Hãy cùng Hocvan12 tìm hiểu Kiến thức trọng bài thơ Tràng Giang ngắn gọn dễ nhớ
Tìm hiểu chung
Tác giả
Huy Cận (1919- 2005 ), tên khai sinh : Cù Huy Cận
Quê quán: làng Ân Phú – Hương Sơn – Hà Tĩnh một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.
Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí
Bài thơ
Xuất xứ
Viết vào mùa thu 1939 in trong tập thơ Lửa thiêng
Lấy cảm xúc từ dòng sông Hồng
Thể loại
thất ngôn trường thiên
đề tài: tả cảnh thiên nhiên (cổ điển + hiện đại)
Bố cục
4 khổ: 2 phần
- Phần 1: (3 khổ đầu):bức tranh Tràng Giang.
- Phần 2 :(khổ cuối) Tâm trạng nhà thơ.
Nhan đề
Tràng giang gợi ra hình ảnh của dòng sông dài, rộng, mênh mông. Với vần điệp vần “ang” gợi ra sự vang xa rộng lớn của không gian của dòng sông tạo nên âm hưởng trầm buồn cho cả bài thơ.
Đọc thêm: Sơ Đồ Tư Duy Tràng Giang
Kiến thức trọng tâm
Khổ 1
3 câu đầu: Mang màu sắc cổ điển
Hình ảnh : con thuyền nhỏ nhoi trôi trên dòng sông dài , rộng
+ Gợi một nỗi buồn triền miên, kéo dài theo không gian và thời gian (buồn điệp điệp)
+ Nghệ thuật đối : đối ý –> làm cho giọng điệu bài thơ uyển chuyển, linh hoạt tạo không khí trang trọng, tạo sự cân xứng, nhịp nhàng.
+ Từ láy : điệp điệp, song song –> gợi âm hưởng cổ kính.
Câu 4: Nét hiện đại –> xuất hiện cái tầm thường, nhỏ nhoi “ củi một cành” –> nỗi buồn về kiếp người nhỏ bé, chơ vơ giữa dòng đời .
Đọc thêm: Vội Vàng (Phần 1): Sơ Đồ Tư Duy Chi Tiết
Khổ 2
Nỗi buồn thắm sâu vào cảnh vật:
+ “đìu hiu”, “lơ thơ” –> buồn bã, quạnh vắng, cô đơn.
+ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều: gợi nỗi buồn –> tất cả đều quạnh vắng,cô tịch, không có sự sống của con người.
Nắng xuống ….cô liêu : có giá trị tạo hình đặc sắc:
+ Không gian mở rộng và được đẩy cao thêm : “Sâu” –> tạo ấn tượng thăm thẳm, hun hút khôn cùng.
+ “ chót vót” –> chiều cao dường như vô tận.
+ Cảnh vật càng vắng lặng chì có sông dài, bến cô liêu, con người bé nhỏ, rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn.
Đọc thêm: Vội Vàng (Phần 2): Bình Luận Tác Phẩm
Khổ 3
Nỗi buồn được khắc hoạ qua hình ảnh những cánh bèo trôi trên sông –> Ấn tượng về sự chia li , tan tác.
Toàn cảnh sông không có bóng dáng của con người: không một chuyến đò, không một cây cầu.
–> Tràng Giang đặc tả sự cô quạnh bằng chính cái không có, phủ nhận thực tại.
Chỉ có thiên nhiên xa vắng, hoang vu ( bờ xanh, bãi vàng ) –> Không chỉ là nỗi buồn trước trời rộng, sông dài mà còn là nỗi sầu nhân thế.
Khổ 4
Hình ảnh thiên nhiên tuy buồn nhưng tráng lệ: Mây cao, núi bạc, cánh chim nghiêng –> cách diễn đạt trong thơ Đường nhưng vẫn thể hiện nét độc đáo trong hồn thơ Huy Cận.
2 câu cuối : Trực tiếp bộc lộ tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết của tác giả (So sánh với câu thơ của Thôi Hiệu ).
Đọc thêm: Đây Thôn Vĩ Dạ (Phần 2): Đề Bài Phân Tích Chuyện Sâu
Kết luận
Nội dung
Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn qua đó bài thơ thể hiện niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu nước thiết tha.
Nghệ thuật
- Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại
- Nghệ thuật đối ; khổ 1
- Bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình: Nắng xuống…..chót vót.
Originally posted 2019-01-22 22:54:45.
Để lại một phản hồi