, nôn nao, nhấp nhổm.
  • Bịn rịn , nhung nhớ trong lòng và cả bước chân ngập ngừng, lưu luyến của người đi.

Hoán dụ “áo chàm:

Biểu tượng đơn sơ mà xúc động về người dân Việt Bắc nghèo khổ mà nghĩa tình.

Hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể, chiếc áo vừa gợi trang phục đặc trưng của người Việt Bắc, vừa khắc họa tính cách mộc mạc, chân thành của họ với cách mạng, kháng chiến.

Đọc thêm: Sơ đồ tư duy Việt Bắc chưa bao giờ đơn giản như vậy.

Sự xót xa và thương mến, cảm phục của người đi với người Việt Bắc.

Hành động “cầm tay nhau”:cầm tay: cử chỉ thân thương, trìu mến trong sự lặng thinh không nói lên lời

Nhịp thơ 3/3/2: Sự nghẹn ngào, lưu luyến, bâng khuâng không nói lên lời.

Kết Bài

– Khẳng định lại giá trị nghệ thuật của 8 câu thơ đầu.

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2018-11-29 21:06:01.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*