Hệ thống kiến thức Vợ Chồng A Phủ full mọi vấn đề

Hệ thống kiến thức Vợ Chồng A Phủ full mọi vấn đề
Hệ thống kiến thức Vợ Chồng A Phủ full mọi vấn đề

(Hệ thống kiến thức Vợ Chồng A Phủ) Nếu như ở phần trước thông qua sơ đồ tư duy mọi người đã hiểu rõ những lập điểm chính của tác phẩm Vợ Chồng A Phủ thì ở phần này Hocvan12 muốn củng cố thêm cho các bạn những vấn đề vô cùng quan trọng mà bạn cần phải quan tâm tới về đoạn trích này như tác giả, hoàn cảnh sách tác, nghệ thuật nổi bật và đặc biệt những nét chính, chuyên sâu ở phía dưới của bài viết.

Phần trước: Vợ chồng A Phủ soạn bài bằng sơ đồ tư duy

Tác giả

Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, người Hà Nội, sinh năm 1920. Là một nhà văn có nguồn sáng tạo to lớn. Có trên 100 tác phẩm. Trước cách mạng, nổi tiếng với truyện “Dế mèn phiêu lưu ký”. Sau năm 1945, có “Truyện Tây Bắc”, “Mười năm”, “Miền Tây”, “Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ”, “Tự truyện”…

Sáng tác của Tô Hoài thể hiện vốn hiểu biết phong phú về đời sống và phong tục, chất tạo hình và chất thơ qua miêu tả và kể chuyện đầy thú vị. Là một nhà văn viết truyện về miền núi rất thành công.

Tô Hoài là nhà văn có nhiều đóng góp cho văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Hệ thống kiến thứcVợ Chồng A Phủ

Kiến thức cơ bản

Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ

“Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn tiêu biểu của văn xuôi chống Pháp về đề tài miền núi. Truyện là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc của nhà văn (1952).

Trích từ tập Truyện Tây Bắc (1952)

Thông qua số phận của Mị và A Phủ, tác giả thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng con người và ngợi ca ý nghĩa nhân đạo của sự nghiệp giải phóng con người thoát khỏi tối tăm và áp bức.

Xem thêm: Phân tích hình ảnh người lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông đà”

Tác phẩm đã miêu tả được những thân phận nô lệ dưới ách thống trị của bọn phong kiến miền núi (giá trị hiện thực)

Thông qua cuộc đời nhân vật Mị

Mị là nạn nhân của sự vùi dập về thể xác: (bị bóc lột sức lao động thậm tệ; bị đánh đập, bị trói và bỏ đói bất cứ lúc nào…)

Mị là nạn nhân của sự vùi dập về tinh thần : (căn buồng Mị ở tối tăm, chỉ thông ra thế giới bên ngoài qua một cửa sổ “lỗ vuông bằng bàn tay”; Mị sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”…)

Hệ thống kiến thứcVợ Chồng A Phủ

Thông qua cuộc đời A Phủ

Là chàng trai khỏe mạnh, giỏi giang, con gái trong làng nhiều người mê.

Vì không chịu được sự bất công cũng như thái độ hống hách, cậy quyền thế của A Sử – con trai thống lý Pá Tra, A Phủ đã đánh A Sử. A Phủ bị bắt, phải vay nhà thống lý một trăm đồng bạc hoa xòe để nộp vạ cho làng và trở thành người ở trừ nợ.

Đừng bỏ lỡ: Phân tích vẻ đẹp của dòng sông đà theo cách của Hocvan12

Vì để hổ ăn mất một con bò, A Phủ bị thống lý Pá Tra trói đứng và bỏ đói đến gần chết.

–> Thân phận con người không bằng con vật. 

Tác phẩm miêu tả sức sống tiềm tàng của người dân miền núi (giá trị nhân đạo)

Qua nhân vật Mị

Dù bị áp chế về cả thể xác và tinh thần, tâm hồn Mị vẫn không hoàn toàn giá lạnh. Bên trong cái dáng lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, Tô Hoài vẫn nhận ra một sức sống tiềm tàng trong con người Mị mà khi có đủ điều kiện nó sẽ vùng lên để tìm lại cuộc sống đích thực cho mình.

Liên quan:Phân tích bài thơ Việt Bắc: Từ đơn giản đến nâng cao – đầy đủ mọi chi tiết.

Sức sống của nhân vật Mị được miêu tả trực tiếp trong tác phẩm.

  • Trong lần định ăn nắm lá ngón tự tử : Mị định chết vì ý thức được cuộc sống tủi nhục, vô nghĩa của mình.
  • Trong đêm tình mùa xuân : Điều kiện có tác dụng trực tiếp cho việc biểu hiện sức sống của Mị là không gian của đêm tình mùa xuân, hơi rượu và tiếng sáo. Sức sống của Mị thể hiện trong cảm xúc, trong sự hồi tưởng và hành động. Sức sống tiềm tàng thể hiện ngay cả khi bị trói.
  • Trong đêm cởi trói cho A Phủ : Từ sự đồng cảm với A Phủ (khi nhìn thấy hai dòng nước mắt của A Phủ khi bị trói), Mị nhận ra gia đình thống lý Pá Tra độc ác thật, trói người cho đến chết và Mị đã cắt dây mây cởi trói cho A Phủ.

Kết quả của sức sống tiềm tàng: Mị cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn hỏi Hồng Ngài đến với cuộc sống tự do.

Hệ thống kiến thứcVợ Chồng A Phủ

Qua nhân vật A Phủ

Nếu như trong phần đầu nhà văn chú ý miêu tả Mị thì ở phần sau, khi hai người chạy thoát khỏi Hồng Ngài và nên vợ nên chồng, nhà văn lại quan tâm miêu tả quá trình giác ngộ cách mạng của A Phủ nhiều hơn.

Thoát khỏi gông cùm của bọn phong kiến, A Phủ lại đối đầu với bọn thực dân. Dần dần, anh ý thức rõ hơn về mình và tội ác của thực dân Pháp. Từ căm thù thực dân, A Phủ đã đến với A Châu, đến với cách mạng bằng một tấm lòng thành thật, trong sáng…Và nhiều lúc chính anh là người nâng đỡ tinh thần cho Mị.

Đọc thêm: Sơ Đồ Tư Duy: Phân Tích Ai Đặt Tên Cho Dòng Sông ? (Trích)

A Phủ đã khẳng định bản thân mình bằng chính hành động đấu tranh cách mạng.

So sánh tính cách và số phận của Mỵ và A Phủ

Sự giống nhau

Về tính cách: Cả hai đều là những người lao động, có những phẩm chất tốt đẹp, cả hai đều còn trẻ.

Về số phận:

  • Cả hai đều là những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột và cuối cùng, kẻ thì thành con dâu gạt nợ, kẻ thì thành đứa ở gạt nợ cho nhà thống lý Pa Tra.
  • Sau một thời gian bị vùi dập, cả hai đều an phận, chấp nhận cuộc sống tôi đòi. Nhưng cuối cùng, cả hai đều đi từ đấu tranh tự phát, tự giải phóng cho mình và cuối cùng đi đến đấu tranh tự giác.

Đừng bỏ lỡ: Soạn Bài Bằng Sơ Đồ Tư Duy: Hóa Dài Thành Ngắn: Người Lái Đò Sông Đà (Trích)

Sự khác nhau

Về tính cách :

  • Mị là cô gái có tâm hồn nhạy cảm (nhắc lại những vấn đề về sự hồi sinh trong tâm hồn cô trong đêm xuân và việc cởi trói cho A Phủ.)
  • Phủ cứng cỏi, gan dạ, ngay thẳng (với A Phủ, tác giả chủ yếu miêu tả hành động hơn là biểu hiện nội tâm)

Về số phận:

  • Mỵ tiêu biểu cho những người phụ nữ miền núi, thân phận thấp hơn cả con ngựa trong nhà thống lý
  • A Phủ tiêu biểu cho người thanh niên nghèo miền núi, là công cụ lao động cho những kẻ bóc lột.

Đọc thêm: Bài Giảng Online: Phân Tích Bài Thơ Đất Nước

Nghệ thuật

Thành công tiêu biểu là đã miêu tả một cách logic quá trình phát triển nội tâm của nhân vật, đặc biệt là tính cách nhân vật Mị.

Là một cây bút có biệt tài trong việc tả cảnh vật, thiên nhiên. Thiên nhiên trong tác phẩm sống động, có hồn, khêu gợi, góp phần đắc lực cho việc biểu hiện nội tâm nhân vật.

Xem sau:Từ Ấy (Phần 1): soạn bài bằng sơ đồ tư duy

Sử dụng thành thạo lời nửa trực tiếp, đó là lời kể của tác giả nhưng người đọc vẫn cảm nhận như chính lời của nhân vật đang tự bộc lộ “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”…, có nhiều chi tiết giàu chất thơ.

Hệ thống kiến thứcVợ Chồng A Phủ
Hệ thống kiến thức Vợ Chồng A Phủ

Kết luận

Truyện có giá trị nhân đạo sâu sắc : Phát hiện và ngợi ca sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người. Giá trị nhân đạo của “Vợ chồng A Phủ” gắn liền với đường lối cách mạng và chính sách dân tộc của Đảng : Giải phóng cho những người lao động bị áp bức bóc lột, đem đến cho họ một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Qua hai nhân vật Mỵ và A Phủ, tác phẩm cho thấy : Xã hội phong kiến miền núi dù có tàn bạo đến đâu cũng không giam hãm được khát vọng sống của con người.

Vậy là bài viết hôm nay của Hocvan12 đến đây là kết thúc. Bài viết này mục đích để giúp bạn hoàn thiện hơn kiến thức về đoạn trích Vợ Chồng A Phủ. Thế nhưng đây vẫn chưa là tất cả của tác phẩm này hãy theo dõi Hocvan12 để cập nhật những bài viết tiếp theo về tác phẩm này. Ngoài ra đừng quên

Hệ thống kiến thức Vợ Chồng A Phủ

5/5 - (2 bình chọn)

Originally posted 2019-01-01 07:35:24.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*