Giáo án Mùa xuân nho nhỏ Thanh Hải hay nhất

Giáo án Mùa xuân nho nhỏ hướng dẫn học sinh cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên đất nước.

I .MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:                              

1. Kiến thức :

– Cảm nhận được những cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn dâng hiến cho cuộc đời của tác giả.

2. Kỹ năng :

– Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ năm chữ

– Cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước, khát vọng sống, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

3. Thái độ:

– Hình thành thói quen cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ hiện đại

–  Biết sống có ích cho cuộc đờ, yêu thiên nhiên, yêu đất nước.

II.  TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1.Kiến thức:

– Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước.

– Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.

 2. Kĩ năng

– Đọc- hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

– Trình bày những suy nghĩ, cẩm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.

* Tích hợp rèn kĩ năng sống.

– HS biết trình bày trao đổi về sự thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân và niềm khát khao được cống hiến của mỗi con người đối với đất nước.

–  Biết bày tỏ nhận thức và hành động của cá nhân để đóng góp vào cuộc sống.

3. Thái độ:  yêu thiên nhiên yêu mùa xuân và dặc biệt có khát vọng sống cao đẹp- sống có ích cho đời

4. Tích hợp kiến thức liên môn: GDCD, Âm nhạc

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ:

1.Thầy:

 – Nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng và TLTK, Sgv

– Bảng phụ, phiếu bài tập.

 2. Trò : Học bài cũ, soạn bài mới( trả lời các câu hỏi trong vở bài tập Ngữ văn)

Tham khảo: Giáo án liên kết câu và liên kết đoạn văn ngắn gọn nhất

IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC

* B­ước 1: Ổn định tổ chức: 1 phút

* B­ước 2: Kiểm tra bài cũ: 2-3 phút

– Mục tiêu: Kiểm tra ý thức tự giác học bài và kiến thức cũ của hs .

– Phương án: Kiểm tra qua câu hỏi.

  H1.Trình bày luận điểm chính và các luận điểm nhỏ ( luận cứ ) trong văn bản ” Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” ?

+ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là chuẩn bị bản thân của con người.

+ Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.

+ Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới.

H2. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng ở đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất:

2.1. Nội dung nào sau đây không phải là mặt mạnh của người Việt Nam?

A. Thông minh, nhạy bén với cái mới.

B. Cần cù, sáng tạo trong công việc.

C. Có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau.

D. Tỉ mỉ, cẩn trọng và có tinh thần kỷ luật cao trong công việc. 

2.2. Theo tác giả, hành trang quan trọng nhất cần chuẩn bị khi bước sang thế kỷ mới là gì?

A. Một trình độ học vấn cao.

B. Một cơ sở vật chất tiên tiến.

C. Tiềm lực bản thân con người.

D. Những thời cơ hội nhập.                      

* B­ước 3: Tổ chức dạy và học bài mới:40 phút

HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG

+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan               

+ Thời gian:  1-2p

+ Hình thành năng lực: Thuyết trình

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
+ Gv tổ chức cho Hs chơi trò chơi mảnh ghép: quan sát 4 bức tranh và cho biết:ghép 4 mảnh ghép cho biết chủ đề của những hình ảnh.
– Từ câu trả lời của hs , gv giới thiệu vào bài mới  
– Ghi tên bài
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận, xét, thuyết trình
– HS trả lời
– HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy
– Ghi tên bài

HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 33’) (Giáo án Mùa xuân nho nhỏ)

+ Phương pháp : Khai thác kênh chữ, vấn đáp, tái hiện thông tin, giải thích

+ Kĩ thuật : Dạy học theo kĩ thuật động não, trình bày 1 phút.

+ Thời gian:  Dự kiến 6 – 7p

+ Hình thành năng lực: Năng lực giao tiếp: nghe, đọc

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY CHUẨN KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
I. Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích  
– Gv yêu cầu HS các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị ở nhà : Những thông tin về tác giả, tác phẩm  
– Gv bổ một vài nét về nhà thơ và hoàn cảnh ra đời bài thơ Gv cho HS nghe bài hát: Mùa xuân nho nhỏ của cố nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc.
– Gv chiếu bài thơ
Gv hướng dẫn hs đọc:
– Giọng cần biến đổi theo mạch c/xúc:
+phần đầu:say sưa trìu mến +Khổ 3,4: Nhanh, hối hả, phấn chấn.
+phần cuối: tha thiết, trầm lắng
– Gv đọc mẫu
* Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ khó. Yêu cầu HS nhận xét các từ khó.
Kĩ năng đọc – trình bày 1 phút
I. Đọc- chú thích. 1. Đọc.
2. Chú thích.
a. Tác giả  
– Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, sinh 1930, mất 1980, quê ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
– Ông là người có công xây dựng nền văn nghệ Miền Nam từ những ngày đầu.  
2.Tác phẩm
– Bài thơ được sáng tác 25- 11- 1980 khi tác giả đang nằm trên giường bệnh và chẳng bao lâu tác giả qua đời: 12-1980.      
II. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
1. Bước 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái quát văn bản
* Tổ chức hs hoạt động nhóm bằng kĩ thuật KPB ( 5 phút )
+ Thể thơ
+ Mạch cảm xúc
+ PTBĐ
+ Bố cục
– Gv nhận xét, sửa chữa, chốt
Kĩ năng đọc, phân tích, hợp tác nhóm
II. Tìm hiểu văn bản:
A. Tìm hiểu khái quát văn bản
– Thể thơ: năm chữ với nhịp điệu luân chuyển tự nhiên, sôi nổi, thiết tha, trầm lắng có lúc lại hối hả, phấn chấn.
Mạch cảm xúc : bắt nguồn từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời xứ Huế đến mùa xuân cách mạng và mùa xuân trong lòng người.
PTBĐ: biểu cảm
– Bố cục : 3 phần  
2. Bước 2. HD HS tìm hiểu chi tiết văn bản. * Gọi hs đọc khổ thơ đầu.
H.Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên được khắc hoạ qua những hình ảnh thơ nào? Cảm nhận của em về những hình ảnh thơ đó?
* GV bổ sung: Đó là một dòng sông xanh mát, hiền hoà với sự xuất hiện của bông hoa tím ( hoa lục bình) thơ mộng đặc trưng của xứ Huế, 1 âm thanh réo rắt vui tươi, rộn rã của tiếng chim chiền chiện.
H. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong khổ thơ này? Nhận xét cách miêu tả của tác giả?
H. Qua sự miêu tả của tác giả em cảm nhận được điều gì?
* Gv nhấn mạnh:  
B. Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Mùa xuân của thiên nhiên đất trời xứ Huế
*Bức tranh TN mùa xuân
+ Dòng sông xanh
+ Bông hoa tím biếc
+ Chim hót vang trời.
– Cách miêu tả: phác hoạ vài nét về hình ảnh, âm thanh, màu sắc.        
+ Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp được sử dụng đặc sắc.
-> Không gian cao rộng, màu sắc  tươi thắm, âm thanh vang vọng – 1 bức tranh mùa xuân đẹp, tràn đầy sức sống. 
* Gv nhấn mạnh:
– Hòa chung với âm thanh của tiếng chim chiền chiện, tác giả phải thốt lên” Ơi con chim chiền chiện”
H. Nhà thơ đã cảm nhận âm thanh của tiếng chim có gì đặc biệt? Ý nghĩa vai trò của cách cảm nhận đó trong việc thể hiện cảm xúc?
– Lời gọi , lời hỏi “ hót chi” nghe vô cùng thân thương tha thiết. Ở đây có sự chuyển đổi cảm giác mang tính chủ quan của nhà thơ. Âm thanh của tiếng chim chiền chiện đã được hình tượng hóa, cụ thể hoá. Từ cái vô hình trừu tượng chỉ có thể cảm nhận bằng thính giác chuyển thành vật hữu hình cụ thể có thể nhìn thấy được và cuối cùng là nắm bắt được “ giọt âm thanh”. Để rồi tác giả có cử chỉ hứng âm thanh đầy thơ mộng
H. Em có suy nghĩ gì về cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên? Cảm nhận về tâm hồn, tình cảm của tác giả?
* GV chốt, chuyển ý
® Bằng việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên thể hiện niềm say mê ngất ngây của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên đất trời lúc vào xuân.
H. Mùa xuân đất nước được khắc họa qua những hình ảnh nào? Tại sao nhà thơ lại chọn những hình ảnh đó?
GV: Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đây là những con người chịu nhiều vất vả hi sinh để đem lại mùa xuân đất nước
b. Mùa xuân đất nước
– Mùa xuân của đất nước
+ Người cầm súng
+ Người ra đồng
Biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước. – Cấu trúc song hành, hình ảnh tượng trưng.
H. Hình ảnh lộc gợi ý nghĩa biểu tượng gì?
* GV chốt  
® mùa xuân của độc lập tự do, ấm no, hạnh phúc
® Vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của đất nước.
H. Sức sống mùa xuân của đất nước còn được tác giả cảm nhận qua nhịp điệu, âm thanh nào? Để thể hiện cảm nhận đó, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Qua đó em cảm nhận được gì về khí thế vào xuân, sức sống mùa xuân của đất nước? – Sức sống mùa xuân: Tất cả như hối hả. Tất cả như xôn xao
® Từ láy tượng hình, tượng thanh, điệp ngữ.
®Khí thế khẩn và náo nhiệt. Nhịp điệu vui tươi mạnh mẽ khác thường
->Là hành khúc mùa xuân của thời đại Hồ Chí Minh .
H. Từ khí thế vào xuân của dân tộc, nhà thơ có những suy tư gì về đất nước, về dân tộc. Em hãy bình về những suy tư đó của t/giả?
* GV chốt
– Suy tư của nhà thơ: “Đất nước …. lên phía trước”.
®Niềm tự hào đối với đất nước anh hùng giàu đẹp;  ý chí quyết tâm, niềm tin sắt đá của dân tộc.
* Cho HS đọc khổ 4, 5. Nêu yêu cầu cho HS suy nghĩ, thảo luận.
H.Xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước, tác giả đã tâm niệm những gì? Tâm niệm ấy được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào? Nét đặc sắc của những những chi tiết, hình ảnh ấy? Qua đó em cảm nhận được gì về tâm niệm của nhà thơ?
c. Tâm niệm của nhà thơ
+ Ta làm con chim hót…. Một nốt trầm xao xuyến.
+ Một mùa xuân nho nhỏ. Lặng lẽ dâng cho đời.
® ước nguyện và khát vọng được hòa nhập, cống hiến phần tốt đẹp dù là nhỏ bé cho cuộc sống chung, cho đất nước.
– Một ước nguyện khiêm nhường giản dị, chân thành và tha thiết.
H. Qua tâm niệm của nhà thơ em rút ra cho mình bài học gì?  
H.  Phân tích hình ảnh thơ “mùa xuân nho nhỏ” và cách thức cống hiến của nhà thơ?
H. Nhận xét về cách xưng hô của tác giả ở khổ này so với khổ đầu?
– Tổ chức hs thảo luận nhóm ( 4 phút )
– Gv nhận xét, chốt
H. Ước nguyện đó cho ta hiểu gì về lối sống của nhà thơ? Em có đồng tình với ước nguyện đó không? Vì sao?
– Gv bổ sung
– Gv liên hệ mở rộng
–  Cách thức cống hiến cũng thật cao đẹp: cống hiến một cách âm thầm, lặng lẽ, thiêng liêng thành kính. “ dâng”, cống hiến không ngừng nghỉ, không biết mệt mỏi , dù là khi còn trẻ, hay cả khi tóc đã  pha sương.
® Một lối sống cao đẹp, một nhân sinh quan đúng đắn của người chiến sĩ cách mạng.
H. Điệu dân ca xứ Huế ở khổ cuối được nhắc đến có tác dụng gì?  ® Lời khẳng định giá trị truyền thống vững bền của dân tộc  

  III. Hướng dẫn hs khái quát lại văn bản.

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản?

– GV bổ sung, khái quát lại nội dung, nghệ thuật của văn bản.

 – Gọi hs đọc ghi nhớ.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (Giáo án Mùa xuân nho nhỏ)

+ Phương pháp: Tái hiện thông tin, phân tích, so sánh, đọc diễn cảm

+ Thời gian:  Dự kiến 4-5 p

+ Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo

IV. Hướng dẫn hs luyện tập.
– Gv gọi hs lên bảng làm
– Gọi Hs khác nhận xét, sửa chữa
– Gv nhận xét, sửa chữa
Kĩ năng Tư duy, sáng tạo
IV. Luyện tập:  
1.Bài tập 1: Trắc nghiệm:    
– Sách bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9( từ câu 1 – câu 10 )
Bài thơ có nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”. Em hiểu thế nào về nhan đề đó? Hãy nêu chủ đề của bài thơ? 2. Bài 2. Nhan đề: “Mùa xuân nho nhỏ” – Một phát hiện mới mẻ, độc đáo. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng là một mùa xuân nho nhỏ góp phần vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời.
* GV yêu cầu HS viết đoạn, gọi đọc, gọi nhận xét, GV sửa.
– GV có thể đưa ra lời bình của mình về một đoạn thơ cho HS tham khảo
3. Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn bình khổ thơ sau:   
Một mùa xuân nho nhỏ           
Lặng lẽ dâng cho đời           
Dù là tuổi hai mươi           
Dù là khi tóc bạc

* Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng:

1. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được bắt nguồn từ cảm xúc nào?

A. Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước.

B. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.

C. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội

D. Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc.

2. Dòng nào sau đây nói đúng nhất về hình ảnh “con chim hót”, “cành hoa”, “nốt trầm xao xuyến”?

A. Là những gì đẹp nhất của mùa xuân.

B. Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống.

C. Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có.

D. Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

* Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập  
– Hs: Em cần làm gì để có một lẽ sống cao đẹp?
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày….

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG (Giáo án Mùa xuân nho nhỏ)

* Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập  
–  Tìm đọc một số tác phẩm khác viết về mùa xuân ?
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* Bước 4. Giao bài, h­ướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà   ( 1 phút)

a.  Bài vừa học

– Học bài giảng và phần ghi nhớ

– Làm hoàn thiện bài tập 2.

– Nắm đư­ợc những giá trị đặc sắc của văn bản.

b. Chuẩn bị bài mới

   Soạn :” Viếng lăng Bác”.

   Yêu cầu: Trả lời các câu hỏi, phiếu bài tập, bảng phụ.

Xem thêm: Giáo án chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông ten (Giáo án Mùa xuân nho nhỏ)

4/5 - (1 bình chọn)

Originally posted 2020-03-02 16:18:35.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*