giáo án người cầm quyền khôi phục uy quyền giúp HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Tham khảo: Soạn văn Vội vàng lớp 11 ngắn gọn hay nhất ( giáo án người cầm quyền khôi phục uy quyền)
A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
I. Tên bài học : Người cầm quyền khôi phục uy quyền
II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
– Phương tiện, thiết bị:
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa…
– PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
Người cầm quyền khôi phục uy quyền
C. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.
b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.
c/Vận dụng thấp: Viết đoạn văn ngắn( khoảng 200 chữ ) bày tỏ suy nghĩ về vấn đề xã hội rút ra từ văn bản;
d/Vận dụng cao:
– Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích trong tiểu thuyết V.Uy Gô;
2. Kĩ năng
a/ Biết làm: bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi, về 1 ý kiến bàn về văn học;
b/ Thông thạo: các bước làm bài nghị luận
3.Thái độ
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản tiểu thuyết lãng mạn của V.Uy gô
b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi tìm hiểu văn bản tiểu thuyết lãng mạn của V.Uy gô
c/Hình thành nhân cách:
-Biết nhận thức được ý nghĩa của tiểu thuyết lãng mạn của V.Uy gô trong lịch sử văn học dân tộc
-Biết trân quý những giá trị tư tưởng mà tiểu thuyết của V.Uy Gô đem lại
-Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong đoạn trích;
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tiểu thuyết lãng mạn của V.Uy gô
– Năng lực đọc – hiểu các tiểu thuyết lãng mạn của V.Uy gô
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về đặc trưng tiểu thuyết lãng mạn của V.Uy gô
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật tiểu thuyết lãng mạn của V.Uy gô;
– Năng lực đọc diễn cảm.
– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC (giáo án người cầm quyền khôi phục uy quyền)
1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò | Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển |
– GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT) +Chuẩn bị bảng lắp ghép * HS: + Nhìn hình đoán tác giả V. Huy – gô, Nước Pháp thế kỉ XIX + Lắp ghép tác phẩm với tác giả + Xem 1 đoạn video liên quan đến tiểu thuyết – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Nhắc tới nền văn học Pháp, độc giả trên thế giới luôn ngưỡng mộ về thiên tài V. Huy- gô, người đã làm nên tên tuổi và sự nghiệp của mình không chỉ do những kiệt tác, mà còn do những hoạt động không ngừng nghỉ vì sự tiến bộ của con người. Hơn một thế kỉ qua, người yêu văn học ở mọi nơi trên thế giới đã làm quen với bộ tiểu thuyết lãng mạn tuyệt vời “Những người khốn khổ”. Cuộc đời khốn khổ người tù khổ sai và tâm hồn cao cả, thánh thiện của nhân vật chính Găng van-Giăng khiến chúng ta vô cùng cảm phục và xúc động. Đoạn trích kể lại chiến công đầu tiên của Găng van – Găng trong cuộc quyết đấu với cường quyền và cái ác. Để hiểu rõ hơn về nội dung tác phẩm chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích sau. | – Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. – Có thái độ tích cực, hứng thú. |
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(70 phút)
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
* Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm Trình bày vài nét về tác giả Victo Huy-gô? Nêu vài nét về sự nghiệp sáng tác của Huy-gô? – Học sinh đọc qua tiểu dẫn sgk. GV hướng dẫn khái quát vấn đề. -Tóm tắt: Giăng Van-giăng – thợ xén cây- bị kết án tù khổ sai chỉ vì lấy trộm bánh mì cho 7 đứa cháu đói khát và những lần vượt ngục không thành. Sau 19 năm tù đầy Giăng Van-giăng được thả nhưng bị mọi người xua đuổi. Được giám mục Mi-ri-en cảm hóa, ông quyết tâm làm lại cuộc đời. Nhờ nghị lực, thông minh và may mắn, Giăng Văn-giăng trở thành thị trưởng Ma-đơ-len và chủ nhà máy sản xuất thuỷ tinh giàu có. Ông ra sức làm việc thiện. Để cứu một ngời nghèo bị bắt và kết án oan, Giăng van giăng quyết định tự tố cáo mình với nhà chức trách và chờ cảnh sát đến bắt mình. | I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: – Victo Huy-gô (1802-1885) nhà văn thiên tài của nước Pháp, danh nhân văn hóa nhân loại, người bạn lớn của những người khốn khổ luôn hoạt động động vì sự tiến bộ của con người. 2. Sự nghiệp: – Nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của nước Pháp của thế kỷ XIX – Những tác phẩm tiêu biểu: Nhà thờ đức bà Pari, Những người khốn khổ, Tia sáng và bống tối… 3. Tác phẩm: a. Tóm tắt: (SGK) b. Đoạn trích: – Vị trí đoạn trích nằm ở cuối phần thứ nhất: Phăng-ti, thị trưởng Ma-đơ-len (Giăng Van-giăng) rơi vào tay Gia-ve. Phăng-tin tắt thở trước khi biết sự thật về ông thị trưởng và con gái mình. |
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản GV cho học sinh đọc – HS tóm tắt trích đoạn. * 1-2 HS đọc, cả lớp theo dõi. Thao tác 2: Gv hướng dẫn Hs đọc hiểu chi tiết: – Cho HS xác định nhân vật nào là “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”. Lí giải? – Những người khốn khổ là ai?, hoàn cảnh hiện tại như thế nào? – Dựa vào tóm tắt truyện và đoạn trích, hãy cho biết hoàn cảnh và số phận của Giăng-Văn-Giăng HS xác định nhân vật nào là “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” HS trả lời cá nhân THẢO LUẬN NHÓM – Nhóm 1 : Nhân vật Giăng Van-giăng được miêu như thế nào đối với Phăng-tin? Qua đó cho em thấy vẻ đẹp gì ở Giăng-van-giăng? * Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận: Đối với Phăng-tin: – Thái độ: nhẹ nhàng, điềm tĩnh – Hành động: Nâng đầu, đặt ngay ngắn, thắt lại dây rút cổ áo,vén tóc, vuốt mắt… → Yêu thương, trân trọng che chở, cảm thông. – Nhóm 2: Nhân vật Giăng Van-giăng được miêu như thế nào đối với Gia-ve?. + Trước khi Phăng-tin chết? + Sau khi Phăng-tin chết? Qua đó em thấy Giăng Van-giăng hiện lên là người như thế nào? * Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận: Đối với Gia-ve – Trước khi Phăng-tin chết: Cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhã nhặn, không tỏ ra khiếp sợ. → Đối lập với Gia-ve. – Sau khi Phăng-tin chết: Mạnh mẽ, quyết liệt: + “Giật gãy giường” + “Cầm lăm lăm cái thanh giường”. + “Nhìn trừng trừng”. → Cử chỉ, thái độ của tình thương, bảo vệ tình thương → Người cầm quyền đã khôi phục lại uy quyền. – Một loạt câu hỏi → Khẳng định sự đồng cảm, tình yêu thương giữa 2 con người khốn khổ, lời hứa với người đã khuất. – Lời bình: “Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại” → Giăng-van-giăng đã xoa dịu nỗi đau của Phăng-tin Bằng nghệ thuật đối lập, lý tưởng hóa hình tượng Giăng Van-giăng mang vẻ đẹp tuyệt đối là hiện thân của con người giàu đức hi sinh và lòng nhân ái, đấng cứu thế luôn che chở, bảo vệ, đem lại niềm tin, hi vọng cho những người nghèo khổ. Đây cũng là lòng yêu thương của Huy-gô. Chính tình yêu con người đã chiến thắng và ngự trị thế gian này. Quyền lực lớn nhất là quyền lực của trái tim. – Nhóm 3, 4: Tìm những chi tiết để thấy Giăng-van-giăng được miêu tả gián tiếp + Qua thái độ của Phăng-tin? + Bà xơ Xem-pli-xơ? + Trữ tình ngoại đề? * Nhóm 3,4 trình bày kết quả thảo luận: * Giăng Van- giăng còn được miêu tả gián tiếp: – Qua thái độ của Phăng-tin: Phó thác, cầu cứu, tin tưởng tuyệt đối. – Qua câu chuyện mà bà xơ Xem-pli-xơ thường kể lại: Giăng-van-giăng thì thầm, Phăng-tin nở nụ cười, gương mặt sáng rạng rỡ… → Hình ảnh của một vị cứu tinh, một đấng cứu thế đối với con người khốn khổ Qua đó em có nhận xét gì về Giăng Van-giăng? Em có nhận xét gì về diện mạo, ngôn ngữ, hành động và diễn biếtn thái độ của Gia – Ve? HS trả lời cá nhân | II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Những người khốn khổ: – Họ là nạn nhân của cường quyền và áp bức (một người đang bị bắt, một người bị ốm sắp chết mong được gặp con) – Họ là những người khốn khổ, cùng cưu mang giúp đỡ nhau trong tình thương yêu đồng loại. 2. Nhân vật Giăng Van Giăng: a. Hoàn cảnh – số phận: – Vì nghèo đối nên lấy cắp bánh mì nuôi cháu, bị phạt tù khổ sai 19 năm. – Ra tù trở thành người tốt, được làm thị trưởng luôn giúp đỡ mọi người. – Gia-Ve ganh ghét tố giác bị vào tù . – Ra tù tiếp tục giúp` đỡ mọi người, cuối cùng chết trong cảnh cô đơn. => Giăng-Van-Giăng là con người của tình thương, của sự nghèo khổ và kém may mắn. b. Tính cách – phẩm chất: * Con người của tình thương: – Quyết định ra đầu thú để cứu nạn nhân bị Gia-Ve bắt oan. – Đối với Phăng-Tin: + Đều quan tâm nhất lúc này là bệnh tình và tìm được đứa con gái cho Phăng-Tin + Nói với Gia-Ve giọng nhún nhường nhẹ nhàng xin hoản lai 3 ngày để tìm con cho Phăng Tin. Con người đầy tình thương và trách nhiệm. + Khi Phăng-tin chết và Giăng-Van-Giang như chết lặng đi, một nỗi đau xót khôn tả, sửa sang lại tóc, vuốt mắt cho chị, đặt lên tay chị một nụ hôn, thì thằm với chị những lời cứu cánh. => Những hành động và việc làm cao cả đầy tình nghĩa lòng nhân ái sống hết mình cho tình thương đồng thời thể hiện giá trị thẩm mỹ giàu chất nhân văn trong một con người nghèo khổ. * Con người kiên cường dũng cảm chống lại cường quyền áp bức: – Lúc đầu: Điềm tĩnh đoán nhận sự thật, từ tốn, nhún nhường, nhỏ nhẹ, cầu xin Gia-Ve hoãn lại 3 ngày. – Về sau: Người cầm quyền khôi phục uy quyền. + Giọng điệu: Lạnh lùng đầy thách thức. + Hành động: Cầm thanh sắt như bất chấp, căm thù, dũng cảm. 3. Nhân vật Gia-ve: – Là một thanh tra, cảnh sát – Diện mạo: + Cặp mắt như cái móc sắt + Bộ mặt gớm giếc + Cái cười ghê tởm nhe tất cả hai hàm răng. => Hiện lên một con người ác thú. – Ngôn ngữ: Thô lỗ tục tằn, vô văn hoá. – Hành động: + Đối với Giăng-Van-Giăng: giậm chân phát khùng và hét lớn. + Đối với P.Tin: độc ác vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. 4. Yếu tố nghệ thuật lãng mạn: – Cái chết bi thảm đầy thương tâm nhưng không gợi sự bi luỵ. – Gương mặt sáng rỡ, nụ cười trên môi là Khẳng định sức mạnh của tình thương yêu con người có thể đẩy lùi cường quyền và áp bức, nhen nhóm niềm tin ở tương lai. – Cái chết thật bi thảm nhưng chị đi vào cõi chết thật đẹp đẽ. |
Thao tác 3: Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu thành công nghệ thuật và ý nghĩa văn bản? | III.Tổng kết 1. Nghệ thuật: – Khắc họa tính cách nhân vật và đối lập nhân vật(Gia-ve > < Giăng Van-giăng). – Xung đột giàu kịch tính. 2. Ý nghĩa văn bản: – Uy quyền mà người cầm quyền khôi phục chỉ là cái tạm thời, “Trên đời chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau” mới là vĩnh viễn. |
3.LUYỆN TẬP 5 phút ( giáo án người cầm quyền khôi phục uy quyền)
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: 1. Vích-to Huy-gô là : a.Thiên tài văn học của nước Pháp thế kỉ XIX. b.Nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch vĩ đại của nước Anh thế kỉ XIX. c.Đại văn hào của nước Anh thế kỉ XIX. d.Thiên tài văn học của nước Đức thế kỉ XIX. 2. Ai là nhân vật chính của bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ”? a. Giăng Van-giăng b. Mi-ri-en c. Phăng-tin d.Ga-vơ-rốt 3. Trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”, dụng ý của nhà văn khi xây dựng nhân vật Gia-ve là gì ? a. Xây dựng nhân vật Gia-ve như một ông thanh tra mật thám mẫn cán, tận tụy với công việc. b. Xây dựng nhân vật Gia-ve như một công cụ vô ý thức của nhà cầm quyền. c. Xây dựng nhân vật Gia-ve như một con thú dữ. d. Xây dựng nhân vật Gia-ve như một con người có ý chí sắt đá. 4. Chi tiết nào miêu tả Gia-ve như một con thú dữ đang thôi miên con mồi ? a. Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có cái gì man rớ và điên cuồng. […] Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm. b. Hắn đứng lì một chỗ mà nói; hắn phóng vào Giăng Van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt. c. Gia-ve tiến vào giữa phòng và hét lên. d. Gia-ve đã túm lấy cổ áo Giăng Van-giăng. Gia-ve phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng. – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: | 1a,2a,3c,4b |
4.VẬN DỤNG 5 phút (Người cầm quyền khôi phục uy quyền )
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Ông nói gì với chị? Người đàn ông bị ruồng bỏ ấy có thể nói gì với người đàn bà đã chết? Những lời ấy là lời gì vậy? Chẳng ai trên thế gian này nghe được. Kẻ đã chết có nghe thấy không? Có những ảo tưởng cảm động có thể là những sự thực cao cả. Điều mà chẳng ai nghi ngờ là bà xơ Xem-pli-xơ, người độc nhất chứng kiến cảnh ấy, thường kể lại rằng lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin bà trông thấy rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết..(Trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Ngữ văn 11,tập 2, NXB Giáo dục, 2007, tr.79). Đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau từ câu 1 đến câu 4: 1/ Đoạn văn từ câu “Ông nói gì với chị…có thể là những sự thực cao cả” là lời của ai? Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là gì? 2/ Đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì là chủ yếu ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp nghệ thuật đó ? 3/ Xác định từ láy khi kể về nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn văn. Từ láy đó nói lên điều gì về con người của nhân vật Giăng Van-giăng ? – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: | Trả lời: 1/ Đoạn văn từ câu “Ông nói gì với chị…có thể là những sự thực cao cả” là lời của tác giả Huy-gô. Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là trữ tình ngoại đề. 2/ Đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật câu hỏi tu từ là chủ yếu. Hiệu quả: + Khẳng định niềm tin vào sức mạnh của cái thiện. + Như một niềm trân trọng, an ủi của tác giả. + Thể hiện tư tưởng, quan điểm của nhà văn : trong bất kỳ khó khăn và tuyệt vọng nào, con người chân chính bằng ánh sáng tình thương có thể đánh đuổi được cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai. 3/ Từ láy khi kể về nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn văn: thì thầm. Ý nghĩa của từ láy này: đây là từ láy tả âm thanh gợi không gian lặng lẽ khi nói với người đã chết của Giăng Van-giăng. Qua đó, ta thấy Giăng Van-giăng lại là một người đàn ông sống có trách nhiệm và luôn thường trực một tình thương cao cả đối với những người nghèo khổ. Với một tâm hồn cao thượng như vậy, Giăng Van-giăng luôn cận kề bên cạnh bao cảnh sống cơ hàn. Lẽ sống của ông dã che chở và nâng đỡ bao cảnh đời tủi nhục. Đối với Giăng Van-giăng, tình người, tình đời thật lớn lao. Ông chính là đại diện của lẽ sống vì tình thương. |
5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: + Vẽ bản đồ tư duy bài học + Tìm đọc toàn bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ và một số bài thơ lãng mạn của Huy gô -HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: | + Vẽ đúng bản đồ tư duy + Tìm qua sách tham khảo |
Xem thêm: Giáo án Lưu biệt khi xuất dương Phan Bội Châu hay nhất ( giáo án người cầm quyền khôi phục uy quyền)
Originally posted 2020-03-18 00:05:01.
Để lại một phản hồi