Giáo án nghị luận về một tư tưởng đạo lí giúp giáo viên hướng dấn học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí.
Giáo án nghị luận về một tư tưởng đạo lí – Ngữ văn 9
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức :
– Hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
2. Kỹ năng :
Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
3. Thái độ:
Nghiêm túc trong việc nhận thức một vấn đề tư tưởng đạo lí
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
– Đặc điểm, yêu cầu của bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
2. Kĩ năng
– Làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
3. Thái độ : nghiêm túc trong việc nhận thức một vấn đề tư tưởng đạo lí
4. Tích hợp liên môn :
Môn GDCD: Các vấn đề thuộc đạo lí của con người
5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
– Yêu quê hương đất nước.
– Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực cảm thụ văn học.
III. CHUẨN BỊ
1. Thầy:
– Tài liệu chuẩn KT-KN.
– Bảng phụ, một số bài nghị luận.
2. Trò: Học bài cũ, soạn bài mới theo hướng dẫn của GV
Tham khảo: Phân tích dòng sông Hương qua hai đoạn trích
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
* Bước 1: Ổn định tổ chức ( Kiểm tra sĩ số và nội vụ)
* Bước 2: Kiểm tra bài cũ: (3-5′)
– Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức về
– Phương án: Kiểm tra đầu giờ.
H1. Nối cột A với yêu cầu phù hợp ở cột B để hoàn thành dàn bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
A | B |
Mở bài | a. Đối chiếu, so sánh để làm nổi bật vấn đề |
Thân bài | b. Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề. |
Kết bài | c. Khẳng định, phủ định, nêu bài học. |
d. Phân tích các mặt, đánh giá, nhận định. |
( ĐA: mở bài: b; Thân bài: d, a ; kết bài: c.) Dưới lớp làm PHT, HS chấm chéo :
* Bước3 : Tổ chức dạy và học bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan.
+ Thời gian: 1-2p
+ Hình thành năng lực: Thuyết trình
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
– GV nêu yêu cầu: Trước những vấn đề thể hiện tư tưởng đạo lí sống của con người có cần đem ra đánh giá, bàn luận hay không? – Từ phần nhận xét của hs, gv dẫn vào bài mới. Ghi tên bài | Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, thuyết trình – HS nhận xét – HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy. – Ghi tên bài |
HOẠT ĐỘNG 2 . HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình. Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, vận dụng thực hành, hệ thống hóa kiến thức.
+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não và dùng phiếu học tập (Vở luyện Ngữ Văn).
+ Thời gian: Dự kiến 12- 15p
+ Hình thành năng lực:Giao tiếp: nghe, nói, đọc; giải quyết vấn đề, phân tích, hợp tác
I. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí. | Hình thành các Kĩ năng nghe, nói, đọc ,phân tích hợp tác I. HS tìm hiểu bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. |
* GV yêu cầu HS đọc bài văn (SGK), cho HS thảo luận nhóm bàn( 3 phút) – Gọi hs trả lời, nhận xét, bổ sung. – Gv chốt, chiếu trên bảng phụ để HS quan sát. H. Văn bản trên bàn về vấn đề gì? thuộc lĩnh vực gì? H. Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần và mối quan hệ giữa chúng? | – 1 HS đọc bài văn. suy nghĩ, hoạt động theo nhóm ( 3 phút ) – Làm ra phiếu bài tập – Đại diện nhóm trình bày – Nhận xét và bổ sung – Quan sát trên máy. * Văn bản: “tri thức là sức mạnh”: bàn về giá trị của tri thức khoa học và vai trò của người trí thức đối với sự phát triển của xã hội – Văn bản chia làm ba phần a. Phần mở bài – Đoạn 1: Nêu vấn đề cần nghị luận b. Phần thân bài – Đoạn 2: Tri thức là sức mạnh Luận điểm này được phân tích bằng các thao tác chứng minh – Đoạn 3: Tri thức là sức mạnh của cách mạng c. Phần kết bài – Phê phán những biểu hiện không coi trọng tri thức hoặc sử dụng tri thức không đúng chỗ Þ Các phần đều có mối quan hệ chặt chẽ cụ thể với nhau. |
H. Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài? H. Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa? * GV chiếu trên máy. | + Học sinh thảo luận cặp, trả lời cá nhân – Hs khác bổ sung. – Các câu mang luận điểm: +” Tri thức là sức mạnh” + “Tri thức đúng là sức mạnh” + “ Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng” + “ Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức”. |
H. VB đã sử dụng phép lập luận là chính? Cách lập luận đó có thuyết phục hay không? * GV nhận xét và chốt. | + HS suy nghĩ, trả lời cá nhân, HS khác bổ sung. – Văn bản sử dụng phép lập luận chứng minh là chủ yếu. Phép lập luận này có sức thuyết phục vì đã giúp cho người đọc nhận thức được vai trò của tri thức đối với sự tiến bộ xã hội. |
H. Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý khác với bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống như thế nào? * GV tổ chức hs hoạt động nhóm( 3 phút ) – Gv nhận xét,chốt | – Hs thảo luận nhóm (3 phút) – Làm ra phiếu bài tập – Đại diện nhóm trình bày – Nhóm khác nhận xét, bổ sung – Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống xuất phát từ thực tế cuộc sống để khái quát thành vấn đề về tư tưởng đạo lý và bày tỏ thái độ. – Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý xuất phát từ đạo lý mang tính truyền thống, dùng thực tế để giải thích, chứng minh, thuyết phục người đọc, người nghe nhận thức đúng về vấn đề tư tưởng đạo lý đó. |
H. Qua việc tìm hiểu VB trên, em hiểu thế nào là nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý? H. Về nội dung bài nghị luận về tư tưởng đạo lí cần đảm bảo yêu cầu gì? H. Về hình thức văn bản… có đặc điểm gì?( bố cục, luận điểm, lời văn) * GV khái quát nội dung bài học, gọi hs đọc phần ghi nhớ | + HS khái quát nội dung bài, trả lời cá nhân, HS khác bổ sung. – 1 HS đọc ghi nhớ. |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP. + Phương pháp: Đọc, vấn đáp, tái hiện thông tin, phân tích, so sánh, . + Thời gian: Dự kiến 20-22p + Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo | |
II. Hướng dẫn HS luyện tập. | – Kĩ năng tư duy, sáng tạo II. HS luyện tập |
* Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập (SGK), hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK. – Tổ chức học thảo luận nhóm bằng kĩ thuật KPB ( 5 phút) + Gọi hs đọc các câu hỏi trong sgk 1.Văn bản thuộc loại nghị luận nào? 2.Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của nó? 3.Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục ntn? | * Hoạt động cá nhân – Hs đọc văn bản – Hs thảo luận nhóm bằng kĩ thuật KTB ( 5 phút ) – Làm ra phiếu bài tập – Đại diện nhóm trình bày – Văn bản trên thuộc loại nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý – Văn bản bàn luận về giá trị của thời gian – Các luận điểm chính của văn bản + Thời gian là sự sống + Thời gian là thắng lợi + Thời gian là tiền + Thời gian là tri thức – Phép lập luận chủ yếu là phân tích và chứng minh. Cách lập luận đơn giản, dễ hiểu và có sức thuyết phục. |
– Tổ chức học sinh làm việc cá nhân( Tích hợp môn GDCD) – Gv nhận xét và chốt. | – Học sinh kể tên: + Trung thực trong thi cử + Lòng biết ơn + Tinh thần đoàn kết + Tình cảm gia đình trong đời sống con người + Tình bà cháu trong đời sống…. |
*Bài tậptrắc nghiệm:
* Trong những đề bài sau, đề bài nào không thuộc bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
A. Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
B. Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”.
C. Suy nghiĩvề câu “Có chí thì nên”.
D. Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó.
* Ý nào sau đây không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
A. Nội dung đem ra bàn luận là vấn đề tư tưởng, văn hoá, đạo đức, lối sống của con người.
B. Bài văn nghị luận phải có bố cục ba phần, có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, chính xác, sinh động.
C. Văn viết cần trau chuốt, bóng bảy, giàu hình ảnh, giàu biện pháp tu từ.
D. Vận dụng linh hoạt các thao tác chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích, đối chiếu…để trình bày vấn đề.
* Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là:
A. Khác nhau về nội dung nghị luận.
B. Khác nhau về sự vận dụng thao tác.
C. Khác nhau về cấu trúc của bài viết.
D. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu:
– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
Gv giao bài tập Bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí cần đảm bảo yêu cầu gì? | Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập, trình bày…. |
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu:
– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY | HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ |
Gv giao bài tập – Tìm các vấn đề thuộc tư tưởng đạo lí có thể viết thành bài nghị luận? | + Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày…. |
* Bước 4: Giao bài, hướng dẫn HS học ở nhà.( 3-5’)
a. Học bài: – Học thuộc phần ghi nhớ
– Làm bài tập trong sách bài tập
b. Chuẩn bị bài: – Soạn bài: cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
Xem thêm: Đề thi Tây tiến theo hướng mới năm 2023
Originally posted 2020-03-02 15:44:02.
Để lại một phản hồi