Giáo án Kiểm tra văn phần thơ Ngữ Văn 9 đầy đủ nhất

Giáo án Kiểm tra văn phần thơ giúp học sinh tự đánh giá được kết quả học tập của mình về toàn bộ kiến thức về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học.

Giáo án Kiểm tra văn phần thơ
Giáo án Kiểm tra văn phần thơ – Ngữ Văn 9 đầy đủ nhất

Tham khảo: Giáo án Tổng kết văn bản nhật dụng ngắn gọn nhất

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 HS tự đánh giá được kết quả học tập về toàn bộ kiến thức cơ bản của các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 9 qua làm các câu hỏi trắc nghiệm, biết nghị luận về một đoạn thơ hoặc bài thơ cụ thể.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1/ Kiến thức :

 Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về giai đoạn sáng tác, đề tài, thể loại, nội dung ý nghĩa và hình thức nghệ thuật đặc sắc của các văn bản thơ hiện đại Việt Nam đã học và đã được ôn tập.

2/  Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm các dạng bài tập trắc nghiệm. Rèn kĩ năng thao tác phân tích, tổng hợp khái quát hóa, kĩ năng cách nghị luận về tác phẩm thơ khác so với truyện.

3/ Thái độ: Nghiêm túc, trung thực trong là bài

4. Kiến thức tích hợp

–  Tích hợp với môn GDCD: tính khiêm tốn trong cuộc sống(câu 7 phần đọc hiểu)

III. CHUẨN BỊ

  1. Thầy: SGK – SGV, tài liệu Chuẩn kiến thức – kĩ năng, thống nhất trong nhóm lập Ma trận, ra đề, phô tô đề cho HS làm bài kiểm tra..

  2. Trò: SGK – Ôn tập lại toàn bộ kiến thức cơ bản, chuẩn bị giấy Kiể tra văn phần thơ và tinh thần sẵn sàng làm bài kiểm tra

IV.  TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

  1.  Ổn định tổ chức

  2.  Kiểm tra : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS

  3.  Tổ chức giờ Kiểm tra văn phần thơ

  Hoạt động 1:  GV nêu yêu cầu, nhắc nhở HS ý thức làm bài kiểm tra:  đọc kĩ đề bài trước khi làm, tập trung làm bài.Giữ trật tự chung và tự giác làm bài trong suốt giờ kiểm tra, không được quay cóp. GV phát đề cho HS. HS lắng nghe GV nhắc nhở, nhận đề của GV, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của GV.

 Hoạt động 2:  GV quản lí HS làm bài. Cuối giờ nhắc nhở HS xem lại bài, chuẩn bị nộp bài. HS  tập trung làm bài, cuối giờ xem lại bài.   

Hoạt động 3: Thu bài, kiểm tra số bài của cả lớp. HS nộp bài cho GV

Hoạt động 4: Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS. HS lắng nghe, lưu ý rút kinh  nghiệm cho giờ làm bài lần sau.

 4.  Giao bài, h­ướng dẫn học, chuẩn bị bài ở nhà:

 –  Ôn tập lại kiến thức cơ bản của bài ôn tập .

– Trao đổi với bạn về hướng làm đối với các câu hỏi khó.

– Xem lại các kiến thức cơ có liên quan đến câu hỏi không làm đư­ợc và lập dàn bài câu tự luận để trao đổi với các bạn và GV trong giờ học thêm buổi 2.

– Chuẩn bị tiết 130. Trả bài Tập làm văn số 6. Lập dàn ý chi tiết cho bài tự luận.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN PHẦN THƠ (Giáo án Kiểm tra văn phần thơ)

 (Thời gian làm bài: 45 phỳt)

Cấp độ   Nội dung kiến thứcNhận biết Thụng hiểu   Vận dụng Cộng
Cấp độ thấpCấp độ cao
  TN TL TN TL TN TL          TN  TL  
Phần I : Đọc – Hiểu – Tác phẩm thơTác giả, tác phẩm, giai đoạn sáng tác, thể loại, kiểu VB, giọng điệu, nội  dung cảm xúc   Ý nghĩa của văn bản, nêu suy nghĩ về quan điểm sống có ý nghĩa                  
Số câu5 câu    2 câu           7
Số điểm 2,0 điểm   2,0 điểm             4
Tỉ lệ % 20%   20%           40%
Phần II : Tạo lập văn b ản: nghị luận  về tác phẩm thơ                Viết  được một bài văn ngắn khoảng 150- 200  phân tích cảm nhận của em về  một khổ thơ    
Số câu              1 câu  1
Số điểm               6điểm 6
Tỉ lệ %               60%   60%
Tổng số câu 5 câu   2 câu           1câu 8 câu
Tổng điểm 2,0 điểm   2,0 điểm             6 điểm10 điểm
Tỉ lệ % 20%   20%         60% 100%

Đề bài: Kiểm tra văn phần thơ

Phần  Đọc – Hiểu : ( 4 điểm)  Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.

    “Mọc giữa ḍòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

                                             ( Trích trong SGK Ngữ văn 9, Tập II . NXB Giỏo duc )

Câu 1 (0,25 điểm): Sáu câu thơ trên  trích từ  văn bản nào? Tác giả là ai?

A- Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải.            B-  Viếng lăng Bác – Viễn Phương.                                              

C- Sang thu – Hữu Thỉnh.                           D- Nói với con – Y Phương.

Câu 2 (0,25 điểm): Văn bản có đoạn  trích trên được sáng tác vào giai đoạn nào?

A-Trước Cách mạng tháng Tám.                     B- Giai đoạn chống Pháp  – 1946-1954  .                                             

 B- Giai đoạn chống Mĩ  – 1955-1975             D- Sau năm 1975.

Câu 3(0,25 điểm): Văn bản có đoạn trích trên cùng thể loại với văn bản nào?

Đoàn thuyền đánh cá .                     C- Viếng lăng Bác

B- Sang thu.                                      D- Nói với con              

Câu 4(0,25 điểm): Từ nào nêu đúng nhất về giọng điệu bài thơ có chứa đoạn trích trên?

A.Nghiêm trang, thành kính.                       C. Tâm t́ình,  tha thiết.

B. Trong sáng, tha thiết                                D. Bâng khuâng, tiếc nuối.                                                                                                          

Câu 5 (1,0 điểm) : Nêu ngắn gọn cảm xúc của tác giả trong  đoạn trích  trên?

Câu 6 ( 1,0 điểm) :  Ý nghĩa bài thơ có chứa đoạn trích trên?

Câu 7 (1 điểm ): Từ văn bản có đoạn trích trên, em suy nghĩ như thế nào về quan niệm:  “Sống là phải cống hiến để làm đẹp cho đời” ( Viết dưới hình thức 1 đoạn văn ngắn khoảng 6 đến  8 câu)

PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm): (Giáo án Kiểm tra văn phần thơ)

Câu 8: Viết một bài văn ngắn khoảng 150 – 200 từ phân tích cảm nhận của em về khổ thơ sau đây:     

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

 Sương chùng ch́ình qua ngõ

Hình như thu đã về”

 (Trích “ Sang thu” của Hữu Thỉnh).

Xem thêm: Giáo án Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm ngắn gọn nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-07 20:50:20.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*