Giáo án Tiếng mẹ đẻ – Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức giúp HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời, nội dung của các tác phẩm.
Tham khảo: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ Giáo án hay nhất
A. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
I. Tên bài học : Tiếng mẹ đẻ _ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
– Phương tiện, thiết bị:
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa…
– PPDH: Phát vấn, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, trò chơi
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
B. NỘI DUNG BÀI HỌC
Tiếng mẹ đẻ _ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
C. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
a/ Nhận biết: HS nhận biết, nhớ được tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm.
b/ Thông hiểu: HS hiểu và lí giải được hoàn cảnh sáng tác có tác động và chi phối như thế nào tới nội dung tư tưởng của tác phẩm.
c/Vận dụng thấp: Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ) bàn về vấn đề xã hội rút ra từ văn bản.
d/Vận dụng cao:
– Vận dụng hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của bài văn nghị luận;
2. Kĩ năng
a/ Biết làm: bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí;
b/ Thông thạo: các bước làm bài nghị luận xã hội;
3.Thái độ
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản nghị luận hiện đại;
b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi tìm hiểu văn bản nghị luận hiện đại;
c/Hình thành nhân cách:
-Biết nhận thức được ý nghĩa thời sự của bài văn nghị luận;
-Biết trân quý những giá trị văn hóa tinh thần mà bài văn nghị luận đem lại
-Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong văn nghị luận hiện đại Việt Nam .
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn nghị luận hiện đại Việt Nam.
– Năng lực đọc – hiểu các văn nghị luận hiện đại Việt Nam.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn nghị luận hiện đại Việt Nam.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu, hạn chế, những đặc điểm cơ bản, giá trị của văn nghị luận của Nguyễn An Ninh.
– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm của văn nghị luận của Nguyễn An Ninh với các tác tác giả khác;
– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC (Giáo án Tiếng mẹ đẻ )
1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)
Hoạt động của Thầy và trò | Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển |
– GV giao nhiệm vụ: +Trình chiếu tranh ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT) +Chuẩn bị bảng lắp ghép * HS: + Nhìn hình đoán tác giả Nguyễn An Ninh + Lắp ghép tác phẩm với tác giả + Đọc, ngâm thơ liên quan đến tác giả – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Các em thân mến, tiếng Việt luôn luôn là niềm tự hào của người Việt. Trải qua bao bể dâu, tiếng Việt ngày càng phong phú và giàu có. Đề cao vai trò của tiếng Việt, nhà văn, nhà báo, nhà yêu nước tiến bộ Nguyễn An Ninh đẫ viết một áng văn chính luận đặc sắc: “Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”. Đây là một tư tưởng mới mẻ và tiến bộ của tác giả trong hoàn cảnh hiện thời. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn tác giả Nguyễn An Ninh và áng văn chính luận đặc sắc đó. | – Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. – Có thái độ tích cực, hứng thú. |
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm Hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn. GV: Gọi HS đọc phần tiểu dẫn SGK. Yêu cầu HS giới thiệu những nét chính về tác giả, tác phẩm. | I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: Nguyễn An Ninh (1899- 1943) – Nguyễn An Ninh là một người trí thức yêu nước tiến bộ, một nhà văn, nhà báo Việt Nam hoạt động cách mạng đầu thế kỷ XX. – Ông là người sáng lập tờ báo “Tiếng Chuông rè” và “Tranh đấu” – Sáng tác: + Có nhiều bài diễn thuyết sôi động + Nhiều bài báo nổi tiếng + Soạn vở tuồng: Hai Bà Trưng + Dịch: “Khế ước xã hội của Ru – xô – Văn phong khúc chiết, trong sáng có độ sâu về tư tưởng văn hóa và tràn đầy nhiệt huyết của nhà yêu nước. 2. Tác phẩm: * Xuất xứ: Xuất hiện trên báo “Tiếng chuông rè” tháng 12/1925 với bút danh Nguyễn Tịnh. * Giá trị của vb: + Tác phẩm là một trong những bài văn chính luận xuất sắc. + Tác phẩm giàu tính luận chiến |
* Thao tác 1 : Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản GV: Gọi một HS đọc văn bản. * 1-2 HS đọc, cả lớp theo dõi. Thao tác 2: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Nhóm 1: Câu 1 * Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận: Tác giả đã phê phán thói học đòi Tây hóa ở ngôn ngữ như thế nào? – Thích nói tiếng Pháp hơn là nói tiếng Việt cho mạch lạc. – Cóp nhặt cái tầm thường của phong cách hoá châu Âu để lòe đồng bào rằng mình được đào tạo theo kiểu Tây phương – Thực chất là mù văn hoá châu Âu – Kiến trúc và trang trí nhà cửa lai căng – Từ bỏ tiếng mẹ đẻ, cho là tiếng Việt nghèo nàn…. Nhóm 2: Câu 2 * Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận: Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng đặc biệt đối với vận mệnh của dân tộc: – Là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc – Là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị => Lí lẽ sắc sảo, tính luận chiến cao Nhóm 3: Câu 3 * Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận: Tác giả nhận định tiếng Việt không nghèo nàn: – Tiếng Việt rất phong phú, ngôn từ thông dụng. – Ngôn ngữ giàu có của Nguyễn Du – Người Việt có thể dịch được các tác phẩm của Trung Quốc sang tiếng Việt, cũng có thể sáng tác những tác phẩm văn học hay bằng tiếng Việt => Dẫn chứng chân thực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo Nhóm 4: Câu 4 * Nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận: Quan niệm của tác giả về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài và ngôn ngữ nước mình: – Đối với người trí thức chân chính phải biết ít nhất một tiếng châu Âu từ đó hiểu biết văn hóa châu Âu và phải biết tuyên truyền, phổ biến cho đồng bào mình cùng hiểu. – Học tiếng nước ngoài để làm giàu cho tiếng Việt => Một tư tưởng mới mẻ và tiến bộ của tác giả trong hoàn cảnh hiện thời => Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. HS trả lời cá nhân Quan điểm chỉ đúng một phần. Vì nếu chỉ giỏi tiếng Viêt, để nâng cao trình độ văn hoá, khoa học mà vẫn không lật đổ được chính quyền thực dân – phong kiến cai trị, thì độc lập tự do của dân tộc vẫn chỉ là mơ ước mà thôi! Đồng ý rằng, đó cũng là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Viêt Nam. Quan điểm trên phản ánh tư tưởng cải lương dân chủ tư sản của Nguyễn An Ninh. . | II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: 1/ Câu 1: – Ông chống lại thói “Tây hoá” lố lăng của không ít người An Nam lúc bấy giờ làm tổn thương đến tiếng mẹ đẻ. – Ông phê phán quan niệm sai lầm cho rằng tiếng nước mình nghèo nàn nhưng vẫn khuyến khích giới trí thức học tiếng nước ngoài. 2/Câu 2: Ông đề cao sức mạnh của tiếng nói dân tộc. “Như là người bảo vệ nền độc lập của dân tộc”. 3/ Câu 3: – Tác giả trực tiếp phê phán lời trách cứ này không có cơ sở nào cả d/c. – Tác giả chỉ ra nguyên nhân: sự bất tài của con người. ( dẫn chứng) 4/ Câu 4: Việc biết thêm ngôn ngữ nước ngoài là sự cần thiết nhưng không kéo theo việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Việc học ngôn ngữ nước ngoài phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình 5/Câu 5: Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị thì câu nói này không hoàn toàn đúng. Bởi vì nói như vậy là đặt tiếng nói lên một vị trí quá cao, tách rời khỏi nhiều yếu tố quan trọng khác trong sự kiện CM GPDT như đường lối CM, sức mạnh tự cường, vai trò lãnh đạo của Đảng CM… |
Thao tác 3: Hướng dẫn HS tổng kết bài học * Tổng kết bài học theo những câu hỏi của GV | III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: Luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sử dụng ngôn ngữ chính luận sắc sảo. 2. Ý nghĩa văn bản: Từ mối tương quan giữa tiếng mẹ đẻ và nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, bài viết đã thể hiện lập trường dân tộc và yêu nước của Nguyễn An Ninh. Ngày nay, tư tưởng ấy vẫn còn nguyên giá trị. |
3.LUYỆN TẬP 5 phút (Giáo án Tiếng mẹ đẻ )
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: |
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi :
(1)Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
(2)Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?
Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này:
“Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra”. […]
(3)Chúng ta không thể tránh né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu. Nhưng những kiến thức thu thập được, họ không được giữ cho riêng mình. Đồng bào của họ cũng phải được thông phần nữa. Tuy nhiên, sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại, thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình. […]
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ – nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức
Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr. 90)
Câu 1. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn (1).
Câu 2. Thao tác lập luận chính nào được tác giả sử dụng trong đoạn Nhiều đồng bào chúng ta… những từ để nói ra” […]ở đoạn trích trên?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “Chúng ta không thể tránh né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu”?
Trả lời:
Câu 1. Câu văn nêu khái quát chủ đề của văn bản: Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn.
Câu 2. Thao tác lập luận bác bỏ/phản bác hoặc thao tác bác bỏ/phản bác
Câu 3. Tác giả cho rằng:“Chúng ta không thể tránh né châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu” vì nếu như thế “chúng ta” sẽ “hiểu được châu Âu”, “có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu” để “giải phóng dân tộc An Nam”.
4.VẬN DỤNG 5 phút (Giáo án Tiếng mẹ đẻ )
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: Từ quan điểm, thái độ của người viết đối với “tiếng mẹ đẻ” trong đoạn trích trên, hãy rút ra một bài học mà anh/chị cho là có ý nghĩa đối với bản thân về việc sử dụng tiếng Việt hoặc học tiếng nước ngoài. Trả lời trong khoảng 5 -7 dòng. – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báocáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: | Nêu được quan điểm, thái độ của người viết đối với “tiếng mẹ đẻ” (đề cao, coi trọng tiếng mẹ đẻ; thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc; phê phán những người từ bỏ tiếng mẹ đẻ với những lí do không thuyết phục; coi trọng việc học tiếng nước ngoài nhưng chỉ coi đó là cách để làm giàu cho tiếng mẹ đẻ). Từ đó, rút ra một bài học có ý nghĩa đối với bản thân về việc sử dụng tiếng Việt hoặc học tiếng nước ngoài.Câu trả lời phải chặt chẽ, có liên quan đến nội dung của văn bản, có tính thuyết phục cao. |
5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)
Hoạt động của GV – HS | Kiến thức cần đạt |
GV giao nhiệm vụ: + Vẽ bản đồ tư duy bài học + Sưu tầm một số bài viết, bài thơ viết về vai trò của tiếng Việt. So sánh với quan điểm của Nguyễn An Ninh về tiếng Việt -HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: | + Vẽ đúng bản đồ tư duy + Bài viết của Phạm Văn Đồng ( Giữ gìn sự trong sáng của TV); bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ. |
Xem thêm: Giáo án Chiều tối Hồ Chí Minh chi tiết nhất
Originally posted 2020-03-18 00:09:21.
Để lại một phản hồi