Tây Tiến ôn thi đại học theo hướng mới

Đề thi Tây Tiến ôn thi đại học theo hướng mới sẽ giúp các bạn tiếp cận gần hơn đến với các đề bài được ra theo hướng mới năm 2023 năm nay. Thế nên hãy đọc kĩ để hiểu các làm của dạng đề này cũng như bài làm tham khảo dưới đây nha!

Đọc thêm: Dàn ý so sánh hai chi tiết trong cùng một tác phẩm

Đề bài: Trong bài thơ Tây Tiến, tác giả Quang Dũng đã miêu tả con đường hành quân của người chiến sĩ qua hai khổ thơ:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

     Và:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

(Trích Tây Tiến, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD, 2023) 

     Anh/ chị hãy cảm nhận hai đoạn thơ trên để thấy được bức tranh thiên núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình.

Bài Làm Tây Tiến ôn thi đại học

Quang Dũng là một nhà thơ với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Điều đó được thể hiện rõ nét khi ông viết về nguời lính Tây Tiến. Bài thơ “Tây Tiến” là một trong những tác phẩm hay và xuất sắc nhất của nhà thơ Quang Dũng được sáng tác năm 1948 tại Phù Lưu Chanh khi mà ông chuyển sang đơn vị khác. Trong bài thơ, bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa thơ mộng, trữ tình đã được Quang Dũng tái hiện lại qua hai khổ thơ:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

     Tây Tiến là một đơn bị quân đội thành lập đầu năm 1047, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của Tây Tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh sơn La, Lai châu, Hoà Bình, miền tây Thanh Hoá và cả Sầm Nưa của Lào.

Tây Tiến ôn thi đại học theo hướng mới 1

Cuối năm 1948, Quang dũng chuyển sang đơn bị khác. Bài thơ “Tây Tiến” được ra đời khi đó như để thể hiện tình cảm của Quang dũng với những người đồng đội cũ khi nhớ về những kỉ niệm khi còn cùng nhau hoạt động trong cùng một đơn vị. Có thể nói, cảm hứng chủ đạo của cà bài thơ là nỗi nhớ. Cả bài thơ là những hồi tưởng của nhà thơ về những người anh em đồng đội và những cuộc hành quân. Trong dòng hồi tưởng ấy, thiên nhiên Tây Bắc được tái hiện dần dần trước mắt ta:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

     Quang Dũng đã sử dụng nghệ thuật đối kết hợp với phép điệp thật hoàn hảo “ngàn thước lên cao” – “ngàn thước xuống” đã lột tả cho ta thấy sự hiểm trở của núi rừng Tây Bắc đã gây cho quân đội ta những khó khăn gì. Không chỉ vậy, tác giả sử dụng hành loạt các từ chứa thanh trắc liên tục gợi ra những khó khăn gian khổ dồn dập, con đường hành quân vô cùng khó khăn, gian khổ, gồ ghề, hiểm trở. Và sau hàng loạt những câu thơ dử dụng thanh trắc thì câu thơ “nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” lại sử dụng hàng loạt thanh bằng, như một tiếng thở dài, an tâm sau khi đã vượt qua những khó khăn. 

Liên quan: Đề bài Tây Tiến theo hướng mới năm 2023

     Hình ảnh “mưa xa khơi” cho ta thấy sự mờ mịt của sương trời nơi đây như tan loãng trong biển mưa, cả không gian như mênh mang, xa vời, rộng lớn hơn. Dưới ngói bút của nhà thơ Quang Dũng, với tất cả tình yêu dành cho Tây Tiến, dành cho Tây Bắc, ông đã khắc hoạ cho ta thấy được vẻ đẹp hùng vĩ, kì thú của núi rừng Tây Bắc. Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở đã phần nào cho ta thấy nhũng gian khổ, nhọc nhằn của người lính trên những chặng đường hành quân.

     Với Quang Dũng, thiên nhiên núi rừng vùng Tây Bắc rất hùng vĩ, dữ dội và hiểm trở mà cũng lại rất thơ mộng, trữ tình:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

     Hình ảnh sông nước Tấy Bắc hoà trong chiều sương ấy đã tạo nên một không gian đẹp nhưng lại phảng phất sự u buồn. Giữa chiều sương mơ hồ, lau như cũng có tâm hồn, biết chia sẽ nỗi niềm với con người. Hình ảnh con người bỗng chợt xuất hiện nhưng đó chỉ là bóng dáng mờ ảo không thể thấy rõ được. “Hoa đong đưa” như để tô điểm thêm màu sắc cho thiên nhiên. Đó chính là sự lãng mạn trong thơ Quang Dũng. Từng sự vật như đều được tác giả thổi ồn vào trong đó, nó là nỗi lo, sự khắc khoải của tác giả trước số mệnh dân tộc khi tình hình quân sự đang đến hồi cam go, quyết liệt. Thiên nhiên hé mở tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, giàu mộng mơ của người lính Tây Tiến. Đó cũng chính là sự thơ mộng, trữ tình trong thơ Quang dũng và cũng là sự thơ mộng, trữ tình của thiên Tây Bắc.

     Cả hai đoạn thơ đều miêu tả thiên nhiên Tây Bắc trên chặng đường hành quân của người lình Tây tiến qua những hồi tưởng của nhà thơ Quang dũng. Thiên nhiên đều được diễn tả thành niềm thương, nỗi nhớ. Thiên nhiên Tây bắc dù có đẹp đẽ, hùng vĩ, dữ dội hay là nên thơ, lãng mạn thế nào thì suy cho cũng vẫn chỉ là nền cho vẻ đẹp kiên cường, bất khuất của người lính. Hai đoạn thơ chính là những dòng cảm xúc chứa chan, tiếc nuối về vẻ đẹp của thiên nhiên trong hoài niệm.                 

    Nếu bức tranh núi rừng Tây Bắc ở đoạn thơ thứ nhất là những nét vẽ rắn rỏi, cứng cỏi khắc hoạ không gian hùng vĩ, dữ dội như thử thách lòng người thì ở đoạn thơ thứ hai lại là những nét vẽ mềm mại, mơ hồ, huyền ảo bởi sương khói, sông nước. Ở đoạn thơ đầu, tác giả chủ yếu sử dụng thanh trắc kết hợp với các từ láy để khắc hoạ ấn tượng về địa hình hiểm trở của núi rừng Tây Bắc. Còn ở đoạn thơ thứ hai, tất cả như được dàn trải đều theo những thanh bằng như để tô rõ hơn để thấy được sự bình lặng của thiên nhiên nơi đây. Qua đó đã khẳng định cho chúng ta thấy tài hoa của nhà thơ Quang dùng.

Đọc thêm: Phân tích sông hương qua hai đoạn trích sau

     Hai khổ thơ miêu tả cảnh núi rừng Tây Bắc qua hoài niệm của Quang Dũng trích trong bài “Tây Tiến” là sự kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Với tất cả tình yêu dành cho Tây Tiến, dành cho Tây Bắc, ông đã khắc hoạ cho ta thấy được vẻ đẹp hùng vĩ, kì thú của núi rừng Tây Bắc, không chỉ hùng vĩ, dữ dội mà còn rất thơ mộng, trữ tình.

2/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-02-07 09:05:55.

Giới thiệu Trọng Dũng 408 bài viết
Xin Chào anh là Trọng Dũng quan trị viên của Hocvan12. Với niềm đam mê văn học cùng với sự hợp tác và tư vấn của các giảng viên, giáo viên đã tạo nên Hocvan12 với mục đích mang lại những giá trị tốt đẹp đến với những bạn học sinh. Hocvan12 mong muốn mang đến những bài giảng hay, những phương pháp mới để từ đó giúp đỡ cho quá trình học tập và ôn luyện của các bạn học sinh.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*