Giáo án Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích)

Giáo án Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích giúp học sinh biết cách làm văn nghị luận theo yêu cầu của đề bài.

Giáo án Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện

Giáo án Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

I . MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức :

– Nắm được yêu cầu và biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích

2. Kỹ năng :

Biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích cho đúng với yêu cầu của kiểu bài

3. Thái độ:

– Hình thành thói quennghiêm túc, cẩm thận khi làm văn

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,  KĨ NĂNG

1. Kiến thức

– Đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)

– Các bư­ớc làm bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)

2. Kĩ năng

– Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)

– Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, đọc lại và sửa bài cho bài nghị luận về tác phẩm truyện

( hoặc đoạn trích).

– Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hay đoạn trích.

3. Thái độ: say mờ, yêu thích, nghiêm túc.

4. Kiến thức tích hợp

– Môn Văn: các văn bản

5. Định hướng phát triển năng lực của học sinh:

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

Tham khảo: Giáo án Mùa xuân nho nhỏ – Tác giả Thanh Hải hay nhất

III. CHUẨN BỊ

1. Thầy : Nghiên của chuẩn kiến thức, kĩ năng, bảng phụ, phiếu học tập

2. Trò: Soạn bài theo h­ớng dẫn của GV ( Soạn vào vở bài tập), sư­u tầm đoạn văn

IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

* B­ước 1: ổn định tổ chức ( Kiểm tra sĩ số  và nội vụ)

* B­ước 2: Kiểm tra bài cũ: (3-5′)        

– Mục tiêu: : KT sự chuẩn bị của HS ở nhà

– Phư­ơng án: Kiểm tra đầu giờ, hình thức GV trực tiếp kiểm tra vở soạn

 H1. Dòng nào nêu đúng đối tượng bàn luận về TP truyện ( hoặc đoạn trích ? (1HS trình bày.)

A. Giới thiệu TP và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

B. Nêu các luận điểm chínhvề nội dung và nghệ thuậtcủa TP.

C. Nêu nhận định đánh giá chungcủa người viết về TP.

D. Bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của TP( hoặc đoạn trích).

H2. Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của kiểu bài?

– GV gọi trả lời, gọi nhận xét, GV cho điểm.

* B­ước 3 : Tổ chức dạy và học bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

+ Ph­ương pháp: thuyết trình, trực quan.

+ Thời gian:  1 – 2p

+ Hình thành năng lực: Thuyết  trình

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
– GV yêu cầu : Để tiến hành một bài văn nghị luận em cần làm gì?
– Từ phần nhận xét của hs, gv dẫn vào bài mới
– Ghi tên bài
Hình thành kĩ năng quan sát,nhận xét, thuyết trình
– HS quan sát, nhận xét
– HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy.
– Ghi tên bài

HOẠT ĐỘNG 2 . HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

+ Ph­ương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình. Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, vận dụng thực hành, hệ thống hóa kiến thức.

+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não và dùng phiếu học tập (Vở luyện Ngữ Văn).

+ Thời gian:  Dự kiến 15- 18p

+ Hình thành năng lực:Giao tiếp:  nghe, nói, đọc; giải quyết vấn đề, phân tích, hợp tác  

I. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các đề văn nghị luận  Hình thành các Kĩ năng nghe, nói, đọc, phân tích hợp tác
I. HS tìm hiểu các đề văn nghị luận  
* GV gọi HS đọc các đề  bài trong sgk.
H.  Các đề bài trên đã nêu ra  những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?
* Gv nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
+ Hs đọc đề bài trong sgk – Hs trả lời cá nhân
– Hs khác nhận xét, bổ sung – Đề 1+ 4  bàn về chủ đề thông qua tác phẩm
– Đề 2: bàn về nghệ thuật của tác phẩm
– Đề 3: bàn về nhân vật thông qua tác phẩm.
H. Yêu cầu nghị luận được thể hiện qua những từ ngữ nào?
H. Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi phải hiểu khác nhau như thế nào?
+ Suy nghĩ, trao đổi nhóm cặp, trả lời.
– Sự khác nhau giữa yêu cầu suy nghĩ và phân tích:
Phân tích: yêu cầu phải phân tích tác phẩm để rút ra nhận xét.
Suy nghĩ: yêu cầu đề xuất, nhận xét về tác phẩm trên cơ sở 1 tư tưởng, một góc nhìn nào đó
=> những vấn đề nghị luận: chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật trong truyện…
*GV: Tuy khác nhau nhưng đều là kiểu bài nghị luận văn học.
H. Vậy bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích có thể bàn về những vấn đề gì?
+ Suy nghĩ, trả lời cá nhân
–  Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
II. Hướng dẫn học sinh cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện và đoạn trích.II. HS tìm hiểu cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện và đoạn trích.
Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai qua truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân
* Gv ghi đề bài lên bảng
– Gọi hs đọc đề bài
H. Đề bài trên thuộc kiểu loại nào?
H. Tìm vấn đề nghị luận và các luận điểm cho đề bài trên?
* Gv chốt về bước tìm hiểu đề trên bảng phụ
+ Hs đọc đề bài
– Học trả lời cá nhân
– Hs khác nhận xét, bổ sung, quan sát trên máy
* Vấn đề nghị luận: Nhân vật ông Hai
– Luận điểm 1: Tình yêu làng, yêu nước, trung thành với kháng chiến của ông Hai
– Luận điểm 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
H. Muốn tìm ý cho một bài tập làm văn nói chung ta phải làm gì?   – Hs trả lời
– Hs bám sát sgk, HS khác bổ sung.
– Phẩm chất tiêu biểu của ông Hai: Tình yêu làng gắn bó hoà quyện với lòng yêu nước ( Nét mới trong đời sống tinh thần của người nông dân trong K/C.)
– Các biểu hiện cụ thể: các tình huống bộc lộ lòng yêu làng, yêu nước?
– Các chi tiết NT như tâm trạng lời nói…chứng tỏ lòng yêu làng yêu nước?
– Ý nghĩa của tình cảm ấy của nhân vật.
* GV gọi đọc dàn bài trong sách giáo khoa?
H. Bài văn có bố cục mấy phần?
*GV gợi ý:
H. Phần mở cần trình bày những ý nào?
H.  Phần thân bài gồm những luận điểm nào?
H. Trên cơ sở dàn ý cho một đề cụ thể em hãy khái quát dàn ý chung cho bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
* Gv tổ chức hs thảo luận nhóm ( 5 phút )
– Gv gọi hs trình bày
– Gv nhận xét, chốt dàn ý trên bảng phụ
+ Hs đọc dàn bài
– Hs trả lời cá nhân       – Hs trả lời  
– Hs trả lời
+ Gồm hai luận điểm
+ Hs thảo luận nhóm( 5 phút )
– Hs làm ra phiếu bài tập
– Đại diện nhóm trình bày
– Nhóm khác nhận xét, bổ sung
– Hs nghe giáo viên nhận xét, sửa chữa
– Sửa chữa dàn ý  
b. Khi nghe tin làng mình theo giặc ( phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai )
– Bàng hoàng sững sờ – đau đớn, xấu hổ, tủi nhục – nỗi lo sợ ám ảnh thường trực trong tâm trí – Mâu thuẫn trong đời sống nội tâm giữa một bên là làng một bên là nước
+ Định quay trở lại làng – gạt phắt ngay suy nghĩ ấy
+ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù
Þ Tình yêu nước bao trùm lên tình yêu làng quê – Tình yêu làng hoà chung với tình yêu nước
c. Khi nghe tin cải chính – Vui mừng hạnh phúc như đựơc hồi sinh
2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
– Xây dựng tình huống để nhân vật bộc lộ tính cách
– Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật
-Sử dụng ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
III. Kết bài
– Khái quát lại vấn đề
* Gọi HS đọc mở bài trong sgk
H. Em thấy mở bài tác giả đi theo trình tự nào
* GV đưa thêm một số cách mở bài khác
* GV đưa đoạn văn phần thân bài
H. Đoạn văn triển khai ý nào phần thân bài
H. Câu nào khái quát nội dung của đoạn?
H. Tác giả đã làm cách nào để nghị luận về nội dung trên
* GV hướng dẫn HS viết bài
H.Viết mở bài và một đoạn phần thân bài?
* Gv tổ chức hs hoạt động cá nhân
– Gv gọi hs trình bày
– Gv nhận xét, sửa chữa
– Gv đọc một đoạn văn mẫu
* Yêu cầu hs đọc kết bài.
H. Trong quá trình triển khai luận điểm, luận điểm luận cứ cần chú ý gì?
*GV bổ sung
H.  Đọc lại bài sẽ có tác dụng gì? Phần đọc lại và sửa chữa có tác dụng gì?
3. Viết bài
+ Đoạn mở bài
+ Đoạn thân bài:
+ Kết bài           * Chú ý: bài văn cần có sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm. Các luận điểm, luận cứ cần phải được phân tích, chứng minh bằng những dẫn chứng, cụ thể, sinh động trong tác phẩm. Các phần, các đoạn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa.  
Ví dụ:  Đúng vào lúc ông Hai đang vui mừng hạnh phúc bởi những tin chiến thắng thì ông Hai nghe tin dữ. “ Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi t­ưởng nh­ư không thở đư­ợc. Một lúc sau ông mới rặn è è nh­ nuốt một cái gì vư­ớng ở cổ. Ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi”. Tác giả đã dùng những động từ mạnh, tính từ miêu tả để diễn tả những biến thái tinh vi trên nét mặt ông Hai. Đó là tâm trạng bàng hoàng , sững sờ, không tin đó là sự thật. Bởi tin dữ đến với ông một cách đột ngột bất ngờ khiến ông suy sụp  hoàn toàn. Mỗi chúng ta khi đọc đến đoạn văn này đều cảm thấy thư­ơng cảm cho ông. Một con ngư­ời yêu làng yêu n­ước đến như­ vậy, mà lại nghe tin làng theo giặc…
* GV chốt:  Các việc làm trên chính cũng là cách làm bài văn nghị luận về một TP truyện, hoặc đoạn trích.
H. Bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích bàn về vấn đề gì?
– Bài làm cần đảm bảo mấy phần? Nội dung của từng phần?
– Yêu cầu đối với người viết khi triển khai luận điểm luận cứ
– Giữa các phần các đoạn cần có yêu cầu gì?
GV chốt, gọi đọc ghi nhớ
*GV lưu ý HS: Bài nghị luận về TP truyện( hoặc đoạn trích) phải được gắn liền với sự PT, giải thích, chứng minh cụ thể( nghĩa là phải có căn cứ thuyết phục) phải đồng thời thực hiện nhiều thao tác nghị luận và nên có suy nghĩ, cảm thụ cá nhân…
* GV chốt ghi bảng, HS ghi vở.
* Ghi nhớ/68.
* Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
* Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của bài nghị luận:
* Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
* Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.  
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN
+ Ph­ương pháp: Đọc, vấn đáp, tái hiện thông tin, phân tích, so sánh.
+ Thời gian:  Dự kiến 15p
+ Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo
III. H­ướng dẫn học sinh luyện tập.– Kĩ năng tư duy, sáng tạo
III. Luyện tập.
* Gọi HS đọc đề bài, quan sát các bước tiến hành bài làm nghị luận về tác phẩm truyệnĐề bài: “ Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao”.
H. Đề yêu cầu vấn đề gì? Cái gì là nét nổi bật trong truyện ngắn “lão Hạc”?
H Nét điển hình về người nông dân trước cách mạng tháng Tám thể hiện ở khía cạnh, tình huống ntn?
H. Những chi tiết nghệ thuật nào chúng tỏ một cách cụ thể, sinh động về hoàn cảnh, tính cách, phẩm chất của nhân vật Lão Hạc?
* GV yêu cầu HS thảo luận theo kĩ thuật KTB.
1, Tìm hiểu đề, tìm ý.
– Yêu cầu của đề: nêu suy nghĩ về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao
– Nét nổi bật ở truyện ngắn “Lão Hạc” là xây dựng thành công hình tượng điển hình về người nông dân trước cách mạng tháng Tám- nhân vật Lão Hạc- nhân vật chính.
– Hoàn cảnh: nghèo, cô đơn, già nua.
– Giàu tình yêu thương, sống nhân nghĩa.
– Giàu lòng tự trọng, sống trong sạch, lương thiện.
H. Dựa vào những ý tìm được hãy lập dàn bài cho đề bài trên?
* GV gọi lập dàn bài, gọi nhận xét, chốt lại dàn bài chung. Chiếu dàn bài chung trên máy.
2, Lập dàn bài.  
– MB: giới thiệu truyện ngắn “Lão Hạc”- một truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
– TB:  triển khai nhận định về truyện: xây dựng thành công hình tượng điển hình về người nông dân trước cách mạng tháng Tám- nhân vật Lão Hạc.
– Đặt nhân vật vào tình huống điển hình: già nua, cô đơn, nghèo khó để bộc lộ phẩm chất cao đẹp.
– cách tạo dựng tình huống bất ngờ: xin bả chó -> mọi người hiểu lầm ->chết dữ dội, thảm khốc => phong cách trong sạch, lương thiện….
– KB: qua việc xây dựng thành công nhân vật Lão Hạc => tố cáo XH thực dân phong kiến.
* GV hướng dẫn HS viết đoạn văn cho đề bài: “ Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao” N1: Viết đoạn mở bài( Nhà văn Nam Cao -> Tác phẩm
-> Nhân vật Lão Hạc)
N2: Viết 1 đoạn phần thân bài: Tình yêu thương con của Lão Hạc.
N3. Viết đoạn văn triển khai luận điểm: lão hạc là một người nông dân nghèo khổ, lương thiện
N4: Viết đoạn kế bài: Nhận định, đánh giá về tác phẩm. – GV sửa cách viết đoạn
3, Viết đoạn văn.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích để làm bài tập, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo.

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
– Hs : Phát triển một trong số các luận điểm còn lại thành một đoạn văn ?
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập, trình bày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
– Tiếp tục tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài cho các đề còn lại.
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* B­ước IV: Giao bài, hư­ớng dẫn học ở nhà, chuẩn bị bài ở nhà( 2p):

a. Học bài:

 -Tiếp tục ôn luyện các đề bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích trong sgk

 – Làm hoàn thiện đề bài trên

b. Chuẩn bị bài

– Chuẩn bị ôn tập các đề  bài để viết bài số 6

– Soạn: Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện

– Yêu cầu: Trả lời câu hỏi, phiếu bài tập

Xem thêm: Giáo án nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc đoạn trích

5/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-05 13:50:20.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*