ba cống hiến vĩ đại của các mác giáo án lớp 11 đầy đủ nhất

Giáo án Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác

ba cống hiến vĩ đại của các mác giáo án giúp HS hiểu được hoàn cảnh sáng tác và nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Tham khảo: Giáo án Thao tác lập luận bình luận lớp 11 ngắn gọn nhất

A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

 I. Tên bài học : Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác

II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: (ba cống hiến vĩ đại của các mác giáo án)

1. Giáo viên:

– Phương tiện, thiết bị:

+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.

+ Máy tính, máy chiếu, loa…

– PPDH:  Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi

2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.

B. NỘI DUNG BÀI HỌC

Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác

C. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức (Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác)

a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.

b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.

c/Vận dụng thấp: Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề xã hội rút ra từ văn bản.

d/Vận dụng cao:

– Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của bài văn nghị luận;

2. Kĩ năng

a/ Biết làm: bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí;

b/ Thông thạo: các bước làm bài nghị luận xã hội;

3.Thái độ

a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản nghị luận hiện đại;

b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi tìm hiểu văn bản nghị luận nước ngoài;

c/Hình thành nhân cách:

-Biết nhận thức được ý nghĩa thời sự của bài văn nghị luận;

-Biết trân quý những giá trị văn hóa tinh thần mà bài văn nghị luận đem lại

-Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong văn nghị luận nước ngoài;

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: (ba cống hiến vĩ đại của các mác giáo án)

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn nghị luận hiện đại nước ngoài;

– Năng lực đọc – hiểu các văn nghị luận hiện đại nước ngoài;

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn nghị luận hiện đại nước ngoài;

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật văn nghị luận của Ăng ghen;

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của văn nghị luận của Ăng ghen với các tác giả khác;

– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC

1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Hoạt động của Thầy và trò Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
– GV giao nhiệm vụ:
+Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT)
+Chuẩn bị bảng lắp ghép
* HS:
+ Nhìn hình đoán tác giả Các Mác, Ăng ghen ;
+ Lắp ghép tác phẩm với tác giả
–   HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Lịch sử nhân loại đã  ghi nhận nhiều tình bạn thắm thiết, thủy chung, trong đó có 2 người là Các Mác và Ăng ghen. Hai ông đồng thời là những người sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin – chủ nghĩa xã hội khoa học. Khi Các Mác qua đời, Ăng ghen đã đọc bài Điếu văn để tưởng nhớ để đánh giá công lao sự nghiệp của người vừa qua đời.
–  Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.   – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.     – Có thái độ tích cực, hứng thú.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC( 30 phút)

Hoạt động của GV – HSKiến thức cần đạt
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
GV: Tóm tắt những nét chính về tác giả Ăng-ghen và Các- Mác. HS dựa vào phần tiểu dẫn giới  thiệu về tác giả.
GV: Chốt lại những ý chính và mở rộng vấn đề,
GV: Hoàn cảnh ra đời bài điếu văn. HS Tái hiện kiến thức và trình bày. Các-mác(1818-1883) (SGK).
– Là nhà triết học và lí luận chính trị vĩ đại, người Đức
– Là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới.
– Ông sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, xây dựng học thuyết kinh tế mácxít, chủ nghĩa xã hội khoa học.
– Học thuyết của ông là vũ khí lí luận và hành động của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống ách thống trị tư sản..  
– Em hãy cho biết bài điếu văn này được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
GV hướng dẫn HS trả lời.
HS trả lời:
– Phần 1 (đoạn 1-2): Không gian, thời gian và tư thế ra đi của C.Mác
– Phần 2 (đoạn 3-6): Những công lao và cống hiến của C.Mác đối với lịch sử phát triển nhân loại.       
– Phần 3 (đoạn 7 và câu kết): Giá trị tổng quát của những cống hiến của Mác: hướng vào mục tiêu chung là phục vụ cho nhân loại.
I. TÌM HIỂU CHUNG:      
1. Tác giả: Giới thiệu về :          a. Ăng-ghen (1820-1895) (SGK)   b. Các-mác (1818-1883) (SGK). 2/ Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các-mác” là bài điếu văn của Ăng-ghen đọc trước mộ Mác. Được sáng tác vào tháng 3/1883, sau khi Các-mác qua đời 14/03/1883 lúc 3 giờ 15 phút 3. Bố cuc: 3 phần  
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
– GV tạo không khí trang nghiêm cho lớp học
– GV đọc mẫu sau đó gọi 1 HS đọc lại bằng giọng rõ ràng, dứt khoát, mạnh mẽ, trầm hùng, mang tính chất hùng biện, thể hiện sự tự hào.
Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1: Những công lao và cống hiến của Các-mác là gì?
* Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận:
– Cống hiến đầu tiên của Mác là:
+ Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người
+ Bản chất quy luật đó là: cơ sở hạ tầng quyết định thượng tầng kiến trúc. Nghĩa là: Tư liệu sản xuất, cách sản xuất, trình độ phát triển kinh tế quyết định hình thức, thể chế nhà nước, tôn giáo, văn học nghệ thuật.
– Cống hiến thứ hai của Mác là: Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra. Đó là quy luật giá trị thặng dư.
– Cống hiến thứ ba của Mác là cống hiến quan trọng hơn cả. Đó là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến lí thuyết cách mạng khoa học thành hành động cách mạng: “Bởi lẽ.. kiên cường và có kết quả”.  
Nhóm 2: Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Mác, Ăng –ghen đã sử dụng biện pháp so sánh tầng bậc. Biện pháp đó được thể hiện như thế nào trong bài điếu văn này?
* Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận:
– Ăng-ghen đã lập luận theo một trật tự tăng tiến. Cống hiến sau lớn hơn cống hiến trước. Mặc dù chỉ một cống hiến cũng đã trở thành vĩ đại rồi.
– Ăng-ghen đã so sánh cống hiến của Mác với Đác-uyn nhà khoa học cùng thời đại để làm rõ thế kỉ XIX là thế kỉ của nhiều phát minh lớn ở Phương Tây: “Giống như Đác-uyn… lịch sử loài người”. Mác đã nổi lên hàng đầu “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại”, như ánh sáng đã xuất hiện, trong khi mọi công trình nghiên cứu trước đây của các nhà kinh tế, học tư sản, các nhà phê bình xã hội chủ nghĩa đều mò mẫn trong bóng tối”.
– Ăng- ghen đã làm cho người đọc, người nghe hiểu Mác từ hai phương diện. Một là con người của phát minh khám phá. Hai là con người của hoạt động thực tiễn. Cao hơn Ăng-ghen khẳng định: “Khoa học đối với Mác là động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng”. Cốt lõi là Mác là một nhà cách mạng.
– Ăng- ghen còn sử dụng những luận điểm, luận cứ rõ ràng. Hãy theo dõi sơ đồ sau đây:
+ Giống như Đác-uyn đã tìm ra… lịch sử loài người.
+ Sự thật đơn giản nhưng đã bị tầng tầng lớp lớp các tư tưởng phủ kín.
+ Con người trước hết cần phải có cái ăn.. tôn giáo Phương pháp này làm cho người đọc, người nghe dễ tiếp thu.  
Nhóm 3: Phân tích thái độ và tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác qua cách lập luận so sánh trong bài điếu văn.
* Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận:
– Thái độ: đề cao, ca ngợi.
– Tình cảm: tiếc thương xuất phát tự đáy lòng.    
Nhóm 4: Về ý kiến của Ăng-ghen ở cuối bài thể hiện như thế nào?
* Nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận:
– Ăng-ghen hạ câu cuối trong lời kết: “Và tôi có thê mạnh dạn nói rằng ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả. Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi”. Cách lập luận của Ăng- ghen trong đoạn văn cuối này muốn người đọc, người nghe hiểu
+ Mác chống lại ai: “tham gia… dựng lên”. Mác lên tiếng chống lại bất công, chống lại cường quyền bạo lực.
+ Mác bênh vực ai: “tham gia vào … tự giải phóng”. Mác bênh vực những người lao động, những người cùng khổ và mang đến cho họ niềm tin vào hạnh phúc ở một thế giới mới, trong đó họ chính là người làm chủ.
+ Những cống hiến của Mác có lợi cho cả nhân loại này. Hoạt động của Mác không phải bênh vực cho quyền lợi cá nhân mà mang lại quyền lợi cho toàn dân. Vì thế “ông có thể… riêng nào cả”. Câu cuối cùng của Ăng – ghen như một lời cầu nguyện.
II/ Đọc – hiểu văn bản (Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác)
1. Những công lao và cống hiến của Các-mác:
– C.Mác là người tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người qua các thời kì lịch sử……..
– C.Mác đã tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất TBCN hiện nay và của XHTS do phương thức đó để ra. Đó là quy luật về giá trị thặng dư – C.Mác đã kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng khoa học thành hành động cách mạng.                        
2. Nghệ thuật so sánh tầng bậc của bài điếu văn:    
a. Đoạn văn mở đầu: Tình cảm tiếc thương vô hạn đối với sự ra đi của Mác và sự kính trọng của những người bạn những người đồng chí của Mác.
– Đoạn tiếp theo: Tiếc thương, kính trọng à Mác là nhà cách mạng của giai cấp vô sản và nhà khoa học lịch sử. Kết cấu trùng điệpà vĩ nhân của Các-Mácà Cái chết của Mác là nỗi trống trải, mất mát lớn đối với nhân loại.   
b. Mô hình chung toàn bài: thông báo về cái chếtà đánh giá sự nghiệp của người quá cốà bày tỏ sự tiếc thương đối với người đã  khuất
– Mác được so sánh với các vĩ nhân khác cùng thời đại với những thành tựu khoa học nổi tiếng và so sánh tương đồng.
– So sánh vượt trội:” Nhưng không…thôi”
–. Ý nghĩa to lớn mà Mác đã phát hiện.
– Các cụm từ: “ Con người khoa học”, “Một nhà cách mạng” được dùng theo cách tăng tiếnà sự tiếp tục đi lên của Mác trong việc cống hiến cho loài người, vừa chỉ sự kết hợp chặt chẽ giữa con người khoa học và nhà cách mạng.       
3. Thái độ và tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác.
– Thái độ: đề cao, ca ngợi.
– Tình cảm: tiếc thương xuất phát tự đáy lòng.
* Trong việc trình bày công lao: trình bày các phát hiện của Mác đã có sự kết hợp ca ngợi công lao. Đồng thời ca ngợià khẳng định thể hiện sự thương tiếc của Ăng-ghen đối với Mác.  
4. Về ý kiến của Ăng-ghen ở cuối bài                                 
– Mác chống lại ai:
– Mác bênh vực ai:
– Những cống hiến của Mác có lợi cho ai:
=> Vì hành động của Mác không phải để phục vụ cho quyền lợi cá nhân mà cho quyền lợi toàn dân do đó “ Ông có thể…nào cả”.  
Thao tác 4:Hướng dẫn HS tổng kết bài học    III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
– Sự chặt chẽ của lập luận và những biện pháp so sánh tăng tiến.
– Văn chính luận giàu chất biểu cảm.   
2. Ý nghĩa văn bản: Với những đóng góp to lớn, Mác trở thành nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại. “Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi!”.

3.LUYỆN TẬP (ba cống hiến vĩ đại của các mác giáo án) ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:  
–   HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

 (1)Bởi lẽ trước hết Mác là một nhà cách mạng. Bằng cách này hay cách khác, tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế nhà nước do nó dựng lên, tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại mà ông là người đầu tiên đem đến cho giai cấp ấy ý thức về địa vị và yêu cầu của mình, ý thức về điều kiện để tự giải phóng, đó thật sự là sứ mệnh thiết thân của cuộc đời ông. Đấu tranh là hành động tự nhiên của Mác. Và Mác đã đấu tranh một cách say sưa, kiên cường và có kết quả, […] dẫn đến sự xuất hiện Hội liên hiệp công nhân quốc tế vĩ đại […], đấy chính là sự nghiệp mà ai xây dựng nên đều lấy làm tự hào, thậm chí dù cho người đó không làm gì thêm nữa.

(2)Đó là lí do vì sao Mác là người bị căm ghét nhiều nhất và bị vu khống nhiều nhất trong thời đại ông. Các chính phủ– cả chuyên chế lẫn cộng hòa- đều trục xuất ông, bọn tư sản– cả bảo thủ lẫn dân chủ cực đoanđều thi nhau vu khống và nguyền rủa ông. Mác đã gạt sang một bên tất cả các thứ đó, coi như cái mạng nhện vướng chân, chẳng thèm đếm xỉa, và chỉ đáp lại khi thấy hết sức cần thiết mà thôi.Và ông đã mất đi, hàng triệu người cộng sự cách mạng với ông ở khắp châu Âu và châu Mĩ, khắp những hầm mỏ Xi-bia đến tận Ca-li-phoóc-ni-a đã tôn kính, yêu mến và khóc thương ông, và tôi có thể mạnh dạn nói rằng ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả.

(Trích Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” – Ăng- ghen, Tr 94, Ngữ văn 11 tập II, NXBGD 2007)

1)  Nêu nội dung chính của văn bản trên? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản?

2) Xác định phép điệp trong đoạn văn (1)? Cho biết tác dụng của phép điệp đó?

3) Xác định biện pháp tu từ về từ và biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn văn (2)? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là gì?

4) Tác giả đã tỏ thái độ và tình cảm gì khi viết về Các-Mác?

5) Tại sao tác giả có thể khẳng định : tôi có thể mạnh dạn nói rằng ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả.?

Trả lời:

1) Nội dung chính của văn bản: Khẳng định Mác là nhà cách mạng.Các Mác đã đứng ra tổ chức, vận động giai cấp công nhân vùng lên để tự giải phóng, lật đổ xã hội tư bản. Ông cũng là người đầu tiên đem đến cho giai cấp vô sản ý thức về địa vị và yêu cầu của mình.

2) Phép điệp trong đoạn văn (1): điệp từ tham gia; ý thức;đấu tranh.

Hiệu quả: Thông qua phép điệp từ, tác giả nhấn mạnh đóng góp của Các Mác không dừng lại ở lí thuyết mà chuyển thành hành động cách mạng.

3)Biện pháp tu từ về từ: so sánh: Mác đã gạt sang một bên tất cả các thứ đó, coi như cái mạng nhện vướng chân. Hiệu quả: Qua so sánh, tác giả khẳng định Mác không quan tâm đến các thế lực thù địch, mà chủ yếu tập trung tham gia vào các cuộc đấu tranh để lật đổ xã hội tư sản. Đó là một con người có nhân cách và bản lĩnh.

Biện pháp tu từ cú pháp: phép chêm xen Các chính phủ– cả chuyên chế lẫn cộng hòa- đều trục xuất ông, bọn tư sản– cả bảo thủ lẫn dân chủ cực đoanđều thi nhau vu khống và nguyền rủa ông. ; phép liệt kê: khắp châu Âu và châu Mĩ, khắp những hầm mỏ Xi-bia đến tận Ca-li-phoóc-ni-a

Hiệu quả: Phép chêm xen giải thích rõ hơn các thế lực thù địch của Mác; phép liệt kê làm rõ tấm lòng ngưỡng mộ của mọi người dành cho Mác khi ông từ giã cuộc đời.

4) Tác giả khẳng định tên tuổi và sự nghiệp của Các Mác là bất diệt, khẳng định sự tôn kính, cảm phục sâu sắc và lòng tiếc thương vô hạn đối với Mác.

5) Các Mác có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả. Bởi vì, mục đích cả đời Các Mác, mọi tâm huyết và tài năng của ông là chống lại toàn bộ chế độ tư sản và bảo vệ giai cấp vô sản và nhân dân lao động chứ không chống lại một người nào cụ thể.

 4.VẬN DỤNG (ba cống hiến vĩ đại của các mác giáo án) ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ: Lập dàn ý bài điếu văn:  
–   HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
a. Đặt vấn đề
– Giới thiệu thời gian, không gian Mác vĩnh biệt nhân loại và tình cảm tiếc thương.
– Sự ra đi của Mác là một tổn thất
b. Giải quyết vấn đề: Ca ngợi công lao của Mác và tiếc thương
+ Cống hiến thứ nhất của Mác là chỉ ra quy luật phát triển của loài người
+ Cống hiến thứ hai của Mác là tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra.
+ Khoa học đối với Mác là động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng. Lí luận của Mác đã được ứng dụng vào thực tế cách mạng, vào sự phát triển lịch sử. Mác đã tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế mà nó dựng lên, tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản và đem đến cho họ ý thức về địa vị  và yêu cầu của mình.
c. Kết thúc vấn đề
+ Vì những cống hiến trên mà Mác bị căm ghét nhiều nhất.
+ Mác đã gạt đi tất cả và chỉ đáp lại khi thấy hết sức cần thiết + Người ta đi để lại tiếc thương cho hàng triệu người cộng sự và giai cấp công nhân trên toàn thế giới.
+ Mác có thể có nhiều kẻ đồi địch nhưng không có một kẻ thù riêng nào.
+ Lời cầu nguyện

5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS Kiến thức cần đạt
GV giao nhiệm vụ:
+ Vẽ bản đồ tư duy bài học
+ Tìm tài liệu viết bài Tiểu sử tóm tắt Cacmac và Ang ghen
– HS thực hiện nhiệm vụ:
–  HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:  
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy
+ Vận dụng bài làm văn đã học để tạo lập văn bản theo yêu cầu;

Xem thêm: giáo án về luân lí xã hội ở nước ta ngữ văn 11 hay nhất (ba cống hiến vĩ đại của các mác giáo án)

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-18 23:14:02.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*