Kiến thức cơ bản truyện ngắn Chí Phèo
Kiến thức cơ bản
Hoàn cảnh sáng tác
– Hoàn cảnh xã hội: Đó là giai đoạn xã hội Việt Nam nửa thực dân nửa phong kiến, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, xã hội đầy rẫy những bất công.
– Hoàn cảnh cảm hứng: Dựa vào những việc thật, người thật ở làng quê Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám.
Thể loại
– Văn bản Chí Phèo thuộc loại tự sự, thể truyện ngắn.
– Đặc trưng của thể loại truyện thể hiện qua ba yếu tố cơ bản là cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ.
Nhan đề
Ban đầu truyện có tên là Cái lò gạch cũ -> Cái lò gạch cũ trở thành biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo
Năm 1941: Nhà xuất bản Đời Mới đổi lại thành Đôi lứa xứng đôi -> Nhấn mạnh mối tình thị Nở – Chí Phèo, chạy theo thị hiếu công chúng bấy giờ.
Năm 1946: Tác giả tự sửa lại là Chí Phèo, in trong tập Luống cày -> Khái quát được tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
Kiến thức trọng tâm
Bối cảnh nghệ thuật:
Làng Vũ Đại
– Mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ giai cấp thống trị
–> quần ngư tranh thực.
– Mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp thống trị với người dân nghèo (BK><CP)
– Người nông dân thấp cổ bé họng, suốt đời bị đè nén, áp bức.
==> Bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam những năm trước Cách mạng.
Đọc thêm: Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo từ khi gặp thị nở
Hình tượng nhân vật Chí Phèo
a.Chí Phèo người nông dân lương thiện:
– Xuất thân là một đứa trẻ vô thừa nhận, mồ côi bị bỏ rơi, được nhặt về nuôi.
– Lớn lên làm canh điền cho nhà Lí Kiến:
+ Ước mơ có một gia đình nho nhỏ.
+ Giàu lòng tự trọng.Thấy nhục khi bị bà Ba bắt bóp chân.
–> Một nông dân lương thiện, giàu lòng tự trọng, đẹp cả ngoại hình lẫn tâm hồn.
b. Chí Phèo bị lưu manh hoá:
* Bị lưu manh hoá:
– Bị Bá Kiến ghen à đẩy đi tù.
– Nhà tù thực dân tiếp tay cho địa chủ phong kiến biến Chí Phèo thành một thằng lưu manh.
– Khi ở tù về, một anh nông dân lương thiện đã trở thành lưu manh.
+ Hình thức: “cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm, Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ”.
–> Mất hình hài con người.
+ Tính cách: kêu làng, ăn vạ, đập phá, đâm chém.
–> Một tên đầu bò chính cống.
Đọc thêm: So sánh bát cháo hành và nồi cháo cám bài làm hoàn chỉnh
* Bị biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại:
– Chí Phèo xuất hiện:
+ Gắn với những cơn say.
+ Và tiếng chửi.
Chửi nhiều nhưng không ai chửi lại.
–> Tiếng chửi là phản ứng của y với toàn bộ cuộc đời
–> Tâm trạng bất mãn của một người ý thức mình bị xã hội phi nhân tính gạt ra khỏi thế giới loài người
–> Kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hoá, không còn được làm người.
* Làm tay sai cho Bá Kiến:
+ Đi đòi nợ.
+ Rạch mặt ăn vạ.
+ Sống triền miên trong cơn say.
Chí sống tăm tối như thú vật, xa lạ với mọi người, xã hội loài người.
–> Con quỷ dữ tác oai tác quái, thay đổi cả về hình hài lẫn nhân tính.
==> Sức tố cáo mạnh mẽ, giá trị hiện thực độc đáo của tác phẩm.
Đọc thêm: Vội vàng (phần 1): Sơ đồ tư duy chi tiết
c. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:
– Chí Phèo gặp Thị Nở:
+ Một người xấu ma chê quỷ hờn, dở hơi, ngẩn ngơ, nhà có “mả hủi”.
+ Người bị xã hội xa lánh.
+ Người duy nhất không sợ Chí, không coi Chí là quỷ, chăm sóc Chí lúc bị ốm.
–> Gợi dậy ý thức lương tâm Chí.
– Diễn biến nội tâm:
+ Lần đầu tiên tỉnh giấc sau những cơn say triền miên.Đặc biệt cảm nhận ánh nắng bên ngoài rực rỡ, bên trong chỉ hơi lờ mờ.
+ Nghe thấy tiếng chim hót vui vẻ, tiếng người cười nói.
–> Âm thanh cuộc sống quen thuộc nhửng lại có sức lay động sâu xa tâm hồn Chí.
+ Nhớ lại quá khứ thời trai trẻ: gia đình nho nhỏ
+ Quay lại hiện thực “già nua cô độc”
+ Tương lai: Đói rét ốm đau
==> Ý thức đã bắt đầu hồi sinh.
+ Khi Thị Nở mang bát cháo đến, hắn ngạc nhiên, xúc động “mắt ươn ướt”, ăn năn hối hận vì làm điều ác, cảm thấy cháo rất ngon và thơm.
–> Hương vị của tình yêu và tình người.
+ Hắn thấy thèm lương thiện, muốn làm hoà với con người
+ Hắn thấy lòng mình trẻ con, nói những câu có duyên và tràn đầy tình người
–> Tình cảm của Thị Nở đã bừng lên khát vọng lương thiện ở Chí, hắn khao khát có mái ấm gia đình.
–> Chính tình yêu có sức mạnh cảm hoá con người.
d. Chí Phèo bị cự tuyệt quyền làm người:
– Bà cô Thị Nở – định kiến của làng Vũ Đại không chấp nhận Chí Phèo.
Con đường hoàn lương của Chí vừa mở ra bị chặn lại. Họ không tin vào sự thức tỉnh của phần người trong hắn.
– Thất vọng và đau đớn.
– Hắn ngẩn ngơ không hiểu, hắn toan đập đầu nhưng muốn đập đầu phải uống thật say, tìm đi rượu. Càng uống càng tỉnh, chỉ thấy hương vị cháo hành, rồi ôm mặt khóc rưng rức..
–> Ý thức được bi kịch của chính mình.
– Phẫn uất và tuyệt vọng.
– Xách dao đến nhà Thị Nở định đâm chết bà cô Thị Nở nhưng hắn lại đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện, trong tiềm thức Bá Kiến là kẻ thù.”Ai cho tao lương thiện”. Nỗi đau bị tước đoạt quyền sống, quyền làm người lương thiện.
– Đâm chết Bá Kiến.
-Tự sát: giãy đành đạch , người đầy máu tươi,mắt trợn ngược, mồm ngáp ngáp muốn nói.
–> Một cái chết dữ dội, đau đớn, uất ức.
Cái chết có ý nghĩa tố cáo mãnh liệt cái xã hội thực dân nửa phong kiến không những đẩy người nông dân lương thiện vào con đường bần cùng hoá, lưu manh hoá mà còn đẩy họ vào chỗ chết.
*Kết luận:
-Là nhân vật đầu tiên trong văn học Việt Nam thể hiện rõ nét hình ảnh ngửời nông dân bị tha hoá một cách đầy đủ và sâu sắc.
-Là bản cáo trạng đanh thép về tính chất phi nhân đạo của xã hội đương thời. –> Nam Cao đã phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi tưởng như họ bị xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác biến thành thú dữ.
–> Gía trị đặc sắc của tác phẩm.
Đọc thêm: Phân tích nhân vật viên quản ngục trong tác phẩm chữ người tử tù
Hình tượng nhân vật Bá Kiến:
– Gia đình bốn đời làm Tổng lí, bản thân là Bắc kì nhân dân đại biểu khét tiếng của cả hàng huyện.
– Là người có “giọng quát rất sang”, có “tiếng cười Tào Tháo”, có lối nói ngọt nhạt, khéo léo.
– Cách dùng người:
+”Dùng những thằng đầu bò để trị những thằng đầu bò”.
+”Biết mềm nắn rắn buông”.
+”Thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân”.
+”Bám thằng có tóc ai bám thằng trọc đầu”.
+ “Người khôn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng, hãy ngấm ngầm đẩy ngườii ta xuống sông, nhưng lại dắt nó lên để nó đền ơn”
–. Phơi bày bản chất thâm độc với những tính toán trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân.
–> Một người xảo quyệt và gian trá.
-Bá Kiến bị đâm chết – kẻ thống trị dù xảo quyệt đến đâu cuối cùng cũng bị trừng trị thích đáng.
Kiến thức cơ bản truyện ngắn Chí Phèo
Originally posted 2019-04-01 16:36:37.
Để lại một phản hồi