Giáo án rama buộc tội Ngữ Văn 10 chi tiết nhất

Giáo án Ra - ma buộc tội

Giáo án rama buộc tội giúp học sinh tìm hiểu vẻ đẹp tinh thần của người Ấn Độ cổ đại trong cuộc chiến vì danh dự, nghĩa vụ và tình yêu.

Tham khảo: Soạn Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự Ngữ Văn 10 (Giáo án rama buộc tội)

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết (Giáo án rama buộc tội)

I.Tên bài học: RaMa buộc tội

II. Hình thức dạy học: Dạy học trên lớp

III.Chuẩn bị của thầy và trò: (Giáo án rama buộc tội)

1/Thầy

– Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-Những ngữ liệu có dấu hiệu sai khi lập luận;

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

– Đọc trước văn bản trong SGK

– Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

– Đồ dùng học tập

Bước 2: Xác định nội dung- chủ đề bài học:

Tìm hiểu vẻ đẹp tinh thần của người Ấn Độ cổ đại trong cuộc chiến vì danh dự, nghĩa vụ và tình yêu.

– Thấy được nghệ thuật thể hiện nhân vật của sử thi Ra ma ya na. 

Bước 3: Mức độ cần đạt

1. Về kiến thức (Giáo án rama buộc tội)

– Thấy được vẻ đẹp tinh thần của người Ấn Độ cổ đại trong cuộc chiến vì danh dự, nghĩa vụ và tình yêu.

– Thấy được nghệ thuật thể hiện nhân vật của sử thi Ra ma ya na. 

2. Về kĩ năng

– Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

– Phân tích tâm lí, tính cách nhân vât, sự phát triển của xung đột nhân vật.

3. Về thái độ, phẩm chất

– Thái độ: Nghiêm túc trong học tập.

– Phẩm chất: Sống yêu thương, sống tự chủ và sống trách nhiệm…

4. Phát triển năng lực (Giáo án rama buộc tội)

– Năng lực chung:

+ Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông

– Năng lực riêng:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày

+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học

+ Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…

Bước 4: Thiết kế tiến trình dạy học (Giáo án rama buộc tội)

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động
B1: GV giao nhiệm vụ
GV cho HS xem trích đoạn phim về Ra-ma cùng những hình ảnh về đất nước Ấn Độ. Nêu nội dung đoạn trích phim vừa xem ?
B2: Hs suy nghĩ câu trả lời
B3: HS trả lời câu hỏi
B4: GV nhận xét, khái quát
GV dẫn dắt vào bài mới:
Nếu người anh hùng Ôđixê trong sử thi Hilạp được ca ngợi về sức mạnh của trí tuệ, lòng dũng cảm, Đăm Săn trong sử thi Tây Nguyên Việt Nam là người anh hùng chiến đấu với các tù trưởng thù địch, vì mục đích riêng giành lại vợ đồng thời bảo vệ cuộc sống bình yên của buôn làng thì Rama là người anh hùng trong sử thi Ấn Độ lại được ca ngợi bởi sức mạnh của đạo đức và danh dự cá nhân. Để thấy rõ điều này, chúng ta tìm hiểu đoạn trích “Ra ma buộc tội” trích sử thi Ramayana của Vanmiki.  
– Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.
– Có thái độ tích cực, hứng thú.  
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Thao tác 1: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về đoạn trích.
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được những nét cơ bản về sử thi Ấn Độ nói chung, sử thi “Ra –ma- ya – na” và đoạn trích “Rama buộc tội” nói riêng.
– Vận dụng những kiến thức chung về tác giả, tác phẩm để tìm hiểu chi tiết tác phẩm.
Phương tiện: Tranh ảnh, máy chiếu.
Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi.
Hình thức tổ chức: học sinh làm việc độc lập.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chiếu một số hình ảnhvề đất nước Ấn Độ và tác phẩm.
GV: Phần Tiểu dẫn cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản gì sử thi “Ra-ma-ya-na”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: đọc, chú ‎ý những chi tiết quan trọng.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS trả lời câu hỏi, tóm lại những ‎ nét chính về tác giả và tác phẩm.
HS nhóm khác: nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: Nhận xét, chuẩn hóa kiến thức                                  
Thao tác 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
Mục tiêu: Giúp học sinh cảm nhận quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về mẫu người anh hùng, đức vua mẫu mực và người phụ nữ lí tưởng. ­
Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ.
Kĩ thuật dạy học: động não, phòng tranh, mảnh ghép.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập kết hợp với thảo luận nhóm. Các bước thực hiện:  
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: chia học sinh thành 4 nhóm.
Nhóm 1- 2: Tìm hiểu hoàn cảnh tái hợp và lời buộc tội của Ra –ma.
Nhóm 3 – 4: Tìm hiểu tâm trạng của Ra – ma trước hành động của Xi –ta.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Các nhóm học sinh bầu nhóm trưởng, thư kí và tiến hành thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận lên bảng phụ.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận và treo bảng phụ lên để các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, rút kinh nghiệm về cách thảo luận, trình bày.
– Giáo viên chuẩn hóa kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ học tập khác                                                          
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: chia học sinh thành 4 nhóm.
Nhóm 1- 2: Tìm hiểu tâm trạng và lời đáp của Xi – ta trước lời buộc tội của Ra – ma.
Nhóm 3 – 4: Tìm hiểu hành động bước lên giàn hỏa thiêu của Xi – ta.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Các nhóm học sinh bầu nhóm trưởng, thư kí và tiến hành thảo luận, lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên.
Học sinh mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận lên bảng phụ.
– Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận
– Học sinh mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận và treo bảng phụ lên để các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
– Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét.
– GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm, rút kinh nghiệm về cách thảo luận, trình bày.
– Giáo viên chuẩn hóa kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ học tập khác                                                
Thao tác 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết bài học
GV hướng dẫn hs tìm hiểu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật xây dựng sử thi qua đoạn trích
– Mục tiêu: Giúp học sinh thấy được những thành công về mặt nghệ thuật của đoạn trích. ­
Phương tiện dạy học: bảng phụ, bút dạ.
– Kĩ thuật dạy học: công não, thông tin – phản hồi.
– Hình thức tổ chức dạy học: học sinh làm việc độc lập.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập     
Hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: suy nghĩ, khái quát kiến thức.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS trả lời câu hỏi, tóm lại những ‎ nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
HS khác: nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv nhận xét, đánh giá kết
I. Tìm hiểu chung:                          
1 Về sử thi “Ra-ma-ya-na”
– Cùng với “Ma-ha-bha-ra-ta”, “Ra-ma-ya-na” là một trong 2 bộ sử thi Ấn Độ nổi tiếng, có ảnh hưởng sâu rộng, lâu bền trong văn hóa, văn học Ấn Độ cũng như nhiều nước Đông Nam Á
– Bộ sử thi này được hình thành khoảng TK IV – III TCN. Sau đó được đạo sĩ Vanmiki ki hoàn thiện cả về nội dung và hình thức nghệ thuật.
– “Ra-ma-ya-na” gồm 24.000 câu thơ đôi, được xưng tụng như kiệt tác thi ca đầu tiên của Ấn Độ.
– Tóm tắt:
+ Khúc ca 1: Thời niên thiếu của Ra –ma.
+ Khúc ca 2:Nguyên nhân cuộc lưu đày của Ra –ma.
+ Khúc ca 3: Nàng Xi – ta bị quỷ vương Ra-va-na bắt.
+ Khúc ca 4: Ra – ma liên kết với vua khỉ Xu-gri-va.
+ Khúc ca 5: Cuộc do thám của tướng khỉ Ha-nu-man.
+ Khúc ca 6: Cuộc giao tranh giữa Ra –ma và quỷ vương Ra-va-na.
+ Khúc ca 7: Cuộc đoàn viên.
2 Đoạn trích
a) Vị trí : Đoạn trích “Rama buộc tội” nằm ở khúc ca thứ 6 được lấy ở chương 79 của bộ sử thi.
b) Bố cục. Đoạn trích gồm 2 phần
– Phần 1: Từ đầu đến “Ravana đâu có chịu lâu được”
-> Cơn giận dữ và diễn biến tâm trạng của Rama.
– Phần 2: Còn lại
-> Tự khẳng định mình và diễn biến tâm trạng Xita.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nhân vật Ra-ma
a.Hoàn cảnh tái hợp của Ra – ma và Xi – ta.
– Sau chiến thắng, Ra – ma và Xi – ta gặp lại nhau nhưng không phải trong một không gian riêng tư mà một không gian cộng đồng, trước sự chứng kiến của rất nhiều anh em, bạn hữu trung thành của Ra – ma.
– Lúc này, Ra – ma không chỉ đứng trên tư cách một người chồng mà còn là một người anh hùng, một vị vua. Điều đó khiến cho chàng ở trong một ràng buộc: yêu thương, xót xa cho người vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một vị vua anh hùng.
b.  Lời buộc tội của Ra – ma.  
– Lời lẽ trịnh trọng, thái độ xa cách, lạnh lùng khi tuyên bố: Chàng giao tranh với quỷ Ra –va –na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi – ta với động cơ là bảo vệ danh dự, vì danh dự của người anh hùng bị xúc phạm.
– Chàng liên tục nhắc tới “danh dự”, “nhân phẩm”, “tiếng tăm”, “gia đình cao qu‎ý”, “trả thù sự lăng nhục”, “xóa bỏ vết ô nhục”
=> Đặt danh dự của một vị vua anh hùng lên cao hơn tất cả.
– Lí do khiến chàng ruồng bỏ Xi – ta:
+ Sự ghen tuông của một người chồng.
+ Bổn phận của một vị vua anh hùng không cho phép chàng chấp nhận một người phụ nữ đã chung chạ cùng kẻ khác làm hoàng hậu.
=> Ra – ma yêu thương, lo lắng cho Xi – ta nhưng chàng cũng hiểu sâu sắc vai trò của chàng đối với cộng đồng: Chàng là một hình mẫu đạo đức mà nhân dân sẽ soi ngắm vào, noi theo.
– Giọng điệu từ trịnh trọng đến lạnh lùng, phũ phàng, ẩn chứa nối xót xa, ngờ vực, ghen tuông: “Người sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lấy về một người vợ đã từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản chỉ vì mụ ta là một vật để yêu thương? Nàng đã bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra- va- na, đôi mắt tội lỗi của hắn đã nhìn hau háu khắp người nàng, vậy ta làm sao có thể nhận nàng về khi nghĩ tới gia đình cao quý đã sinh ra ta?”
– Trước mặt những người khác, Ra – ma đã tiếp tục buộc tội Xi – ta bằng những lời lẽ tàn nhẫn chưa từng có, những lời lẽ xúc phạm đến cả danh dự và nhân phẩm của Xi –ta: “Nàng có thể để tâm đến Lắc – ma – na, Bha –ra –ta, Xa – tru – na, Xu –gri –va, hay nếu nàng thích, nàng có thể đi theo Vi –phi – sa –na”.
c. Tâm trạng của Ra – ma trước hành động của Xi – ta.
– Khi Xi – ta yêu cầu Lắc – ma – na lập dàn hỏa thiêu và bước lên giàn lửa, Ra – ma cũng chịu thử thách dữ dội như nàng: “Ra -ma vẫn ngồi, mắt dán xuống đất”, “lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần chết vậy”.
– Ra – ma vẫn để danh dự và sự ghen tuông thắng thế.
– Khi Xi – ta tỏa sáng trong ngọn lửa của thần A nhi, Ra – ma thức tỉnh, chàng nhận ra một Xi –ta thủy chung, kiên trinh, trong trắng.
=> Tâm trạng Rama là sự đan xen giữa tình yêu và lòng ghen, giữa tình cảm đời thường và phong thái cao quý của bậc quân vương. Do đó nó diễn ra phức tạp, nhiều cung bậc, nhiều sắc thái.
2. Nhân vật Xi – ta
a. Tâm trạng và lời đáp của Xi – ta trước lời buộc tội của Ra – ma
– Nghe những lời buộc tội của Ra – ma, Xi  ta đau đớn vô cùng. Bởi có lẽ nàng không ngờ đến đây, số phận vẫn tráo trở với nàng, đỉnh cao của hạnh phúc và vinh quang tưởng chừng sát kề bỗng chốc sụp đổ thành vực thẳm cay đắng.
– Nỗi đau khổ như tràn ra, không cách gì kiềm chế: Gia – na – ki đau đớn đến nghẹt thở, như một cây dây leo bị vòi voi quật nát; Nước mắt nàng đổ ra như suốt.
– Khi cất tiếng nói đáp lại lời buộc tội của Ra – ma, Xi – ta dần tìm lại được sự tự chủ: Lấy tà áo lau nước mắt, bằng giọng dịu dàng, nghẹn ngào, nàng thanh minh một cách rành rẽ, vừa đạt lí, vừa thấu tình.
+ Nàng khẳng định tư cách, phẩm hạnh của mình. + Trách Ra – ma đã không suy nghĩ chín chắn mà đánh đồng nàng với hạng phụ nữ tầm thường.
+ Nàng phân biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực của kẻ khác (thân thể) và điều trong vòng kiểm soát của nàng (trái tim).
b. Hành động của Xi – ta trước lời buộc tội của Ra – ma
– Chọn hành động quyết liệt: Bước lên giàn hỏa thiêu.
– Cầu khấn thần A – nhi chứng giám, lựa chọn cái chết để chứng minh phẩm hạnh.
– Ý nghĩa của chi tiết Xi – ta bước lên giàn hỏa thiêu:
+ Đối với Xi – ta, Ra – ma là tất cả ý nghĩa cuộc sống, bị Ra – ma ruồng bỏ chẳng khác gì cái chết.
+ Bước lên giàn hỏa thiêu cũng có nghĩa là Xi – ta đã bước qua mạng sống của chính mình, chấp nhận thử thách để chứng minh phẩm tiết thủy chung.
– Thái độ của công chúng: mọi người đều thương cảm cho nàng: “Ai nấy, già cũng như trẻ đau lòng đứt ruột,…”, “các phụ nữ bật lên tiếng khóc thảm thương, cả loài Rắc – sa – xa lẫn loài Va – na – ra cùng kêu vang trời”.
=> Hình ảnh Xi – ta bước qua ngọn lửa là của thiên tình sử. Hình ảnh đó đã nói lên phẩm chất đáng quý của Xi – ta: thủy chung, một chi tiết huyền thoại tô đậm chất bi hùng kiên trinh và bản lĩnh. Nàng đã trở thành hình tượng người phụ nữ Ấn Độ cổ đại toàn thiện, toàn mĩ, đáng được ngưỡng mộ.
III. Tổng kết
1. Nội dung:
– Đoạn trích “Ra – ma buộc tội” đặt các nhân vật vào tình thế thử thách ngặt nghèo, đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất con người. Ra- ma vào sinh ra tử, chiến đấu với yêu quỷ để giành lại người vợ yêu quý nhưng cũng dám hi sinh tình yêu vì bổn phận, danh dự của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực.
– Như một người vợ lí tưởng, xứng đáng với Ra – ma, Xi – ta cũng sẵn sàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thủy chung.
2. Nghệ thuật
– Sử dụng hình ảnh, điển tích
– Xây dựng nhân vật lí tưởng với tâm lí, tính cách, triết lí, hành động.
ngôn ngữ miêu tả và đối thoại, giọng điệu, xung đột kịch tính, giàu tính sử thi
Hoạt động 3: Luyện tập
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hs so sánh sử thi Ramayana với sử thi Ô đi xê và sử thi Đăm săn?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận nhóm thực hiện
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.          
Bước 3: Báo cáo kết quả tiết học
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm
– Giáo viên chuẩn hóa kiến thức      
Gợi ý:
– Sử thi Đăm săn chú trọng vào hành động nhân vật, mọi diễn biến câu chuyện đều xoay quanh mục đích hòa hợp thống nhất cộng đồng, ít chú ý đến tâm lý nhân vật;
– Sử thi Ô đi xê lại chú trọng nhiều vào diễn biến tâm lý nhân vật, đặc biệt chú trọng đến lời nói có cánh của nhân vật để làm bộc lộ tính cách;
– Sử thi Ramayana kết hợp miêu tả thiên nhiên và nội tâm nhân vật sâu sắc
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Diễn lại một vài cảnh trong trích đoạn vừa học
Bước 2:HS thảo luận nhóm thực hiện
Dựa theo đoạn trích, có thể tự biểu diễn cảnh Rama xử tội. Để tổ chức được một buổi biểu diễn, lớp cần chọn ra một số bạn có năng khiếu kịch, tổ chức phân vai, học lời thoại…
Để tập luyện và biểu diễn được dễ dàng cần rút bớt những phần rườm rà trong lời thoại có như vậy, mục đích của buổi biểu diễn mới thành công.
GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.          
Bước 3: Báo cáo kết quả tiết học sau
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét về kết quả của hs  
Diễn cảnh Rama xử tội.
Gồm các nhân vật:
Nhân vật Rama
– Nhân vật Xita
– Thần lửa A nhi
– Công chúng  
Hoạt động 5: Mở rộng, sáng tạo
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Sưu tầm câu chuyện về cuộc đời của anh hùng sử thi Rama? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận nhóm thực hiện GV: Quan sát, hỗ trợ học sinh.          
Bước 3: Báo cáo kết quả tiết học
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
– Giáo viên nhận xét về kết quả của các nhóm
– Giáo viên chuẩn hóa kiến thức  
Nhận thức được nhiệm vụ  cần giải quyết của bài học.
– Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết  nhiệm vụ.
– Có thái độ tích cực, hứng thú.  

Tham khảo: Giáo án Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự hay nhất (Giáo án rama buộc tội)

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-10 22:31:16.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*