Kiến thức chung Tỏ lòng ngữ văn 10
1. Tác giả
– Phạm Ngũ Lão (1255-1320), quê ở làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hưng Yên.
– Là danh tướng thời Trần, có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.
2. Tác phẩm: Tỏ lòng
– Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng chống giặc Mông
– Nguyên của quân đội nhà Trần.
– Nhan đề: tên chữ Hán là “Thuật hoài”: bày tỏ nỗi lòng.
Kiến thức trọng tâm tỏ lòng ngữ văn 10
Hai câu thơ đầu
* Hình ảnh tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông đã mấy thu
– Hoành sóc
+ Cầm ngang ngọn giáo -> thế tĩnh -> tư thế chủ động, tự tin, điềm tĩnh của con người có sức mạnh nội lực.
+ Múa giáo -> thế động -> gợi trình độ thuần thục của nghề cung kiếm trong thao tác thực hành, thiên về sự biểu diễn có tính chất phô trương
–> Thể hiện chí khí, sức mạnh.
– Cáp kỉ thu: Đã mấy thu/ Trải mấy thu
–> Người tráng sĩ bảo vệ non sông đã bao năm mà vẫn không mệt mỏi
-> Người tráng sĩ trong thơ văn mang tầm vóc vũ trụ
* Hình ảnh ba quân (dân tộc)
– Biệp pháp so sánh: cụ thể hoá sức mạnh của ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu và khái quát hoá sức mạnh tinh thần của một dân tộc mang trong mình hào khí Đông A.
Đọc thêm: Sơ đồ tư duy Cảnh Ngày Hè thau tóm toàn bộ kiến thức
-> 2 hình ảnh lồng vào nhau, hình tráng sĩ lồng trong hình dân tộc, hình ảnh đầu cụ thể, hình ảnh sau ấn tượng từ cảm hứng chủ quan mãnh liệt, sảng khoái. -> Bức tranh đẹp, có chất sử thi hoành tráng, thể hiện được cái hồn của sự việc, chân thực của thời đại.
b. Hai câu cuối
– Quan niệm về chí làm trai của người trai thời phong kiến:
+ Lập công để lại sự nghiệp
+ Lập danh để lại tiếng thơm, lưu tên tuổi vào sử sách
– Quan niệm của Phạm Ngũ Lão: Công danh nam tử còn vương nợ (Trái)
+ Trái: Nợ/Trách ( Trách nhiêm)
–> Phạm Ngũ Lão thấy mình chưa hoàn thành trách nhiệm với nợ công danh
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu
+ Thẹn: Xấu hổ với mình, với đời
+ Ý nghĩa của nỗi thẹn:
Đọc thêm: Nhớ kĩ cách làm 10 câu hỏi này bạn sẽ cân được mọi bài đọc hiểu(Phần 2)
Biểu hiện của sự khiêm tốn, ý thức trách nhiệm của một người dân khi đất nước lâm nguy và khát vọng tận hiến cho đất nước của Phạm Ngũ Lão –> nỗi thẹn nâng cao nhân cách con người.
=> Khát vọng lập công danh để thoả “chí nam nhi”, cũng là khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc” thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.
Kết luận
– Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.
– Nghệ thuật: Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.
– Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc.
Originally posted 2019-04-02 06:07:06.
Để lại một phản hồi