Dàn ý phân tích Đất Nước ngắn gọn nhất
Vài nét về tác giả
- Nguyễn Khoa Điềm ( 1943) sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng và văn học nghệ thuật ở Thừa Thiên Huế,là một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ chống Mĩ.
- Thơ ông đậm chất suy tư trữ tình,cảm xúc dồn nén ,sâu lắng của một người trí thức gắn bó sâu nặng với nhân dân,với quê hương đất nước.
- Tác phẩm chính: “ Đất ngoại ô” ( 1972), “ Mặt đường khát vọng” ( 1974), “ Cõi lặng” (2007) …
Liên quan: Sơ đồ tư duy bài Đất Nước ngắn gọn
Dàn ý phân tích Đất Nước
Là một đoạn thơ sâu sắc,mới mẻ về đề tài Đất nước trích trong chương 5 của bản trường ca” Mặt đường khát vọng” sáng tác năm 1971,in lần đầu năm 1974.
A, Đất nước được cảm nhận bằng chiều dài của tư tưởng,chiều dài của lịch sử dân tộc ( 42 câu thơ đầu)
1, Những cảm nhận mới mẻ về đất nước
- Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa,từ nhịp điệu ngàn đời của những câu chuyện cổ tích của bà,của mẹ,có trong những điều bình dị của cuộc sống.
- Đất Nước hiện thân trong những điều bình dị,gần gũi : từ “miếng trầu “ bà ăn cùng với những tập tục,thói quen bới tóc sau đầu của mẹ,là tình cha nghĩa mẹ mặn nồng sắt son” gừng cay muối mặn”,là những cái kèo cái cột,là hạt gạo trắng ngần trong đời sống lao động của người dân.
2 , Định nghĩa về Đất Nước
- Đất Nước là không gian hò hẹn của lứa đôi,là nơi “ em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”.
- Sự cảm nhận đất nước trên bình diện không gian,thời gian và nguồn cội:
+ Chiều rộng của không gian: tráng lệ hùng vĩ của núi cao,rừng biển bao la,là không gian sinh tồn của dân tộc qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau quản lí từ dãy Trường Sơn: “ nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” đến bờ biển Đông sóng vỗ mênh mông nơi” con cá ngư ông móng nước biển khơi”.
+ Chiều dài của thời gian: được cảm nhận từ quá khứ tới hiện tại,những con người đều là con của mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết ngàn đời .
+ Chiều sâu của nguồn cội: truyền thuyết Hùng Vương đã xuyên sâu từ quá khứ,hiện tại và tương lai,mỗi con dân đất Viêt đều hướng tấm lòng thành kính và ngưỡng vọng thiêng liêng đối với ông bà tổ tiên.
Liên quan: Mở bài kết bài bài thơ Đất Nước hay nhất
3 , Sự nhận thức và ý thức trách nhiệm
- Đất Nước hóa thân vào cái” cầm tay” chan chứa tình: với “ anh và em” là biểu hiện của tình yêu gắn bó,với “ mọi người biểu hiện cho sự đoàn kết,đồng lòng để dựng xât một Đất Nước “ vẹn tròn ,to lớn” => tác giả hướng tới mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung,cụ thể và trừu tượng,vật chất và tinh thần.
- Trong mỗi con người “ đều có một phần Đất Nước” phải biết” gắn bó” ,” san sẻ” và “ hóa thân” để phát triển đất nước giàu đẹp muôn đời.
B . Tư tưởng đất nước của nhân dân ( Từ : “ Những người vợ nhớ chồng…” => hết)6
1 , Đất nước do Nhân dân mở mang ,xây dựng ,giữ gìn
- Tác giả cảm nhận Đất Nước qua những địa danh mà mỗi địa danh đều mang một vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân ta: núi Vọng Phu,hòn Trống Mái,đất tổ Hùng Vương,trăm ao đầm về truyền thuyết Thánh Gióng,núi Bút non Nghiên…
- Đất nước hiện lên vừa thiêng liêng vừa gần gũi ,Đất Nước đã thấm sâu vào tâm hồn ,máu thịt của Nhân dân
2 , Chiều dài lịch sử thời gian của Đất Nước do Nhân dân xây dựng và bảo vệ
- Suốt 4000 năm nhân dân lam lũ tảo tần,là tập thể anh hùng chiến trận sống giản dị,chết bình tâm,họ đã làm ra Đất Nước bằng chính máu xương của mình => trân trọng,ngợi ca những con người bình dị trong 40 thế kỉ mở mang và gìn giữ Đất Nước.
- Nhân dân truyền lửa và giữ hồn cho dân tộc,tư tưởng Đất Nước của nhân dân được dồn tụ vào lời khẳng định:” Để Đất Nước này là Đất nước của Nhân Dân” => trân trọng,ngợi ca những con người bình dị trong 40 thế kỉ dựng xây,phát triển Đất Nước.
Đọc thêm: Giáo Án bài Đất Nước của Nguyễn Khóa Điềm ngữ văn 12
3 , Đất nước do Nhân dân gìn giữ và lưu truyền tạo nên chiều sâu văn hóa,phong tục,lối sống muôn đời
- Văn hóa dân gian:
+ say đắm thủy chung trong tình yêu: “ yêu em từ thuở trong nôi”
+ trân trọng công lao tình nghĩa: “ cầm vàng mà lội qua sông/ Vàng rơi k tiếc tiếc công cầm vàng.
+ bất khuất,kiên cường,quyết liệt: “thù này ắt hẳn còn lâu/ Trồng tre thành gậy gặp đâu đánh què”
- Bức tranh văn hóa: những điệu hò hùng tráng trên sông Mã,ca Huế ngọt ngào trên sông Hương,tiếng đờn ca tài tử tha thiết trên sông Tiền,sông Hậu… chảy trôi theo những dòng sông chẳng biết tự miền đất nào đã hòa vào tâm hồn Việt Nam bồi đắp,hình thành nên một nền văn hóa” trăm dáng,trăm hình “ mà Nhân dân là chủ nhân chân chính.
Liên quan: Đề thi Đất Nước theo hướng mới năm 2023
Originally posted 2019-12-04 09:13:22.
Để lại một phản hồi