Phân tích diễn biến tâm trạng của mị trong đêm tình mùa xuân
Đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng của mị trong đêm tình mùa xuân
Vợ chồng A Phủ là bức tranh chân thực về cuộc sống bi thảm của người người lao động nghèo vùng đất Tây Bắc phải chịu sự đè nén, áp bức nặng nề của bọn chúa đất phong kiến trong những năm kháng chiến chống Pháp. Bức tranh ấy hiện lên qua nhân vật Mị, một cô gái xuất hiện “lầm lũi như con rùa trong xó nhà..lúc nào cũng buồn rười rượi”,tưởng như đã mất hoàn toàn ý thức sống, tinh thần đấu tranh,nhưng không, bên trong con rùa lầm lũi ấy vẫn nhen nhóm khao khát sống mãnh liệt thể hiện qua diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân trên núi Hồng Ngài.
Liên quan: Vợ Chồng A Phủ full: Những vấn đề quan trọng
Mị vốn là một cô gái trẻ đẹp, yêu đời, có tài thổi sáo, như bông hoa ban thanh sạch giữa núi rừng, Mị được nhiều chàng trai theo đuổi, Mị từng có những ngày xuân vui vẻ, uống rượu, hát cười và thổi sáo, Mị cũng từng có người yêu, có hiệu gõ vách. Nhưng tất cả những kỉ niệm đẹp đẽ ấy đã trở thành hồi ức mãi mãi không thể trở về từ cái đêm A Sử bắt Mị về làm con dâu gạt nợ, khởi đầu những tháng ngày tăm tối khổ cực tủi nhục của cô.
Thời gian đầu Mị còn biết khóc, còn có ý thức phản kháng, nhưng rồi về sau, Mị mất hẳn ý thức về sự sống xung quanh, về thân phận, về suy nghĩ phản kháng thoát khỏi cảnh sống không bằng con trâu con ngựa. Tuy nhiên, với ngòi bút tài tình và lòng yêu thương, nhà văn đã làm sống lại nhân vật Mị qua những diễn biến cảm xúc phức tạp trong đêm tình mùa xuân trên núi cao, một con người có sức sống tiềm tàng và sức phản kháng mạnh mẽ.
Cuộc đời Mị có lẽ cứ thế âm thầm buồn bã lặng lẽ trôi qua nếu không có một đêm xuân, tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha bồi hồi vọng đến tai Mị:
“Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi”
Với con người, những hồi ức tươi đẹp ở quá khứ luôn gợi ở hiện tại nhiều cảm xúc, dĩ vãng hiện về, Mị còn nhớ như in những lời hát tính tứ cô đã nghe, đã hát và thổi sáo ngày nào, tiếng sáo len lỏi, thấm vào trái tim Mị, đánh thức sự câm lặng bấy lâu. Khung cảnh mùa xuân với “gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội, là những chiếc váy hoa phơi trên những mỏm đá xòe như những con bướm sặc sỡ”…là âm thamh rộn rã của mùa xuân “đám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm trên sân trước nhà. Trai gái trẻ con ra sân chơi ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi kèn và nhảy” và đặc biệt là tiếng sáo gọi bạn tình đã tác động mạnh mẽ nhất đến tình cảm của Mị.
Đọc thêm: Sơ đồ tư duy: Vợ chồng a phủ đúng chuẩn
Mị nghe tiếng sáo thiết tha bổi hổi, tiếng sáo đem Mị trở lại với những ngày xưa, cô nhẩm thầm theo lời bài hát, rồi lén lấy hũ rượu, Mị uống ừng ực từng bát như muốn nuốt hết những đắng cay của đời mình, rồi say. Tiếng sáo văng vẳng đầu làng và men say nồng của rượu làm lòng Mị sống về những ngày trước-ngày còn trẻ, tự do, Mị xinh đẹp và thổi sáo giỏi “có biết bao người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị” Khi biết nhớ nhung, tiếc nuối là khi cô đã có ý thức, nhận thức, Mị đang sống dậy những đam mê tuổi trẻ, cô muốn đi chơi, muốn được hòa mình vào mùa xuân náo nhiệt đầy niềm vui và sự sống ngoài kia.
Trong cơn say, mị ý thức được cuộc hôn nhân bất hạnh với A Sử-người đàn ông cô không mảy may có chút tình cảm, uất ức khổ nhục trỗi dậy, Mị nghĩ:”nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nghĩ nữa”. Ý nghĩ này tuy tiêu cực nhưng lại là minh chứng hùng hồn nhất cho sự trỗi dậy sức phản kháng mãnh liệt trong Mị.
Tiếng sáo gọi bạn tình vẫn lửng lơ ngoài đường, rạo rực khơi dậy trong lòng Mị những ham muốn, sau bao ngày sống lầm lũi trong căn phòng u tối, quên đi tất cả ý niệm về thời gian,không gian, chỉ nhìn qua cái lỗ vuông cửa sổ nhỏ bằng bàn tay, “trông ra chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng”, Mị đứng dậy lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ vào đèn cho sáng, rồi tiếng sáo thấm vào tâm hồn Mị, thôi thúc Mị hành động “Mị quấn lại tóc và với tay lấy chiếc váy hoa”.
Đọc thêm: Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ cùng Hocvan12
Đây là hành động của sự thức tỉnh, cô thắp sáng cho căn phòng vốn âm u của mình, cũng là thắp lên tia hy vọng cho cuộc đời đầy tăm tối bấy lâu. Hành động tiếp đó như những đợt sóng nối tiếp, không đếm xỉa tới người nhà thống lí, trong đầu Mị chỉ nghĩ đến ý muốn được đi chơi. Nhưng lúc tinh thần cô vùng lên mạnh mẽ nhất cũng là lúc nó bị vùi dập phũ phàng nhất, A Sử thấy Mị có hành động lạ, hắn liền trói đứng cô vào cột nhà, tóc Mị xõa xuống, hắn cuốn luôn tóc vào cột khiến Mị không cúi cũng không nghiêng đầu được rồi bước ra, đóng sập cánh cửa lại, như kéo nhốt Mị trở lại trong căn phòng u tối tù túng đó.
Tuy bị trói nhưng niềm khao khát tự do vẫn cháy rực trong Mị, cô vẫn thả hồn theo tiếng sáo, vẫn mơ màng rong theo những cuộc chơi, “Mị vùng bước đi” nhưng những dây trói siết chặt lại đưa cô trở lại với hoàn cảnh thực tại đầy đau thương “Mị chỉ còn nghe thấy tiếng chân ngựa đạp vào vách… Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa” Dù thế, dư âm mùa xuân vẫn còn vang vọng trong Mị “Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi”
Đọc thêm: Phân tích nhân vật Thị trong Vợ Nhặt hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm.
Những phẩm chất tốt đẹp trong con người Mị không bao giờ mất đi, nó vẫn luôn hiện hữu âm ỉ, chỉ trực chờ cơ hội là bùng cháy lên mãnh liệt. Với cảm xúc tinh tế và cái nhìn sắc sảo, nhà Văn Tô Hoài đã xây dựng nhân vật Mị với những diễn biến cảm xúc thay đổi liên tục nhưng cũng rất tự nhiên trong đêm tình mùa xuân rất thành công và mang vẻ đẹp triết lí sâu sắc.
Originally posted 2019-02-18 14:55:03.
Để lại một phản hồi